您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Vũ khí như phim 'Chiến tranh giữa các vì sao' của TQ
NEWS2025-02-07 06:04:03【Giải trí】2人已围观
简介Các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục tuyên bố họ đã phát triển nên máy siêu tụ điện,ũkhínhưphimChiếbao bong da 24bao bong da 24、、
Các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục tuyên bố họ đã phát triển nên máy siêu tụ điện,ũkhínhưphimChiếntranhgiữacácvìsaocủbao bong da 24 có thể mang lại các vũ khí laser tối tân y như trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
T.Bảo, một tài xế ShopeeFood cùng đồng nghiệp của mình mới đây đã lên trụ sở công ty để yêu cầu được hỗ trợ chi phí khi giá xăng tăng. “Trung bình mỗi ngày chạy khoảng 30 đơn, từ 6h sáng tới 10h tối, tổng thu nhập hơn 400.000 đồng chưa kể các khoản phí, xăng xe. Số tiền còn lại chẳng được bao nhiêu. Vì vậy, chúng tôi đề xuất tăng phí, hỗ trợ bù lên tiền xăng để có thêm thu nhập. Tiền xăng tăng quá cao trong khi phí ship quá thấp. Nếu chạy thế này thì không có thu nhập”, anh Bảo nói.
Trước bối cảnh giá xăng tăng cao gây áp lực lên giá vận tải nói chung, các hãng xe gọi xe công nghệ, giao đồ ăn đều phải điều chỉnh tăng giá cước hay có thêm giải pháp hỗ trợ tài xế.
Grab đã công bố điều chỉnh giá cước dịch vụ từ 10/3 với tất cả dịch vụ. Theo đó, Grab tăng giá cước tối thiểu của dịch vụ GrabCar thêm 2.000 đồng và tăng thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá cước tối thiểu của dịch vụ GrabBike tăng thêm 1.500 đồng và 300 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Tương tự, Baemin cũng tăng giá cước của dịch vụ giao đồ ăn từ 10/3. Giá cước tối thiểu của Baemin sẽ là 16.000 đồng cho 3 km đầu tiên và 5.000 đồng mỗi km tiếp theo. Dịch vụ đi chợ hộ có giá tối tiểu 21.000 đồng cho 3 km đầu tiên và 5.000 đồng mỗi km tiếp theo.
Grab và các hãng gọi xe phải điều chỉnh giá dịch vụ vì giá xăng tăng. |
Để đảm bảo nguồn thu nhập của tài xế, Gojek điều chỉnh giá cước từ 14/3. Cụ thể, cước phí tối thiểu cho 2 km đầu tiên của dịch vụ xe ôm công nghệ GoRide tại TP.HCM điều chỉnh lên 11.000 - 13.000 đồng và tăng từ 500 - 900 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá tối thiểu của dịch vụ GoFood tăng thêm 1.000 đồng so với trước đó. Tại Hà Nội, giá cước tối thiểu cho các chuyến xe GoRide tăng lên 13.000 đồng và tăng thêm mức 700 - 1.600 đồng cho mỗi km tiếp theo cho các chuyến xe từ 2 - 4 km. Các chuyến xe trên 4 km có mức tăng thêm 200 - 1.200 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Giá tối thiểu của dịch vụ giao đồ ăn GoFood tại Hà Nội cũng tăng thêm 1.000 đồng. Hiện giá cước hai dịch vụ GoCar và giao hàng GoSend vẫn giữ nguyên.
Be chưa điều chỉnh giá dịch vụ vì đã có một đợt điều chỉnh giá trước đó. Để hỗ trợ tài xế, ứng dụng này tung ra chương trình thưởng chuyến cho tài xế beCar. Gói thưởng điểm này được chia làm 5 mức, có giá trị từ 40.000 - 480.000 đồng.
