您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Bosnia Herzegovina, 23h00 ngày 4/4: Khó có bất ngờ
NEWS2025-04-09 18:42:14【Nhận định】1人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 04/04/2025 12:57 Nhận định bóng xếp hạng bóng đá việt namxếp hạng bóng đá việt nam、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4: Chủ nhà gặp khó
- Tài xế ngủ gật, xe lộn nhào như trong phim hành động
- Apple bồi thường 20 triệu USD cho người dùng iPhone 4S
- 10 nữ tay đua tài năng và quyến rũ nhất làng xe thế giới
- Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn
- Binance mở lại giao dịch LUNA và stablecoin UST
- Truyện Giang Long Chiến Thần
- Mổ 7 lần từ vụ tai nạn giao thông, nữ tiếp viên hàng không vẫn chờ bồi thường
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Trabzonspor, 22h59 ngày 6/4: Tiếp tục đua vô địch
- 10 công ty muốn mua lại tập đoàn điện tử Toshiba của Nhật Bản
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Kawasaki Frontale, 12h00 ngày 6/4: Đánh chiếm Top1
Bà Vũ Thị Ngọc Lan (ảnh IT).
Như vậy trong 4 vụ án của giai đoạn 2 vụ Hà Văn Thắm chỉ có duy nhất bà Vũ Thị Ngọc Lan là nữ. Bà Lan sinh năm 1973, đã có hơn 20 năm công tác trong ngành Dầu khí, bị khởi tố, bắt tạm giam đầu vào tháng 1/2019.
Trong quá trình công tác, bà Vũ Thị Ngọc Lan đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí như: Trưởng phòng Dịch vụ ủy thác, Trưởng phòng quản lý dòng tiền.
Tháng 9/2006, bà Vũ Thị Ngọc Lan được lãnh đạo PVN bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính Dầu khí.
Hai năm sau bà Vũ Thị Ngọc Lan trở thành Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí.
Đầu năm 2009, bà Vũ Thị Ngọc Lan giữ chức Phó Tổng giám đốc tại PVEP và được giao phụ trách lĩnh vực Tài chính, Kế toán và Kiểm Toán, của tổng công ty.
Vì sao bà Vũ Thị Ngọc Lan bị vướng vào lao lý?
Theo cáo trạng, từ năm 2009 - 2014, thực hiện chỉ đạo của PVN về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ tài chính của OceanBank, PVEP đã giao dịch gửi tiền có kỳ hạn và không kỳ hạn tại OceanBank chi nhánh Thăng Long. Bà Vũ Thị Ngọc Lan đã trực tiếp phê duyệt 101 tờ trình gửi tiền, ký 202 hợp đồng gửi tiền mới, gia hạn 239 hợp đồng gửi tại OceanBank.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương, cựu Phó TGĐ OceanBank, người được Hà Văn Thắm chỉ đạo trực tiếp chi trả các khoản tiền lãi ngoài cho PVEP khai:
Đầu năm 2011, bà có đi cùng bà Nguyễn Minh Thu (cựu TGĐ OceanBank) đến gặp bà Vũ Thị Ngọc Lan. Trong lần gặp này, bà Lan có trao đổi về việc gửi tiền có kỳ hạn của PVEP và giao Nguyễn Tuấn Hùng là đầu mối làm việc trực tiếp.
Sau lần đó, bà Phương trực tiếp trao đổi với ông Hùng về chính sách chăm sóc khách hàng gửi tiền tại OceanBank. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình gửi tiền, bà Phương đều trực tiếp trao đổi với ông Hùng, để ông này báo cáo lại với bà Vũ Thị Ngọc Lan.
Vẫn theo cáo trạng, bà Vũ Thị Ngọc Lan đã nhận tiền chăm sóc khách hàng từ Nguyễn Thị Minh Phương và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận số tiền 200 triệu đồng.
Trong quá trình điều tra bà Vũ Thị Ngọc Lan đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, chủ động nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt, đây là tình tiết giảm để nhẹ trách nhiệm hình sự.
Vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2: Đường đưa tiền tỷ vào phòng sếp
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP).
">Bóng hồng duy nhất bị truy tố trong giai đoạn 2 vụ Hà Văn Thắm
3 người trong gia đình nhận kết quả dương tính Covid-19
Vừa trở về sau 12 ngày điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến thu dung số 8, chị Phan Trần Bạch Tuyết (SN 1981, ở phường 14, quận 3, TP.HCM) đang thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày.
Chị nói thời điểm vừa qua là những ngày khó quên trong cuộc đời. “Không ngờ có ngày, 3 trong 4 người gia đình tôi trở thành F0”, chị chia sẻ.
Trước thời điểm phát hiện mắc Covid-19, đêm 14/7, chị bỗng đau lưng dữ dội.“Tôi đau đến mức không đi lại được, không ngủ được, thức trắng đêm, người sốt nhẹ. Trước đó, thỉnh thoảng tôi cũng đau lưng nhưng không đến mức như vậy nên không nghĩ mình nhiễm Covid-19”.
