您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Đề bài khó về bảo mật cho điện toán đám mây
NEWS2025-01-27 17:05:38【Thời sự】8人已围观
简介Chuyển đổi số phải song hành cùng điện toán đám mâyChia sẻ trong buổi tiếp xúc với báo giới Việt Namm.24hm.24h、、
Chuyển đổi số phải song hành cùng điện toán đám mây
Chia sẻ trong buổi tiếp xúc với báo giới Việt Nam mới đây,Đềbàikhóvềbảomậtchođiệntoánđámmâm.24h bà Kimberly Dickson, Kiến trúc sư bảo mật cấp cao tại Amazon Web Services (AWS), cho biết điện toán đám mây là lựa chọn tối ưu để tăng tốc chuyển đổi số.
Theo bà Kimberly Dickson, tầm quan trọng của điện toán đám mây đã được thể hiện rất rõ trong đại dịch Covid-19. Ví dụ điển hình là sự kết hợp giữa dịch vụ điện toán đám mây của AWS và Zoom đã giúp nền tảng họp trực tuyến này mở rộng quy mô từ 10 triệu lên thành 300 triệu người sử dụng.
Tại Việt Nam, một khách hàng khác của AWS cũng đã có những kết quả hoạt động ấn tượng trong đại dịch Covid-19 nhờ điện toán đám mây.
Cụ thể, Khoa tiếng Anh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chuyển hệ thống quản lý, đào tạo lên đám mây, nhờ vậy, mang đến trải nghiệm học chất lượng cao cho hàng nghìn sinh viên.
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, ứng dụng trên đám mây của trường đại học này có thể mở rộng để cung cấp việc học trực tuyến cho khoảng 5.000 sinh viên với 161 lớp học.
Trong thời điểm kinh tế bất ổn như hiện nay, công nghệ đám mây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giá trị cốt lõi của các dịch vụ điện toán đám mây là giúp giảm chi phí. So với việc phải tự đầu tư cho CNTT và làm hết từ đầu, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ điện toán đám mây chỉ cần trả khoản chi phí theo nhu cầu sử dụng thực tế.
“Điện toán đám mây thực sự là lựa chọn tối ưu khi chúng ta tăng tốc quá trình chuyển đổi số. Nền kinh tế số Việt Nam với sự hỗ trợ của điện toán đám mây có thể đạt quy mô 57 tỷ USD”, chuyên gia của AWS nhận định.
Người dùng điện toán đám mây ngày càng khó tính
Cùng với sự phát triển và phổ biến của điện toán đám mây thời gian qua, các doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng điện toán đám mây ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề an ninh bảo mật của dịch vụ này.
Để tăng tốc chuyển đổi số nhưng vẫn đảm bảo an toàn, khả năng giám sát, kiểm soát các mối đe dọa bảo mật khi sử dụng điện toán đám mây là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, rất cần đến quy trình an ninh mạng hợp lý cùng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Doanh nghiệp, tổ chức cần có chiến lược bảo mật phù hợp, vừa đảm bảo cho sự sáng tạo và tăng trưởng, lại vừa phải đáp ứng được các quy trình bảo mật. Trong đó, bảo vệ dữ liệu của công ty phải là ưu tiên hàng đầu.
“Bằng cách đảm bảo dữ liệu được an toàn thông qua xác thực đa yếu tố, các công ty ở Việt Nam có thể thực hiện những bước đầu tiên trong việc tăng cường bảo mật cho chính mình”, bà Kimberly Dickson cho hay.
Theo chuyên gia của AWS, có 3 xu hướng chính khi nhắc tới vấn đề bảo mật của các dịch vụ điện toán đám mây. Đầu tiên, khách hàng ngày nay có yêu cầu rất cao thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bảo mật, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ an ninh bảo mật mới nhất.
Đề bài được đặt ra cho các doanh nghiệp điện toán đám mây còn bao gồm việc tối ưu hóa đầu tư cho bảo mật. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hậu đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp có mong muốn sử dụng các dịch vụ bảo mật chi phí thấp, thậm chí miễn phí. Đơn vị cung cấp giải pháp điện toán đám mây cũng phải có khả năng áp dụng các tiêu chuẩn theo lựa chọn của khách hàng.
Cuối cùng, do đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật, các công ty, tổ chức sử dụng dịch vụ điện toán mây muốn nhà cung cấp phải giúp họ có năng lực bảo mật cao hơn. Điều này được thể hiện thông qua việc mở rộng mạng lưới đào tạo kỹ năng sử dụng đám mây, trong đó có kỹ năng về an ninh bảo mật.