ShopeeFood là ứng dụng có nền giá dịch vụ thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên, hãng giao đồ ăn này chưa công bố kế hoạch tăng giá. Đổi lại, hãng tung ra một gói ưu đãi xăng dầu để hỗ trợ tài xế trong bối cảnh giá cả biến động. Gói ưu đãi của ShopeeFood gồm hoàn tiền 99% giá trị hóa đơn, tối đa 10.000 đồng /lần thanh toán cho tài xế tại các cửa hàng PVOil khi thanh toán qua Ví điện tử ShopeePay. Mỗi tài xế có thể được sử dụng tối đa 5 lần/tuần/tài xế. Điều kiện để được hưởng gói ưu đãi này đó là: các shipper ShopeeFood phải có phát sinh đơn hàng trên ứng dụng ShopeeFood Driver trong vòng 30 ngày gần nhất. Các mã ưu đãi sẽ được gửi đến tài khoản của tài xế đủ điều kiện.
Nhưng một số tài xế của ShopeeFood cho rằng khoản hỗ trợ này khó có thể bù đắp được các chi phí đang ngày càng tăng bởi mức cước tối thiểu khá thấp so với các ứng dụng khác.
Điều chỉnh giá cước có thể giúp các hãng gọi xe bù đắp một phần chi phí cho tài xế, nhưng nó cũng tác động đến khách hàng. “Tăng giá là phương án cuối cùng”, đại diện một ứng dụng bình luận. Theo phân tích, tăng giá cước dịch vụ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của các đối tác nói chung bởi khách hàng dè dặt hơn khi dùng ứng dụng.
Duy Vũ
Shipper ShopeeFood tập trung đòi công ty hỗ trợ vì giảm thu nhập do giá xăng tăng phi mã
Các shipper của ShopeeFood tại Đà Nẵng đã tắt ứng dụng, tập trung tại trụ sở công ty trên đường Nguyễn Văn Linh, đề nghị được hỗ trợ khi áp lực thu nhập đè nén vì giá xăng tăng cao.
">Ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn làm gì khi giá xăng tăng?
Gazprom kiểm soát một phần ba kho chứa khí đốt của Đức, Áo và Hà Lan. Điều đáng nói là công ty đã hạ lượng khí tại các bồn chứa ở Rehden và các địa điểm khác của EU xuống mức thấp bất thường vào năm ngoái. Hành động này rõ ràng là nhằm siết chặt nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu.
Theo các nhà kinh tế, căng thẳng gia tăng đã cho thấy việc Đức, Ý và phần lớn châu Âu phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga là một chiến lược sai lầm. Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt và than nhập khẩu, cùng một phần tư lượng dầu thô của EU.
Veronika Grimm, giáo sư kinh tế tại Đại học Erlangen-Nuremberg, người tư vấn cho chính phủ, cho biết: "Ở Đức, có một vấn đề nhỏ là chúng tôi luôn tập trung vào một giải pháp và dựa vào nó gần như hoàn toàn. Có lẽ bây giờ chúng tôi đã tỉnh ngộ".
Với ngày càng nhiều lời kêu gọi rằng châu Âu nên ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga, các chính phủ hiện đang tìm kiếm những giải pháp thay thế. Đây là một phần trong nỗ lực của toàn EU nhằm cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của khối từ Nga trong năm tới.
Jörg Kukies, cố vấn kinh tế hàng đầu của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cho biết: "Đó là vấn đề hàng đầu: vạch rõ giới hạn và đảm bảo các hợp đồng không dính líu với Nga. Khi các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị cho tình trạng thiếu khí đốt tiềm ẩn và tìm cách xây dựng cơ sở hạ tầng để đa dạng hóa khỏi Nga, châu Âu đang phải đối mặt với một số câu hỏi hóc búa về an ninh năng lượng.
Nguồn cung cấp của Nga cho châu Âu có thể bị cắt?
Không thể loại trừ một "cú sốc" năng lượng như vậy. Ba Lan đã thúc giục EU cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong khi Moscow đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt. Nhưng trong khi Đức đình chỉ đường ống Nord Stream 2, nước này lại phản đối các lời kêu gọi cấm vận toàn bộ đối với năng lượng Nga, ông Scholz gọi việc tiếp tục cung cấp là "cần thiết".
Leonhard Birnbaum, giám đốc điều hành của Eon, công ty năng lượng lớn nhất của Đức, đã tán thành quan điểm của ông Scholz vào tuần trước, nói: "Trong thời gian ngắn, không có khí đốt của Nga là việc bất khả thi - nền kinh tế châu Âu có thể sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng".