Bệnh viện dã chiến, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM Sáng 15/7, chồng chị Tuyết đi làm. Anh thấy người nóng, sốt và muốn về nhà. Nhưng lúc này, con hẻm nơi nhà họ sinh sống bị phong tỏa do phát hiện nhiều ca F0.
“Người ta yêu cầu anh ấy phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào nhà. Chồng tôi đi xét nghiệm và không ngờ lại dương tính SARS-CoV-2. Vậy là anh ấy bị đưa vào Bệnh viện dã chiến thu dung số 11”, chị Tuyết nhớ lại.
Sau khi chồng chị có kết quả, nhân viên y tế phường 14 đã yêu cầu gia đình chị Tuyết (mẹ và 2 con gái, 17 và 10 tuổi) ra test nhanh.
Kết quả test nhanh, chị Tuyết dương tính nhưng may mắn 2 con đều âm tính. Nhân viên y tế dặn chị về nhà và chờ kết quả xét nghiệm PCR. Trong tâm trạng vô cùng hoang mang, lo lắng, người phụ nữ này chuẩn bị đồ để vào viện và chuẩn bị đồ ăn cho các con ở nhà.
Phan Trần Bạch Tuyết nhận kết quả dương tính với Covid-19 ngày 15/7. Ngày 18/7, chị Tuyết bắt đầu mất vị giác, khứu giác, không thể nêm nếm gia vị nấu ăn. Cũng trong ngày này, nhân viên y tế thông báo chị có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và yêu cầu chị chuẩn bị vào viện.
2h chiều, xe cấp cứu hú còi dồn dập tới trước đầu hẻm, chị Tuyết xách ba lô, hành lý lên xe. Nhập viện với chị là 5 người ở cùng xóm.
“Chia tay 2 con gái, lên xe cấp cứu, tim tôi đập thình thịch, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu nỗi lo hiện ra trong đầu”, chị nhớ lại. Chị Tuyết tới Bệnh viện dã chiến thu dung số 8 vào lúc 7h40. Sau nhiều thủ tục, họ lên tới phòng nhận chỗ ở là 10h tối.
“Nhìn thấy phòng điều trị, mọi lo lắng của tôi tan biến”, chị nói.
“Khu cách ly điều trị F0 đẹp, sạch sẽ. Lực lượng tình nguyện viên và bác sĩ rất dễ thương. Căn chúng tôi ở có 3 phòng, 8 người. Có 2 nhà vệ sinh trong phòng, mọi thứ đầy đủ.
Sau khi nhận phòng, chúng tôi thấy bác sĩ bấm chuông. Họ đem đồ ăn khuya lên cho các bệnh nhân vì sợ chúng tôi chờ lâu, đói. Lòng nhẹ nhàng thêm”, chị cho biết thêm.
Người mẹ ổn định tinh thần trong khu điều trị chưa được bao lâu thì 3 ngày sau khi chị nhập viện, con gái lớn của chị gọi điện thông báo em út bị sốt và ho. Trước khi rời nhà, chị Tuyết đã chuẩn bị thuốc vì vậy chị hướng dẫn con gái cho em uống thuốc hạ sốt.
Sau đó, lực lượng y tế đến test nhanh và con gái út của chị cũng có kết quả dương tính. Lòng người mẹ 40 tuổi rối bời...
Mẹ cùng con vượt qua Covid-19
“Tôi lo lắng, không biết con sẽ được đưa đi đâu. Ở trong viện, lòng tôi như lửa đốt vì cháu còn quá bé. Tôi cũng xin cho 2 mẹ con được điều trị cùng một chỗ nhưng không được. Cháu xếp hành lý và được xe cứu thương đến đón đi", chị nhớ lại. May mắn con gái chị Tuyết nhập viện cùng 11 người trong hẻm và được các cô, bác chăm sóc, giúp đỡ rất nhiều.
Chị liên tục gọi điện cho con để theo dõi tình hình. Chỉ đến khi biết con được chuyển vào Bệnh viện dã chiến thu dung số 7 và con gửi hình ảnh chỗ điều trị, phòng ở, chị mới yên tâm.
"Hàng ngày, hai mẹ con liên lạc qua điện thoại. Tôi hướng dẫn con cách ăn uống, tập thể dục. Có lần, nhớ nó quá, tôi gọi con ra ngoài hành lang. Từ nơi tôi điều trị có thể nhìn sang được bên kia. Tôi thấy con nhưng xa quá cháu không thể thấy mẹ. "Mẹ thấy con không?", nó hỏi. Tôi cười: "Có, con đang nhảy nhảy đó phải không?". "Đúng rồi, con đang nhảy nhảy cho mẹ thấy này". Thế là hai mẹ con cười òa, hạnh phúc".