Cần chăm chút để thị trường đám mây phát triển lành mạnhNhấn mạnh đám mây (cloud) sẽ là hạ tầng quan trọng nhất của một quốc gia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cần chăm chút để thị trường phát triển lành mạnh.很赞哦!(53)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
- Chuyên gia kinh tế hàng đầu Mỹ ra sách về định giá
- Nhiều hãng ô tô phải dừng sản xuất vì thiếu nguồn cung linh kiện
- BTV thời tiết Xuân Anh lột xác với màn nhảy 'bốc lửa', tiết lộ bí mật sau sản phẩm gây sốt
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1: Cải thiện phong độ
- Cuốn sách chỉ cách phục hồi kinh tế sau khủng hoảng Covid
- "Phật quang" tỏa sáng rực rỡ trên đỉnh Fansipan khiến du khách thích thú
- Thủ tướng rời Saudi Arabia đến Doha, bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Nhận định, soi kèo Al
- Hoa hậu Đỗ Thị Hà trải nghiệm múa rối cùng nghệ sĩ Phan Thanh Liêm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saint
- Lần đầu tiên được tham dự 1 giải đấu chính thức cùng ĐT Việt Nam, thủ môn Đình Triệu đã bất ngờ được HLV Kim Sang Sik xếp bắt chính ngay ở trận ra quân gặp Lào. Dự bị cho Đình Triệu là người gác đền số 1 ĐT Việt Nam hiện tại - Filip Nguyễn.
Trận đấu AFF Cup đầu tiên trong sự nghiệp của Đình Triệu gần như đã diễn ra hoàn hảo. Thủ môn của CLB Hải Phòng có ngày làm việc khá đơn giản khi ĐT Việt Nam hoàn toàn áp đảo Lào. Không phải trổ tài cứu thua quá nhiều, Đình Triệu suýt chút nữa đã có được trận giữ sạch lưới trong ngày ra quân tại AFF Cup 2024 cùng ĐT Việt Nam.
Tuy nhiên ở những phút cuối cùng, Đình Triệu lại mắc sai lầm tai hại. Khi ĐT Việt Nam được hưởng quả đá phạt, thủ môn 33 tuổi thay vì phát bóng thẳng lên lại thực hiện 1 đường chuyền ngang cho Duy Mạnh. Tình huống bất ngờ khiến Duy Mạnh phải phạm lỗi với cầu thủ Lào trong vòng cấm và cuối cùng dẫn đến 1 quả penalty.
Trên chấm 11m, Bounphachan Bounkong đã không mắc sai lầm nào để ghi bàn vào lưới Đình Triệu, giúp Lào có được bàn thắng danh dự. Sau sai lầm của mình, thủ môn của CLB Hải Phòng đăng tải lên trang cá nhân với thông điệp: "Điều gì không hạ được bạn sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Lần đầu tiên của một giải đấu chính thức".
Đây là lần đầu tiên sau 26 năm, ĐT Việt Nam mới để thủng lưới trước Lào. Bàn thua dù khiến chiến thắng của thầy trò HLV Kim Sang Sik bớt hoàn hảo nhưng cũng sẽ là bài học cần thiết đối với thủ môn Đình Triệu và những cầu thủ khác.
ĐT Việt Nam sẽ được nghỉ lượt trận thứ 2 của bảng B - AFF Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik hiện đã trở về Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc tiếp đón Indonesia vào tối 15/12. Rất có thể ở trận đấu này, Filip Nguyễn trở lại bắt chính.
Bài liên quan">Thủ môn ĐT Việt Nam gửi thông điệp sau sai lầm trước Lào
Anh Hữu chia sẻ thêm thủ tục giấy tờ cần đợi phía ngân hàng hoàn tất các thủ tục tất toán, giải phóng các vướng mắc liên quan đến chủ cũ. Thời gian xử lý thường lên tới 3 tuần.
Hơn nữa, do là tài sản thanh lý nhằm thu hồi vốn nhằm giảm nợ xấu cho nên ngân hàng sẽ không hỗ trợ trả góp, mà sẽ lấy tiền mặt toàn bộ.