Đức và Ý vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga |
Hóa đơn năng lượng hàng ngày của châu Âu cho Moscow là khoảng 800 triệu euro. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc giục Berlin cắt đứt các liên kết kinh tế với Nga. Một cuộc thăm dò của YouGov trong tháng này cho thấy 54% người Đức ủng hộ phong trào tẩy chay năng lượng của Nga.
Gerhard Mangott, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Innsbruck, cho biết Nga kiếm được 23% thu nhập nhà nước từ việc đánh thuế xuất khẩu dầu, trong khi thuế khí chỉ đóng góp 8%. Ông nói: "Tôi nghĩ châu Âu sẽ cắt nguồn cung cấp dầu từ Nga, nhưng tôi không chắc về việc họ sẽ cắt khí đốt. Dù sao thì Moscow cũng có thể trả đũa bằng cách cắt khí đốt".
Hầu hết các nước châu Âu đều có kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình trạng thiếu khí đốt bằng cách ưu tiên nguồn cung gia dụng và cắt giảm sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng. Bruegel, một tổ chức tư vấn, ước tính việc ngừng nhập khẩu từ Nga sẽ khiến châu Âu không thể nạp đầy các thùng chứa trước mùa đông tới và buộc phải cắt giảm từ 10 đến 15% mức sử dụng năng lượng thông qua việc phân bổ khẩu phần.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ước tính việc ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga có thể sẽ làm giảm 1,4 điểm phần trăm so với tăng trưởng của khu vực đồng euro trong năm nay, giảm xuống còn 2,3%. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Học viện Khoa học Quốc gia Đức Leopoldina đã kết luận rằng "nền kinh tế Đức vẫn có thể trụ vững trong một thời gian ngắn nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt" và việc phân bổ có thể sẽ không cần thiết.
Đức có thể "cai nghiện" năng lượng của Nga?
Điều này thật không dễ dàng. Theo Ngân hàng Thế giới, Đức nhập khẩu khoảng 60% tổng năng lượng sử dụng. Một nửa lượng khí đốt và than cứng nhập khẩu của Đức đến từ Nga, và cũng cung cấp một phần ba lượng dầu nhập khẩu của nước này. Theo một nghiên cứu gần đây của Econtribute, một nhóm nghiên cứu được thành lập bởi các trường đại học Bonn và Cologne, Đức sẽ phải vật lộn để nhanh chóng tìm nguồn thay thế cho khí đốt của Nga.
Khoảng một nửa lượng khí đốt và than nhập khẩu, cùng một phần ba lượng dầu nhập khẩu của Đức có nguồn gốc từ Nga. |
Đức dùng khí đốt cho khoảng một phần tư sản lượng điện và cũng sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình, kiểm soát nhiệt độ trong công nghiệp và sản xuất hóa chất. Khí tự nhiên hóa lỏng có thể hữu ích, nhưng sẽ rất tốn kém: Đức không có kho LNG và sẽ phải nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Trong khi EU hiện tại nhập khẩu khí đốt có khả năng tạo ra 1.768TWh từ Nga, nghiên cứu của Leopoldina ước tính khối này chỉ có khả năng tăng nhập khẩu LNG tương đương 1.100TWh với cơ sở hạ tầng hiện tại. Robert Habeck, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức, cho biết ông đã đạt được thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn với Qatar.
Ý có "chung thuyền" với Đức không?
Người Ý đã bỏ phiếu áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý quốc gia năm 1987 để áp đặt lệnh cấm phát triển điện hạt nhân. Năng lượng tái tạo chỉ cung cấp 11 đến 12% nhu cầu năng lượng của Ý, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Châu Âu là 22%. Với lượng khí đốt bao phủ 40% nhu cầu năng lượng của nước này, trong đó 40% lượng khí đốt đến từ Nga, việc Ý muốn giảm bớt sự phụ thuộc sẽ mất nhiều thời gian.
Roberto Cingolani, Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi sinh thái cho biết: "Chúng tôi không có sự kết hợp năng lượng tốt. Những sai lầm mà đất nước đã gây ra trong nhiều thập kỷ không thể sửa chữa trong một năm".
