Cuối tháng 11,ềntảngNetmeetingđãgiảiđượcbàitoánduytrìchấtlượngvớisốđiểmcầulớsouthampton đấu với liverpool chương trình diễn tập chủ đề “Ứng cứu sự cố tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) cho cơ quan báo chí” năm 2021 đã được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng họp trực tuyến Make in Vietnam netMeeting.
Đây là 1 trong những nền tảng họp trực tuyến Make in Vietnam đã được Bộ TT&TT tổ chức công bố trong chương trình “Ngày thứ Sáu công nghệ”, cùng với một số nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới khác do các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, phát triển như Zavi của Zalo, eMeeting của AIC và Bkav.
Dù được kết nối hơn 100 điểm cầu cùng nhiều yêu cầu phục vụ cho công tác diễn tập, thực hành song netMeeting đã đáp ứng với chất lượng hình ảnh, âm thanh ổn định, được đánh giá hoàn toàn không thua sản phẩm của các hãng nước ngoài.
Ngoài chất lượng cuộc họp lượng ổn định, giải pháp họp trực tuyến netMeeting còn được các cơ quan, đơn vị đánh giá cao về dịch vụ hậu cần phòng họp kịp thời và mức chi phí hợp lý hơn nhiều so với các giải pháp ngoại. Bên cạnh đó, tính linh hoạt, cơ động, cho phép người họp tham gia mọi lúc, mọi nơi bằng thiết bị cá nhân như laptop, điện thoại trong khi vẫn đảm bảo an toàn, riêng tư cũng là một điểm cộng của giải pháp Make in Vietnam này.
Trước đó, nền tảng netMeeting của NetNam cũng đã được Bộ TT&TT chọn sử dụng để thực hiện một số cuộc họp với quy mô trên 50 điểm cầu và hơn 100 điểm cầu. Ngoài ra, sau khi ra mắt, NetNam cũng đã triển khai cho nhiều cơ quan, tổ chức như VinaREN, một số Bộ, UBND một số tỉnh, thành phố… dùng thử nền tảng này.
Theo chia sẻ của đơn vị phát triển, đây cũng là khoảng thời gian netMeeting từng bước được hoàn thiện để đến nay hệ thống tiệm cận các sản phẩm thương mại đang có trên thị trường về chất lượng, công nghệ.
Tính linh hoạt, cơ động, cho phép người họp tham gia mọi lúc, mọi nơi bằng thiết bị cá nhân trong khi vẫn đảm bảo an toàn, riêng tư cũng là một điểm cộng của giải pháp netMeeting. |
Ra mắt từ tháng 4/2020 cùng với sự ra đời của Liên minh CoMeet, nền tảng họp trực tuyến netMeeting định vị bước đầu là giải pháp liên quan đến tư vấn, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống họp trực tuyến trên hạ tầng của khách hàng.
Giải pháp hướng tới giải quyết bài toán chuyên biệt của tổ chức, doanh nghiệp, trong khi vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản có chất lượng ổn định. netMeeting được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho cho khối các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam.
Trao đổi với ICTnews mới đây, ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc NetNam cho biết, đội ngũ phát triển netMeeting tự tin rằng nền tảng đã cơ bản đáp ứng tốt được những bài toán chuyên biệt của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước như: các nhu cầu cần giải pháp riêng tư, linh hoạt, bảo mật hoặc những phiên họp cần số điểm cầu lớn...
“Chúng tôi đã vượt qua một mốc rất quan trọng về công nghệ và làm chủ công nghệ, vì thế hoàn toàn giải quyết được các điểm chuyên biệt mà các tổ chức, doanh nghiệp lớn cần có như nói ở trên. Phía trước là thách thức chủ yếu liên quan đến công tác marketing, thị trường, cũng như cải tiến trải nghiệm người dùng, giải quyết bài toán làm sao để dễ sử dụng hơn nữa”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ.
Trong lộ trình phát triển netMeeting, các tháng cuối năm nay, đơn vị phát triển chủ yếu tập trung giải quyết bài toán họp, hội nghị với số lượng lớn điểm cầu và đảm bảo chất lượng âm thanh hình ảnh, đồng thời bổ sung các tuỳ biến giao diện để thân thiện hơn với người dùng; đồng thời đặt kế hoạch triển khai giải pháp họp, hội nghị trực tuyến có tính riêng tư, tích hợp với các hệ thống sẵn có cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
Đến nay, đại diện NetNam khẳng định giải pháp họp trực tuyến của đơn vị mình đã giải quyết được bài toán số lượng lớn điểm cầu với chất lượng tốt, giao diện có thể tuỳ biến linh hoạt, khả năng tích hợp với các hệ thống video conference sẵn có đã được thử nghiệm và cho kết quả tốt, đã sẵn sàng và đang phục vụ các nhu cầu cụ thể.
Chia sẻ thêm về hướng mở rộng sang hỗ trợ hoạt động học tập, làm việc trực tuyến của các trường, các cơ quan, tổ chức trong nước, đại diện NetNam cho hay: “Học tập trực tuyến có những đặc điểm riêng. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ các vấn đề đang gặp phải trong việc triển khai học tập trực tuyến ứng phó với dịch, và dự kiến giới thiệu một giải pháp học tập trực tuyến phù hợp cũng dựa trên các nền tảng phần mềm nguồn mở”.
Vân Anh
Các nền tảng họp online Make in Vietnam cho thấy người Việt giải quyết tốt nhất bài toán Việt Nam. Nhưng để nền tảng Make in Vietnam chiếm lĩnh được sân nhà và vươn ra thế giới, chúng ta cần cho nó cơ hội được sử dụng, hoàn thiện.