Tuy nhiên chỉ sau 5 ngày, con gái chị Tuyết được xuất viện vì lý do tải lượng virus thấp không lây nhiễm nên được về cách ly tại nhà.
Hình ảnh bên trong Bệnh viện dã chiến thu dung số 8. Căn chị Tuyết ở có 3 phòng cho 8 người. Khi con được xuất viện, chị Tuyết cũng yên tâm hơn để điều trị. Mỗi ngày, chị và các F0 khác được bác sĩ thăm khám 2 lần vào sáng và chiều. Sau khi kiểm tra, nếu không có gì bất thường, các bác sĩ sẽ phát vitamin cho bệnh nhân. Trường hợp nặng, F0 sẽ được chuyển xuống phòng dưới mặt đất để kiểm tra, thăm khám.
“Khi bệnh nhân cần, nhắn lên group là 5, 10 phút sau có y bác sĩ lên thăm khám. Mỗi sáng, các bác sĩ đều hỏi rất thân tình: “Hôm nay nhà mình cảm thấy như thế nào ạ? Có ai đau, sốt không ạ?”. Đặc biệt, chúng tôi hoàn toàn không tốn kém bất cứ chi phí nào trong suốt thời gian điều trị”, chị Tuyết nói thêm.
“Ngày 22/7, tôi bị nôn, tiêu chảy. Chân tay bủn rủn, đi không nổi. Bác kiểm tra huyết áp, đo nồng độ oxy, mọi thứ đều bình thường và dặn tôi uống nước đường để có sức. Tôi uống sau đó lại bị nôn, đành uống nước lọc và lên giường nằm. 23/7, sau một ngày vật lộn với nôn ói, tôi đã trở lại bình thường”.
Những ngày sau, triệu chứng ho, đau đầu bắt đầu xuất hiện với chị Tuyết. Đến 27/7, chỉ Tuyết khỏe hơn và hy vọng đến ngày được rời bệnh viện.
Ngày 28/7, sức khỏe ổn định, chị Tuyết hồi hộp đợi chờ kết quả PCR theo chị nói là: “như chờ kết quả xổ số vậy”.
“Và rồi chuông điện thoại reo, bác sĩ yêu cầu cung cấp tên, địa chỉ để làm giấy xuất viện. Mừng quá, vui không tả nổi, cả phòng nôn nao không ngủ được. Nhưng chỉ đến khi nghe bác sĩ gọi ra lấy giấy xuất viện chúng tôi mới thở phào vì chắc chắn được về nhà”.
Ngày 29/7, chị Tuyết và 4 người trong phòng đều được về nhà. Chồng chị vẫn chưa thể xuất viện. Tuy nhiên chị nói: “Sáng nay, anh ấy có kết quả âm tính có lẽ sẽ xuất viện sớm thôi. Tôi cũng đùa chồng: “Thôi, ông đi ra đi, nhường phòng cho người khác chứ ông ở mãi, dành chỗ người ta hoài sao được?”.
Con gái lớn của chị cũng đã xét nghiệm PCR lần thứ 5 và cho kết quả âm tính. Hiện tại, 3 mẹ con đang thực hiện việc cách ly tại nhà và chờ ngày bố về đoàn tụ.
Ngọc Trang
Bức ảnh suất cơm của bác sĩ thay đổi hoàn toàn thái độ của nữ bệnh nhân F0
Khi bệnh nhân than phiền về bất tiện ở bệnh viện, bác sĩ Tứ Phương đã gửi cho chị hình ảnh suất cơm hộp của mình và đồng nghiệp với lời nhắn nhủ mong chị đồng cảm và lạc quan hơn trong quá trình điều trị.
">Bố mẹ đi điều trị Covid
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM sáng 29/7
Điểm ưu tiên nhất hiện nay là cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỉ lệ tử vong.
Ngoài lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, lần nay Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và 7 giám đốc, 3 phó giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương gồm: Bạch Mai, Việt Đức, K, Phổi Trung ương, E, Lão khoa, Hữu nghị, Nội Tiết, Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào TP. HCM để chung sức thiết lập hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP. HCM quy mô 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM do Bệnh viện Chợ Rẫy điều hành, Bộ Y tế sẽ cùng thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác, với số lượng khoảng 3.000 giường.
Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 có 500 giường đặt tại TP Thủ Đức. Đội ngũ y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong đó có BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc sẽ hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại bệnh viện hồi sức này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong họp trực tuyến từ điểm cầu UBND TP
Ông Giang cho biết chiều 28/7 ekip gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức đã vào TP.HCM, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của bệnh viện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ thiết lập Bệnh viện hồi sức Covid-19 quy mô 500 giường.
"Tôi đã yêu cầu đội ngũ gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức tập huấn lại về chuyên môn để sẵn sàng vào TP.HCM, bắt tay vào việc ngay", ông Giang nói.