Chất lượng xe khó được đảm bảo
Bên cạnh việc thủ tục mua bán phức tạp, người mua cũng không có bất kì chính sách nào đảm bảo chất lượng chiếc xe hay việc bảo hành, bảo dưỡng như khi mua tại salon xe chuyên nghiệp.
Anh Lê T. Việt - chủ salon xe ôtô tại Long Biên, Hà Nội chia sẻ: "Do những chiếc xe mà ngân hàng thanh lý thường không trải qua khâu kiểm tra chất lượng ban đầu như tại các cửa hàng vẫn thường làm, nên việc kiểm tra các lỗi trên xe người mua phải tự mình thực hiện".
Mua bán qua hình thức đấu giá
Thường đa số giao dịch mua bán xe thanh lý đều được thực hiện bằng việc đấu giá tại các trung tâm đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp hoặc trả giá bằng miệng. Nếu trong phiên đấu giá có từ 2 người tham gia trả giá trở lên thì ai là người trả giá cao hơn sẽ sở hữu xe.
Có những trường hợp, người mua không cần tham gia đấu giá. Người mua có thể thoả thuận giá cả, hình thức thanh toán với chủ xe. Ưu điểm của cách này là thủ tục nhanh gọn hơn nhưng độ rủi ro cao.
Giá xe rao bán ban đầu chênh nhiều với giá mua bán
"Từ giá trị ban đầu của chiếc xe nhưng trong phiên đấu giá có thể sẽ được trả giá cao hơn. Việc đưa ra giá xe ban đầu thấp có thể chỉ là cách để thu hút người mua, tạo cảm giác sẽ mua được giá rẻ. Càng nhiều người quan tâm, tham gia trả giá xe thì ngân hàng càng được lợi và khả năng giá xe được đẩy lên cao hơn" - Anh Lê V. Cường chủ salon xe ôtô cũ tại Hà Nội chia sẻ.
Ngân hàng có thể đưa ra mức giá rất thấp để thu hút nhiều người quan tâm tham gia phiên đấu giá, đến khi bán thì do cạnh tranh nhau người mua sẽ trả giá cao lên.
Với hình thức mua bán đó, đôi khi giá bán chiếc xe thực sự sẽ không rẻ như người mua vẫn nghĩ. Do đó, người mua xe cần phải suy nghĩ và tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định mua xe thanh lý từ ngân hàng.
Theo Lao động
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Ô tô dồn dập giảm giá sập sàn tới nửa tỷ đồng
Trong 3 ngày qua, thị trường ô tô Việt Nam dồn dập đón nhận "cơn lốc" giảm giá sập sàn đến từ nhiều thương hiệu với mức ưu đãi cao nhất lên đến hơn nửa tỷ đồng.
">Có nên mua xe ôtô thanh lý giá rẻ từ ngân hàng?
So với các giấy tờ khác thì giấy đăng kiểm khá to và rất dễ thất lạc. Dù đang ở giai đoạn nghiên cứu đề xuất nhưng việc bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô đã được nhiều người sở hữu ô tô và lái xe đón nhận tích cực.
Anh Dương Văn Thành đang làm kinh doanh tại quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, lái xe phải mang rất nhiều loại giấy tờ theo người như bằng lái, đăng ký xe, đăng kiểm, bảo hiểm xe,… khá bất tiện. Do đó, bớt được loại nào hay loại ấy”.
Anh Thành cho biết thêm, trong khi các giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe có kích thước nhỏ gọn thường được đút trong người thì giấy chứng nhận đăng kiểm lại khá to, buộc phải để trên xe. Chính điều này đã dẫn đến nhiều phiền phức.
Vào cuối năm ngoái, trên đường về quê Bắc Giang, anh Thành bị CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ. Khi xuất trình, các giấy tờ mang theo người đều đủ, duy chỉ có giấy đăng kiểm là tìm mãi không thấy.
“Tôi đã giải thích với đồng chí CSGT là xe vừa được đăng kiểm định kỳ, bằng chứng là có tem dán trên kính lái đến cuối năm 2021 nhưng họ không chấp nhận. Tôi chợt nhớ ra, hôm trước rửa xe có để giấy đăng kiểm ra ngoài khi vệ sinh nội thất mà quên cho cầm lên xe. Sau đó, tôi gọi điện về bảo người nhà tìm và gửi ảnh giấy đăng kiểm, may quá được linh động cho qua”, anh Thành kể.
Nếu lái xe không mang theo các loại giấy tờ, trong đó có giấy đăng kiểm thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện. Không được may mắn như anh Thành, trường hợp của anh Hoàng Minh Long (trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại rơi vào tình cảnh khá trớ trêu.