Sản lượng khí đốt trong nước của Ý đã giảm mạnh, từ khoảng 20 tỷ mét khối một năm, xuống chỉ còn 3,7 tỷ mét khối một năm, chủ yếu là do những lo ngại về môi trường. "Chúng tôi đã giảm sản lượng khí đốt trong nước nhưng lại tăng cường nhập khẩu", ông Cingolani nói. "Liên tục tác động đến môi trường, và chúng tôi đã tự làm hỏng nền kinh tế".
Làm thế nào để châu Âu thoát khỏi mối quan hệ năng lượng với Nga?
Đức đang thúc đẩy thông qua luật yêu cầu tất cả các cơ sở lưu trữ khí đốt phải được lấp đầy ít nhất 90% vào tháng 12, tăng hơn nhiều so với mức chỉ 25% hiện nay. Nếu cần thiết, chính phủ sẽ đứng ra mua, như một phần trong kế hoạch của EU nhằm tăng cường dự trữ khí đốt.
Berlin cũng hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng ba kho LNG. "Theo tính toán thông thường sẽ là 5 năm", ông Kukies nói. "Chúng tôi đã giảm xuống còn ba và chúng tôi nghĩ rằng có thể hoàn thành trong hai năm, thậm chí có thể nhanh hơn".
Tăng cường đầu tư vào các nguồn tái tạo, chẳng hạn như gió và mặt trời, vốn đã sản xuất hơn 19% nhu cầu năng lượng của Đức, là một phần của kế hoạch dài hạn. Berlin đã loại trừ việc kéo dài tuổi thọ của ba nhà máy điện hạt nhân còn lại. Thay vào đó, Đức muốn đẩy mạnh sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nâu. Ferdi Schüth, phó chủ tịch của Viện Max Planck, cho biết lượng khí thải CO2 cao hơn từ việc đốt than sẽ được bù đắp bởi hệ thống thương mại khí thải của EU.
Cingolani cho biết Rome đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ từ các công ty xuất khẩu khí đốt lớn, cho 16 tỷ đến 18 tỷ mét khối một năm, tương đương với khoảng một nửa lượng nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, việc khai thác những nguồn cung cấp đó cũng sẽ đòi hỏi phải thuê hai kho nổi chứa và tái khí hóa với chi phí từ 36 triệu đến 54 triệu euro một năm.
Ý cũng đang tăng tốc phê duyệt các dự án tái tạo quy mô lớn, nhưng việc đưa năng lượng mới vào sử dụng sẽ mất nhiều thời gian. "Thật không may, một ngày không đủ để sửa chữa bất cứ thứ gì", ông Cingolani cảm thán.
(Theo Nhịp Sống Kinh tế)
Tổng thống Ukraine yêu cầu Microsoft, SAP và Oracle trừng phạt Nga nhiều hơn
Ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các ông lớn công nghệ của Mỹ thực hiện thêm nhiều hành động trừng phạt hơn với Nga.
">'Cai nghiện' năng lượng: Châu Âu sẽ ra sao nếu 'nghỉ chơi' với nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga?
Theo chuyên gia Ming Chi Kuo, Apple sẽ sử dụng cụm camera mới, lồi hơn trên iPhone 14 Pro và Pro Max, trong đó camera chính có độ phân giải 48MP, thay thế camera 12MP trên phiên bản tiền nhiệm. Đường chéo trên mô-đun 48MP dài hơn 25 đến 35%, chiều cao của ống kính 7P tăng từ 5 đến 10% so với iPhone 13 Pro.
Dù không có tính thẩm mỹ cao, camera 48MP chắc chắn giúp iPhone 14 Pro và 14 Pro Max thành những camera chụp ảnh đẹp nhất năm 2022. Lần cuối Apple tăng pixel trên iPhone là khi giới thiệu iPhone 6s. Cảm biến lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng đi qua hơn và cải thiện chất lượng hình ảnh nói chung.
Ngoài ra, iPhone 14 Pro được cho là có kích thước ngang 71,45mm, cao 147,46mm và dầy 7,85mm; màn hình 120Hz; giữ nguyên thiết kế phẳng trên iPhone 13 Pro.
