Đâu là iPhone giả và đâu là iPhone của Apple?ảlấpchỗtrốngiPhonethậlịch thi đấu v-league việt nam |
ICTnews- Bởi quá "hot" nên người ta không thể không kinh doanh iPhone giả. Và Apple càng chậm "phổ cập hoá" iPhone, hàng giả sẽ ngày càng nhiều.
Cuối một con ngõ nhỏ trong thành phố Sanchung (Đài Loan), một chiếc Mercedes-Benz đóng kín cửa. Bên trong, vài người đang tiến hành mua bán, trao đổi chiếc iPhone với mức giá chỉ bằng 2/3 giá Apple công bố...
Màn hình cảm ứng và logo Apple dán mặt sau, chiếc điện thoại trông không khác gì iPhone. Nhưng Apple chưa có kế hoạch bán iPhone, thiết bị tích hợp điện thoại, nhạc, video và lướt Net không dây, tại châu Á cho đến năm 2008. Chủ cửa hàng ở Sanchung, gần Đài Bắc, nói anh bắt đầu bán “iPhone” từ tháng 12/2006, 6 tháng trước khi iPhone chính thức có mặt tại Mỹ.
“Chúng tôi không thể bỏ qua iPhone bởi nó quá ‘hot’”, Ben, chủ cửa hàng, người chỉ cho biết tên mà không biết họ bởi bán điện thoại ăn cắp bản quyền là bất hợp pháp, nói.
Những chiếc điện thoại kiểu iPhone cho thấy hàng giả tại châu Á phát triển nhanh đến mức nào. Ben nói công ty anh thiết kế iPhone giả từ những bức hình đăng trên Internet trước cả khi Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple tiết lộ về iPhone vào tháng 1/2007.
Phòng Thương mại Mỹ ước tính hàng giả khiến nền kinh tế toàn cầu mất đến 650 tỷ USD mỗi năm. Jennifer Bowcock, nữ phát ngôn của Apple, từ chối thảo luận Apple mất bao nhiêu vì những sản phẩm nhái.
“Apple càng trì hoãn giới thiệu iPhone, hàng giả càng xuất hiện nhiều”, Chialin Lu, nhà phân tích của Yuanta Core Pacific Securities tại Đài Bắc, nói.
CEO Jobs không giải thích lý do trì hoãn giới thiệu iPhone tại châu Á. Hôm 3/9, Apple tuyên bố họ đã bán được 1 triệu iPhone, nói họ sẽ “đánh lại” hàng giả.
“Chúng tôi sẽ truy kích hàng giả và những kẻ ăn cắp thiết kế, đánh lừa khách hàng của chúng tôi”, Bowcock nói. Trên trang web của mình, Apple đã yêu cầu khách hàng thông tin về hàng giả, hàng nhái đến địa chỉ [email protected].
iPhone giả được sản xuất hàng mớ tại một nhà máy ở Shenzhen, Trung Quốc, Ben, 26 tuổi, nói. Ben đã quảng cáo “iPhone của anh” trên Internet và bán với giá 8.900 Đài tệ, hay 270 USD. “Lõi của iPhone không khó”, Ben nói, “cái khó là thiết kế và ngoại thất”.
Ben cho biết anh đã bán hơn 10.000 chiếc iPhone nhái tại Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore và cả Mỹ.
Tại Thượng Hải, iPhone nhái được bày bán trong một gian hàng của một khu chợ chật chội trên tầng 6 toà nhà gần ga tàu lửa.
Ni, chỉ tiết lộ tên mà không tiết lộ họ, nói anh bắt đầu bán iPhone nhái sau khi đọc một bài báo nói về “hiện tượng iPhone” trên thế giới.