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP.HCM, quy mô 500 giường.
Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực nhiều kinh nghiệm từng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... vào làm việc tại trung tâm hồi sức này. Chiều nay, đoàn y, bác sĩ của Bạch Mai sẽ có mặt tại TP.HCM.
GS Nguyễn Quang Tuấn
Bệnh viện Trung ương Huế nhận nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 TP.HCM.
Ngoài ra, các bệnh viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương, E và K chung nhiệm vụ thiết lập thêm một trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.
Giám đốc các bệnh viện tuyến trung ương cho rằng tùy theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, đồng thời đề nghị TP.HCM lên phương án cụ thể về nhân lực cũng như trang thiết bị.
"Đội ngũ chuyên môn luôn sẵn sàng nhưng cần thiết nhất phải có trang thiết bị, hậu cần đáp ứng", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
Để các trung tâm hồi sức hoạt động nhịp nhàng, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cho rằng cần lập 1 trung tâm điều phối, hỗ trợ các trung tâm hồi sức này hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo TP.HCM nhất trí với các phương án của Bộ Y tế, chỉ đạo các cơ quan trên TP khẩn trương phối hợp thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực với tinh thần nhanh nhất có thể.
Hiện tại, số ca mắc tại TP.HCM đã lên gần 79.000 trường hợp. Hệ thống y tế tại đây đang quá tải, nhân lực chưa đủ đáp ứng, đặc biệt tại tuyến quận, huyện. Thành phố đã lập 16 bệnh viện dã chiến, nâng tổng số bệnh viện điều trị, thu dung bệnh nhân lên 37 cơ sở, đủ tiếp nhận khoảng 55.000 bệnh nhân.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Thúy Hạnh
Bộ trưởng Y tế: ‘Dịch Covid-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, số ca mắc còn tăng’
Rất nhiều ca bệnh, ổ dịch tại TP.HCM đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư, cảnh báo lây nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp.
">Bộ trưởng Y tế và 9 giám đốc bệnh viện lớn nhất nước vào TP.HCM chống dịch Covid
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Hải Phòng, 18h00 ngày 6/4: Phá dớp
Ngày nhận quyết định lên đường đi tham gia chống dịch, con hoang mang quá! Mười mấy năm làm hồi sức, điều trị và chứng kiến muôn vàn bệnh tật (cả những bệnh tật nguy cơ lây nhiễm cao) nhưng có lẽ chưa bao giờ con thấy nhiều lo lắng như lần này!
Lo lắng việc nhà còn chưa trọn vẹn (bố mới mất vài tuần, bao việc phải lo, mấy đứa trẻ còn nhỏ cần chăm sóc của cả bố và mẹ, giờ chỉ còn mẹ sát bên..).
Bệnh dịch lây lan mà con chưa từng kinh nghiệm, chưa từng học qua sách vở. Chỉ nghe dễ lây, nguy hiểm, tử vong nhiều...
Cả thế giới hoang tàn, kiệt sức vì Covid-19. Ấn Độ, Brazil, Indonesia nhiều người chết, hàng trăm y bác sĩ kiệt sức tử vong vì bệnh tật... Những con số thống kê ảm đạm!
Khi được biết mình sẽ tham gia trực tiếp hỗ trợ trong công tác điều trị, chăm sóc người bệnh Covid-19 nguy kịch tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, con lại càng lo lắng hơn.
Các y bác sĩ ở Bệnh viện E đi hỗ trợ tăng cường cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (ảnh: tác giả cung cấp) Dù biết rằng, đã dấn thân nghề bác sĩ thì sẽ luôn sẵn sàng điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân, bất kể là bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hay nặng. Đó cũng là mệnh lệnh từ trái tim của con, trái tim của người thầy thuốc.
Nhưng khi đi vào tâm dịch, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thở máy mắc Covid-19 nặng, con vẫn không tránh cảm giác lo lắng ấy và gia đình mình cũng vậy.
Lo lắng vì mình chưa từng có kinh nghiệm điều trị Covid-19, kinh nghiệm trên thế giới chưa nhiều, mọi người vẫn đang vừa làm vừa dò dẫm. Ra chiến trận mà chưa hiểu hết kẻ thù!
Mình trong nghề còn hoang mang vậy, huống chi người thân và gia đình!
Dòng chia sẻ đầy yêu thương của chị Vũ Bích Ngọc, vợ bác sĩ Đỗ Quốc Phong trước chuyến công tác đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (ảnh: tác giả cung cấp) Ngày trước khi lên đường, con xuống tóc (cạo trọc theo đúng nghĩa đen). Khi về nhà, Voi (con trai út - PV) bé bỏng sững sờ không nhận ra bố, vợ con giật mình sao như vậy? Con cười, đi chống dịch mà!