Dưới đây là hình ảnh iPhone 14 Pro dựa trên tin đồn của tác giả Parvez Khan:
Du Lam (Theo LetsGoDigital)
iPhone 15 sẽ là mẫu iPhone đầu tiên dùng màn hình đục lỗ thực sự do chính Samsung cung cấp
Theo trang Elec, Apple dự kiến sẽ trình làng mẫu iPhone có màn hình đục lỗ hình nốt ruồi đầu tiên của mình vào năm tới khi Samsung cung cấp giải pháp đưa bộ phận còn lại của FaceID xuống bên dưới màn hình OLED.
">Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi
Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
Người Nga đang chuyển sang sử dụng các phần mềm VPN (mạng riêng ảo) để vượt qua các biện pháp kiểm soát internet đang ngày càng thắt chặt của sau cuộc xung đột với Ukraine.
Các phần mềm VPN có thể che giấu danh tính và vị trí của người dùng internet để giúp họ truy cập các trang web và dịch vụ bị chặn.
Theo dữ liệu từ SensorTower tổng hợp cho CNBC, 10 ứng dụng VPN hàng đầu trong Apple's App Store và Google Play Store ở Nga đã đạt gần 6 triệu lượt tải xuống từ ngày 24 tháng 2, ngày bắt đầu cuộc xung đột đến ngày 8 tháng 3.
Con số này đã tăng 1.500% khi so sánh với 10 ứng dụng VPN hàng đầu trong khoảng thời gian 13 ngày trước đó.
Hệ thống Internet của Nga đã bị kiểm duyệt trong nhiều năm. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin gần đây đã tìm cách thắt chặt hơn nữa đối với Internet. Vào năm 2019, Nga đã ban hành luật “Internet có chủ quyền” trao cho các cơ quan chức năng quyền hạn để cố gắng ngắt kết nối Internet của họ với phần còn lại của thế giới. Vào thời điểm đó, Nga cho biết luật này được thiết kế để tăng cường khả năng bảo vệ quốc gia trước các cuộc tấn công mạng.
Nga hiện đang tìm cách hạn chế hơn nữa quyền truy cập vào các nền tảng internet nước ngoài. Facebook thuộc sở hữu của Meta đã bị chặn vào ngày 4/3, trong khi quyền truy cập vào Twitter bị hạn chế. Mới đây, chính phủ Nga cũng đã chặn Instagram như một hành động đáp trả các chính sách mới của Facebook nhắm vào quốc gia này.
Vào ngày 5/3, nhu cầu về VPN đã tăng hơn 10 lần so với mức trung bình, theo Top10VPN, một trang web đánh giá và dữ liệu.
Người phát ngôn của SensorTower nói với CNBC qua email: “"Khi nhiều công ty bắt đầu hạn chế quyền truy cập vào sản phẩm của họ ở Nga, các ứng dụng VPN đã trải qua một đợt tăng trưởng vượt trội do người dùng Nga cố gắng vượt qua những hạn chế này. Số lượt cài đặt các ứng dụng VPN có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi các hạn chế gia tăng. Hiện tại, những phần mềm này vẫn có sẵn trên App Store và Google Play, nhưng điều đó rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai",
Công ty VPN Surfshark cho biết doanh số hàng tuần của họ ở Nga tăng 3.500% kể từ ngày 24/2, với mức tăng đột biến nhất được ghi nhận vào ngày 5 tháng 3 đến ngày 6/3 ngay sau khi Facebook bị chặn.
Người phát ngôn của Surfshark nói với CNBC: “Sự tăng trưởng nhanh chóng như là do người dùng Nga đang tích cực tìm cách để vượt qua sự giám sát và kiểm duyệt của chính phủ”.
Trong khi đó, Twitter đã tung ra phiên bản trang web của mình trên Tor, một dịch vụ mã hóa lưu lượng truy cập internet để giúp che giấu danh tính của người dùng và ngăn chặn sự giám sát từ chính phủ.
(Theo Viettimes, CNBC)
Điều gì xảy ra nếu Nga ngắt kết nối với Internet?