Giống như nhiều người, anh Long cũng để riêng giấy đăng kiểm và bảo hiểm trong một chiếc túi nhỏ, cất trong cốp trước của xe. Bình thường, anh rất ít khi nhìn vào xem giấy tờ này có còn không. Chỉ đến hôm trước một chuyến đi xa vào Đà Nẵng, anh kiểm tra mới tá hoả vì túi giấy tờ này đã bị biến mất từ bao giờ, có thể thất lạc trong những lần anh để xe ở gara sửa hoặc rửa xe hút bụi xe.
Dù tem dán trên kính lái thể hiện xe còn hạn đăng kiểm đến tháng 7/2021 mới hết hạn nhưng do bị mất giấy đăng kiểm nên anh Long vẫn phải đi đến trung tâm đăng kiểm và làm thủ tục khám xe lại, kèm theo phải viết giấy cam kết về việc đã làm mất giấy tờ này.
“Lệ phí đăng kiểm có vài trăm nghìn nhưng mất khá nhiều thời gian và phiền phức. Tất nhiên là lỗi do tôi nhưng nếu Cục Đăng kiểm đồng bộ dữ liệu tốt thì hoàn toàn có thể cấp lại giấy đăng kiểm mà không cần phải đưa xe đi kiểm tra hết các hạng mục kỹ thuật”, anh Long bày tỏ.
Do đó, trước thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ chỉ cấp tem có mã QR dán trên kính lái, đồng thời số hoá dữ liệu về đăng kiểm phương tiện, anh Long đã hoàn toàn tán đồng.
Để ai cũng thuận tiện
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 4,3 triệu xe ô tô được cấp số quản lý kiểm định. Năm 2020 có hơn 3,7 triệu lượt xe vào đăng kiểm, trong đó, rất nhiều phương tiện mỗi năm phải đi đăng kiểm từ hai lần trở lên. Nếu giảm bớt thủ tục cấp giấy đăng kiểm sẽ góp phần giảm thủ tục cũng như chi phí cho chủ xe.
Chu kỳ kiểm định hiện hành của các phương tiện ô tô. Theo các chuyên gia, ngoài việc tiết kiệm được chi phí, thời gian cho người dân thì việc số hoá và liên thông dữ liệu còn giúp giảm tải công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng kiểm soát.
Ví dụ như CSGT khi kiểm tra chỉ cần quét mã QR trên tem dán ở kính lái là có thể biết hạn đăng kiểm và toàn bộ thông số kỹ thuật của phương tiện.
Người dân cũng có thể dễ dàng truy cập thông tin kỹ thuật phương tiện qua app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh. Thậm chí app này sẽ nhắc nhở chủ xe khi sắp đến chu kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Mẫu tem đăng kiểm dán trên kính lái ô tô hiện nay sẽ được bổ sung thêm mã QR. Trao đổi với VietNamNet, GS.TS. Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải rất đồng tình với đề xuất trên của Cục Đăng kiểm và cho rằng: “Công nghệ chuyển đổi số là phải hướng đến sự thuận tiện và giảm bớt thủ tục, phiền hà cho người dân. Thậm chí, sau này trên một phương tiện chỉ cần 1 loại giấy tờ có thể tích hợp hết dữ liệu.”
Vị chuyên gia giao thông này cũng lưu ý, để áp dụng hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và phải được đồng bộ, minh bạch giữa 3 bên: Cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra kiểm soát và người dân. Trước mắt, cần có lộ trình cụ thể và thử nghiệm, đánh giá trước khi áp dụng trên diện rộng.
Bỏ cấp giấy đăng kiểm sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cả chủ xe và cơ sở đăng kiểm. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S (Hà Nội) cho rằng, khi số hoá tra cứu đăng kiểm phương tiện phải đảm bảo hiện lên cả hình ảnh phương tiện và các thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm. Xe tải cơi nới thành thùng phải kiểm soát chặt. Việc số hoá công tác đăng kiểm cần có lộ trình phù hợp.