Con cố tỏ ra bình thản! Nhưng con hiểu và trân quý trong ánh mắt vợ con là sự sững sờ, sự hoang mang tột độ, trong mắt con trẻ là lo sợ, e ngại. Cái nhìn vừa gần nhưng thật xa.
Ngẫm lại sao lúc đó con cũng thật đủ bản lĩnh để bình tĩnh, để làm công tác tư tưởng cho gia đình, vợ con. Trước khi lên đường, GS-TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E đã bắt tay con, dặn dò con, ghi nhận sự đóng góp, hy sinh của con và các cán bộ y tế tham gia đoàn công tác lần này.
Thầy chúc con và các bạn cùng chuyến đi “chân cứng, đá mềm”, công tác tốt; phải luôn giữ vững hình ảnh tốt đẹp của Bệnh viện E, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của cán bộ viên chức, người lao động Bệnh viện E không chỉ với đồng nghiệp mà còn đối với người bệnh, nhất là người bệnh nặng như ở khoa khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Được thầy động viên như vậy, con thấy lòng thanh thản hơn. Con cũng rất quyết tâm, đã hứa với thầy rằng chúng em không ngại khó, ngại khổ, sẽ hết lòng cứu chữa người bệnh nhằm chia sẻ bớt khó khăn, vất vả cho các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Nay trước gia đình, trước vợ và các con của con, thật khó nói ra được thành lời. Vợ hình như hiểu những suy tư của con. Cô ấy bảo con chơi với bọn trẻ nhiều hơn, một mình lặng lẽ ngồi sắp xếp từng bộ quần áo, chiếc bàn chải đánh răng, dao cạo râu... vào vali.
Cô ấy thật giỏi nhẫn nhịn, thật giỏi giấu cảm xúc (chắc muốn để con yên tâm công tác). Mẹ thì giục giã đi ngủ sớm để ngày mai lên đường. Vậy mà mới sớm đã thấy mẹ bày biện soạn đồ thắp hương, khấn vái tổ tiên phù hộ bình an!
Thấy con thức dậy, mẹ giục đi đánh răng rửa mặt rồi ra ăn sáng, cơm mẹ đã chuẩn bị rồi đấy! Ngồi ăn cơm, mẹ hỏi: Con đã chuẩn bị đủ hết chưa? Còn thiếu gì nữa không? Có mang đủ đồ dùng chưa?... Bao câu hỏi ẩn chứa tình mẫu tử bao la mà con không nhớ hết!
Nghĩ lại khóe mắt lại trực trào lệ. Đúng là bà mẹ nào cũng luôn luôn lo lắng hết lòng vì con cái! Yêu và kính mẹ thật nhiều, mẹ của con! Con sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ để được sớm về đoàn tụ với gia đình!
Mẹ ơi, sáng nay con lên đường chống dịch, trời thật trong và xanh quá! Những tia nắng chói chang giữa hè Thủ đô rạng ngời như tâm con đang hướng về nhiệm vụ sắp tới! Hà Nội cũng nắng thật nhiều, thật dữ dội như những con số thống kê tình hình dịch bệnh ở miền Nam.
Trời Thủ đô trong xanh không gợn mây như tâm hồn những người trẻ đi chống dịch! Chúng con rất vui, tràn đầy nhiệt huyết mẹ nhé! Mẹ cùng gia đình mình ở nhà cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé! Con tạm không chăm sóc được mọi người. Chúng con sẽ chóng thắng dịch bệnh để về nhà!
Ngày thứ nhất: Vợ ngủ ngoan, anh sẽ sớm thắng dịch trở về
Vậy là chúng con đã đến nơi!
Xe ô tô đã đưa chúng con đến cổng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi đang tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid của miền Bắc. Bệnh viện thật đẹp và hoành tráng! Nhưng sao nơi này vắng lặng và cô tịch quá?
Covid-19 thật ghê gớm! Sau khi trình báo giấy tờ và kiểm tra thân nhiệt, chúng con được vào bên trong Bệnh viện. Tiếp đón chúng con là Giám đốc Bệnh viện, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Điều dưỡng trưởng kiêm Phó Chủ tịch Công đoàn (tất nhiên không có bắt tay, không có chụp hình lưu niệm..). Giám đốc hoan nghênh đoàn y bác sĩ Bệnh viện E đến tăng cường, nhanh chóng thông báo tình hình bệnh tật, sơ lược nhiệm vụ và phân công công việc của chúng con. Chúng con đã được làm xét nghiệm Covid-19.
May quá, cả đoàn đều âm tính!
Ba anh em chúng con được bố trí ở chung một phòng tại tầng 9 nơi trước kia là văn phòng Đoàn Đảng, nay dịch bệnh được sử dụng làm phòng ở cho nhân viên chống dịch.