Không chỉ người dân Nga, thế giới cũng sẽ phải hứng chịu nhiều hệ lụy khi quốc gia này ngắt kết nối với mạng Internet toàn cầu.
">Người dân Nga tìm cách vượt qua sự giám sát và kiểm duyệt internet của chính phủ
Bạn thuộc kiểu mẹ nào?
Theo chia sẻ của đạo diễn Thanh Hiệp, Mai Trần thực hiện phẫu thuật vào lúc 9h sáng và đến 17h20 cùng ngày, ông được đưa ra phòng hồi sức. Vợ của nam diễn viên đã thay mặt chồng tiếp chuyện các nghệ sĩ. Nghệ sĩ Kim Cương cũng gửi cho vợ Mai Trần số tiền quyên góp từ các đồng nghiệp, Hội sân khấu và người hâm mộ.
Nghệ sĩ Kim Cương (giữa) trao tiền quyên góp cho vợ Mai Trần. |
Trước đó, theo chia sẻ của diễn viên Mai Trần, Trấn Thành, Trường Giang đã vào viện thăm nam diễn viên và mỗi người đều gửi tặng ông 20 triệu đồng. Đạo diễn Trần Bùm thay mặt nhiều nghệ sĩ gửi 50 triệu đồng đến ông.
Chia sẻ với VietNamNet, vợ Mai Trần cho biết chồng bị hẹp động mạch vành, có 6 nhánh dẫn máu lên não thì bị tắc mất 3,5 nhánh và bác sĩ quyết định ông phải mổ bóc tách. Chi phí thực hiện ca phẫu thuật hết hơn 80 triệu đồng.
Nam diễn viên đã được chuyển vào phòng bệnh để điều trị, không còn phải nằm ở hành lang. |
"Bác sĩ giải thích với tôi rằng cả 3 ven của anh đều bị hẹp, không thể đặt stent (đặt giá đỡ - PV), nếu đặt được stent thì sẽ đơn giản hơn, anh cũng hồi phục tốt hơn, nhưng giờ bắt buộc phải mổ hở. Người ta nói trước với tôi là tỷ lệ bị vỡ mạch vành rất cao vì nó đã bị xơ vữa. Khi nghe bác sĩ nói xong tôi như muốn xỉu, thấy thương anh lắm", vợ Mai Trần cho biết.
Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông xin nằm ngoài hành lang để chờ phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó, nam diễn viên đã được chuyển vào phòng bệnh để điều trị.
Vợ Mai Trần tâm sự bà phải nhờ đồng nghiệp phụ giúp việc ở công ty để về bệnh viện chăm sóc cho chồng. Tuy nhiên, nếu bà xin nghỉ lâu quá, rất có thể sẽ bị đuổi việc. Vì lương không cao nên vợ Mai Trần phải chắt chiu, tiết kiệm để lo cho chồng nằm viện.
Trấn Thành vào viện thăm hỏi nghệ sĩ Mai Trần. |
Mai Trần tên thật là Mai Văn Thịnh, sinh năm 1954, từng là một trong những ngôi sao hàng đầu của làng kịch miền Nam khoảng thập niên 1980. Ông cùng Thương Tín, Minh Hoàng, Khánh Hoàng... là lứa sinh viên đầu tiên của trường Sân khấu điện ảnh.
Ít ai biết, ông là người thầy đầu tiên của ngôi sao quá cố Lê Công Tuấn Anh. Chính Mai Trần đã quyết liệt xin nghệ sĩ Kim Cương cho Tuấn Anh vào đoàn để kèm cặp, uốn nắn. Đây cũng là nền tảng để nam diễn viên nhanh chóng thăng tiến, trở thành ngôi sao sáng trong điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
Lưu Hằng
Vợ nghệ sĩ Mai Trần xót xa nhìn chồng nằm hành lang viện chờ phẫu thuật
- Hiện nghệ sĩ Mai Trần nằm điều trị tại bệnh viện Gia Định (TP.HCM) và đợi tiến hành phẫu thuật vì bị tắc mạch máu lên não.
">NSND Kim Cương vào viện thăm Mai Trần sau phẫu thuật động mạch vành