Nhìn chung phòng khá sạch sẽ và thoáng mát. Trong phòng kê sẵn 3 giường tầng nhưng chỉ để phản ở tầng dưới đủ cho 3 người ở. Bệnh viện cũng bố trí đủ cho chúng con 3 bộ chăn chiếu và gối, ngoài ra còn có mì tôm để khi đói có thể ăn thêm, xà phòng rửa tay, kem và bàn chải đánh răng, xà phòng giặt và giấy vệ sinh nữa. Các anh chị bên này thật tâm lí và chu đáo!
18h30, điện thoại con báo tin nhắn ra nhận cơm ở cửa phòng. Bệnh viện chuẩn bị cơm hộp mang đến tận cửa phòng rồi nhắn tin ra lấy. Cũng thật đặc biệt mẹ ạ! Như đánh kẻng nhận cơm vậy. Kể ra cơm cũng khá ngon và đầy đủ. Được ăn suất cơm hộp khá trong giữa tâm dịch con nghĩ là cả sự vất vả và cố gắng của bệnh viện!
Vợ và các con yêu dấu!
Vừa gọi điện cho mọi người xong mà sao nhớ thế! Nghe điện thoại ông bà nội Rio căn dặn mà nước mắt cứ chực rơi! Anh trằn trọc bâng khuâng không ngủ được. Mọi khi vẫn đi trực đêm, đi công tác đâu thấy cảm giác như vậy nhỉ?
Có lẽ chuyến công tác này thật đặc biệt! Không ngủ được ra hành lang, nhìn cầu Thăng Long và Nhật Tân rực sáng đèn màu. Bên kia cầu là gia đình, là đồng nghiệp, là bao bạn bè... thật gần ngay trước mắt mà sao xa vời vợi!
Anh đi chống dịch chuyến này chắc còn chưa biết ngày về. Thời gian dự kiến 3 tháng, nhưng không biết chừng lâu hơn thế nữa. Bởi khắp nơi dịch đang bùng phát nhanh khủng khiếp. Thôi em và các con cứ yên tâm ngủ ngoan, anh và các đồng nghiệp sẽ sớm thắng dịch để về nhà!
Em cố gắng nhé! Dù anh biết rằng em ở hậu phương cũng rất vất vả đấy! Mình cùng cố gắng nhé vợ yêu!
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đêm đầu tiên không ngủ được! Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm!
Ngày thứ hai: Những thiên thần giữa đời thường
Sáng nay con xuống khoa làm việc. Đường đi đến khoa Hồi sức tích cực thật xa và dài. Qua mấy hành lang và hai lần thang máy vắng lặng như tờ. Kia rồi, khoa hồi sức cuối hàng lang tầng 3 ngay trước mắt.
Các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 (ảnh: tác giả cung cấp) Trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài cô tịch xung quanh bệnh viện và các hành lang vắng lặng là một "công xưởng" đang nhộn nhịp hết mức. Mặc dù với con – một bác sĩ hồi sức đang làm việc ở Khoa Hồi sức một bệnh viện TW, công việc cũng rất vả, giờ sang hỗ trợ chống dịch ở đây mà vẫn giật mình trước những việc đang xảy ra trước mắt.
Gần 60 giường bệnh hồi sức với các bệnh nhân Covid-19 nằm kín, vậy mà có bệnh nhân nào tỉnh táo đâu!
Ngập tràn máy móc, ngập tràn phương tiện cấp cứu, ngập tràn bơm tiêm điện, ngập tràn dây truyền xung quanh mỗi bệnh nhân. Hàng chục y bác sĩ và nhân viên y tế đang hối hả trong công việc.
Dường như mọi người luôn tay, luôn chân không hề ngưng nghỉ! Cả khoa ngập tràn những bộ quàn áo phòng hộ kín mít từ đầu đến chân. Phải mang những bộ quần áo phòng hộ như này thật không chịu chút nào.
Sau này con mới biết, khi các bạn mặc bộ đồ phòng hộ vào là cũng nhịn luôn các nhu cầu cá nhân trong suốt ca làm, bởi quy trình mặc và cởi bỏ bộ phòng hộ này nhiều khâu phức tạp. Hơn nữa, mỗi bộ quần áo, khẩu trang như vậy cũng khá đắt tiền, trong khi các phương tiện phòng hộ như vậy cũng đang thiếu nhiều (cũng may là ở đây khẩu trang N95 cũng được cung cấp đủ – loại khẩu trang đặc biệt dành cho người chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân Covid-19 để tránh lây nhiễm).
Vì vậy thường là khát nước, hay nhu cầu vệ sinh cá nhân, các bạn thường cố nhịn cho hết ca rồi ra ngoài xử lí một thể. Một sự cố gắng đặc biệt! Họ chính là những thiên thần giữa đời thường đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh, đang hết mình chăm lo cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Những chàng trai, cô gái rất trẻ, luôn hăng say lao động trong môi trường nguy hiểm, luôn luôn rình rập nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh. Họ vẫn làm việc với tất cả tấm lòng yêu nghề, luôn thường trực là những nụ cười lạc quan. Dẫu rằng dịch bệnh đang hoành hành, họ vẫn ở đây, vẫn chiến đấu, vẫn yêu đời, yêu công việc của mình. Thật tự đáy lòng con cũng thấy khâm phục và mến yêu những đồng nghiệp này.
Ngày thứ 4: Những bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết
Vậy là hôm nay đã là ngày thứ 4 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Con đã dần làm quen với công việc và các quy trình làm việc nơi đây. Con cũng đang mặc trên mình bộ đồ phòng hộ, cùng làm việc với các bạn đồng nghiệp nơi đây.
Vào trực tiếp điều trị và chăm sóc các bệnh nhân con mới thấy nhiều điều mà khi ở ngoài trận chiến trực tiếp, con không hề cảm nhận được. Không phải những người già yếu, những người có nhiều bệnh lí nền mới nặng đâu mẹ à.
Ở đây có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 mới 30 - 40 tuổi cũng đang rất nguy kịch. Họ vẫn đang chìm sâu trong thuốc an thần, giảm đau, đang phải hỗ trợ rất nhiều bằng thuốc men, máy móc hiện đại. Những tiếng tít tít đều đặn của Monitor, của bơm điện… đang thường trực cạnh họ.
Tính mạng họ vẫn đang luôn luôn bị đe dọa. Điều đó cho thấy Covid-19 đâu có chừa một ai. Vậy nên mẹ và mọi người ở nhà nhớ bảo trọng và thực hiện tốt 5K mẹ nhé! Mẹ hay đi chợ, tiếp xúc nhiều người thì nay nên cẩn thận, đeo khẩu trang đầy đủ nhé!
Hôm nay, con cũng được gặp nhiều giai thoại lắm mẹ à! Bác sĩ Quý, chàng trai 26 tuổi vừa mới cưới vợ được đúng 1 tuần. Đợt dịch bệnh ập đến, Quý lại tạm biệt những đêm tân hôn mặn nồng để giờ đang ở đây hết lòng cùng đồng nghiệp cứu chữa cho các bệnh nhân Covid-19.
Hỏi ra mới biết Quý đã chống dịch trong này được hơn 3 tháng. Ôi một bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, đầy đam mê. Dịch bệnh phức tạp mà anh chàng không nề gian khó, nguy hiểm, tạm gác hạnh phúc riêng tư vì nhiều bệnh nhân đang cần cậu ấy. Chắc vợ Quý cũng buồn nhiều!
Hạnh, một điều dưỡng trong khoa 30 tuổi (đúng bằng tuổi Ngọc mẹ à), cả hai vợ chồng cũng đều chống dịch trong này từ những ngày đầu. Mấy đứa nhỏ nhà vợ chồng Hạnh cũng đã 3 tháng rồi không được một cái ôm, một cái hôn, một thìa cơm bố mẹ bón cho. Lũ nhỏ gửi ông bà. Thật tội, chúng còn quá nhỏ để hiểu những thiệt thòi, những hi sinh cao cả của cha mẹ chúng.
Hiện tại, chúng luôn hỏi bao giờ bố mẹ về chơi với con, trong khi mẹ chúng vẫn cố nén nước mắt trả lời hết dịch mẹ về. Chúng chưa đủ lớn để cảm nhận những vất vả hàng ngày của cha mẹ chúng, chưa đủ cảm nhận được dịch bệnh đang phức tạp từng ngày. Chúng chỉ luôn mong được sớm gặp cha mẹ. Sau này khi lớn lên, chắc chúng sẽ tự hào biết bao về cha mẹ chúng! Nhiều, rất nhiều mẹ à!
Các bạn đồng nghiệp ở đây đều đã đang tạm phải xa gia đình, xa hạnh phúc riêng tư nhiều tháng rồi cho mục tiêu chung của cả đất nước, cả dân tộc chiến đấu chống dịch bệnh. Họ thật vĩ đại biết bao!
Mẹ ở nhà thường xuyên động viên Ngọc và các cháu giúp con nhé! Con và các bạn ở đây sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, làm thật tốt công việc để nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh, để về nhà.
Ngày thứ 10: Mỗi bệnh nhân một khác, bác sĩ phải rất sát sao
Vậy là con đã đi chống dịch được 10 ngày rồi. Cũng làm và cảm nhận được nhiều điều về điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng nguy kịch. Mọi thứ không phải chỉ như những gì sách báo, truyền hình đã nói.
Mỗi bệnh nhân là một cá thể khác nhau, đáp ứng điều trị khác nhau nên bác sĩ phải rất sát sao (ảnh: tác giả cung cấp) Ở đây nhiều điều mà nếu không trực tiếp làm sẽ không thể cảm nhận được. Không phải là mớ lí thuyết suông như trong sách vở. Tuy rằng việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 đã có quy trình hướng dẫn, phác đồ điều trị cụ thể của Bộ Y tế, của thế giới… Nhưng trong thực tế áp dụng thì không đơn giản.
Những hướng dẫn, quy trình đó thực chỉ là cái khung chung thôi, còn cụ thể tùy trường hợp mà khác nhau nhiều lắm! Mỗi bệnh nhân là mỗi một cá thể khác nhau, đáp ứng các biện pháp điều trị khác nhau. Vì thế nên bác sĩ phải là người theo dõi sát sao, thường xuyên thì bệnh nhân mới nhanh khỏi được, mới có nhiều cơ hội sống hơn. Đúng là từ lí thuyết đến thực hành thật khác xa mẹ ạ!
Hôm nay con cũng thật vui. Vì là những cán bộ đầu tiên của Bệnh viện E trực tiếp biết thế nào là Covid-19, trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 nên con cũng đã tranh thủ có 2 bài báo cáo để chia sẻ về việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 cho anh chị em nhân viên ở nhà ạ.
Dịch bệnh trong miền Nam đang hết sức phức tạp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế và sự thiếu thốn nhân lực điều trị chăm sóc bệnh nhân Covid-19 ở miền Nam, Bệnh viện E cũng đã thành lập kế hoạch hỗ trợ nhân lực.
Nhưng mẹ biết đấy, nhân viên Bệnh viện E đã ai điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đâu. Tất cả mới chỉ là tham khảo kinh nghiệm chia sẻ từ nơi khác, từ sách báo, truyền thông… Chiến đấu với dịch bệnh chưa từng gặp thì thật đáng ngại quá!
Tuy chủ yếu chỉ là chia sẻ với mọi người những điều mắt thấy tai nghe ở đây, những công việc hàng ngày của chúng con ở nơi đây, nhưng con nghĩ những chia sẻ đó cũng thật quý báu. Mọi người sẽ có cái nhìn thực tế hơn khi chiến đấu với Covid-19.
Ngày thứ 21: 100 ngày của Bố
Thời gian thật nhanh. Vậy là mai là 100 ngày của Bố rồi! Mẹ và mọi người đã chuẩn bị đến đâu rồi? Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đang thực hiện dãn cách xã hội nên nhà mình cũng không nên làm gì to tát cả.
Mọi người không đi được đâu! Bố mất giữa dịch bệnh cũng thật thiệt thòi! Mẹ cố gắng nhé! Mẹ làm mâm cơm cúng cho Bố nhé! Mẹ cũng thứ lỗi cho con vì con không về được nhé! Con cũng muốn về để cùng vợ và Mẹ lo cho 100 ngày của Bố được chu toàn.
Nhưng Mẹ thấy đấy, mấy tuần nay bệnh nhân cứ tăng từng ngày, công việc chúng con cũng nhiều hơn. Chúng con làm liên tục không có khái niệm ngày nghỉ đâu nhé!
Mà hình như sang đây, con cũng quên khái niệm thứ mấy. Cứ làm việc liên tục và đều đặn thôi. Hơn nữa, giờ đây con đang là F1 (vì đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 mà), cũng đâu ra ngoài được. Mẹ khất trước vong linh Bố cho con mẹ nhé!
Khi nào hết dịch trở về con sẽ thắp hương Bố sau! Mẹ nghỉ ngơi cho việc ngày mai mẹ nhé! Viết đến đây con cũng không biết nên viết thêm gì nữa, bởi trong lòng cảm xúc đang nghẹn rồi. Mẹ và mọi người và mọi người ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!...
Thạc sĩ- Bác sĩ Đỗ Quốc Phong(Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E)
Những dòng nhật ký được tác giả chia sẻ trên trang cá nhân và thể hiện góc nhìn riêng. Mọi bài viết trao đổi xin gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Cắt tóc khi cách ly
Mối bận tâm rất lớn của cả đàn ông và đàn bà ở phố là chuyện tóc tai. Đàn ông bồn chồn ngứa ngáy vì tóc cứ dài ra hàng ngày. Đàn bà chỉ hơi khó chịu chút thôi vì mái tóc cầu kì chẳng có ai ngắm.
">Nhật ký bác sĩ chống dịch: Mệnh lệnh từ trái tim
Công trình xanh là chủ đề được tổng ngành xây dựng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng nhắc đến trong nhiều năm qua. Đây không những là mục tiêu mà còn là giải pháp thực tế ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, khi xác định ngành xây dựng đóng vai trò mũi nhọn, tác động trực tiếp đến môi trường trong quá trình đô thị hóa. Trong đó, thép xây dựng còn là một nguyên vật liệu thiết yếu, có giá trị cốt lõi, góp phần vào quá trình trung hòa carbon - mục tiêu toàn cầu đến năm 2050.
Ngọc Minh
">Thép xây dựng Tung Ho