“Trước mắt có thể làm song song vừa cấp giấy vừa số hoá để tiện chống làm giả giấy đăng kiểm vì hiện nay giấy giả rất nhiều. Khi số hoá được hình ảnh và thông số kỹ thuật có thể tiến tới bỏ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm bản giấy”, ông Hải chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn về vấn đề trên? Hãy gửi ý kiến ở phần bình luận dưới bài viết. Các câu hỏi về sử dụng, mua bán xe và bài viết trải nghiệm xe gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nghiên cứu bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô
Cục Đăng kiểm Việt Nam đang hướng tới nghiên cứu bỏ giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới, tạo thủ tục thuận lợi cho chủ phương tiện, giảm thủ tục hành chính đăng kiểm.
">Bỏ giấy đăng kiểm ô tô: Bớt phiền toái, tăng minh bạch
Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
LTS: Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư…
NLG đã lôi kéo hàng chục ngàn học viên trên cả nước và đào tạo họ thành những tuyên truyền viên tích cực. Bằng việc tạo nguồn thu một cách tinh vi thông qua đội ngũ “phụng sự”, ông Lê Văn Phúc (còn gọi là chú Phúc) và các cộng sự đã có những nguồn thu “khủng”.
Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ. Nhiều bệnh nhân đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Hiện, NLG vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhóm này đã tổ chức được 3 hội thảo ở nước ngoài, trong đó 2 hội thảo ở Thái Lan hồi tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Trước đó có một hội thảo diễn ra tại Malaysia. Mỗi hội thảo đều thu hút vài nghìn người Việt Nam tham gia, với mức kinh phí gần 30 triệu đồng/người.
Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt? Những ai đã giúp ông Lê Văn Phúc?
Đặt hai tay lên lưng người khác để truyền năng lượng như phim kiếm hiệp, truyền năng lượng cho nhau qua các ứng dụng mạng xã hội để chữa bách bệnh, truyền năng lượng cho lợn gà lớn, cây trồng phát triển… Những câu chuyện nghe thôi đã thấy vô lý nhưng lại đang được hàng chục ngàn người Việt tin và làm theo (theo số liệu từ chính nhóm này “quảng cáo”).
Các tín đồ của NLG đang len lỏi vào từng căn nhà, ngõ phố, quận, huyện, tỉnh, thành. Họ bảo nhau phấn đấu “học hành” giống như đám trẻ, cũng phân bậc từ lớp 1, lên lớp 2, lớp 3, rồi đến lớp 4, lớp 5. Hầu hết các buổi học đều diễn ra online, được chú Phúc (ông Lê Văn Phúc) - người sáng lập hiện sống ở Mỹ - đứng lớp truyền đạt cùng các cộng sự thân tín.
Tự lập các nhóm riêng để truyền năng lượng với ảo tưởng giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nông nghiệp.
Ở nhiều tỉnh thành, quận huyện trên cả nước đều có các nhóm NLG hoạt động âm thầm ngày đêm. Thỉnh thoảng, họ tổ chức gặp mặt giao lưu trực tiếp tại khu vực mình sinh sống. Phần lớn các học viên là người cao tuổi, tin vào các yếu tố tâm linh. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người học thức cao, có địa vị và uy tín xã hội tham gia vào nhóm này.
Các học viên đi theo NLG thường bắt đầu với tâm lý “chẳng mất gì” bởi vì các lớp học NLG được quảng cáo là miễn phí. Tuy nhiên, nguồn thu “khủng” mà không hề mất vốn của những người đứng đầu NLG tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi.
Video: Nhóm NLG truyền bá những thông tin phản khoa học nhưng hiện có hàng chục ngàn người trên khắp cả nước đi theo.
Tổ chức hội thảo ở nước ngoài
Trước thời điểm đầu năm 2021, mỗi học viên khi học đến lớp 3 của NLG sẽ tham gia học trực tiếp với chú Phúc tại Việt Nam và phải đóng số tiền 600 nghìn đồng/người - được thông báo là tiền thuê hội trường.
Hiện tại, khi nhóm này không còn dám tổ chức các lớp học “offline” ở Việt Nam nữa, thì một trong những nguồn thu lớn nhất của NLG là tổ chức các buổi hội thảo lớn ở nước ngoài cho học viên từ lớp 3 trở lên, trong đó chi phí dao động 25-30 triệu đồng/người.
Riêng năm 2022, NLG đã tổ chức 2 hội thảo tại Malaysia và Thái Lan, thu hút lần lượt khoảng 1.500 và 2.390 người tham gia. Sang năm nay, nhóm này lại tiếp tục tổ chức hội thảo tại Thái Lan vào đầu tháng 2. Theo thông tin PV nhận được, hội thảo này cũng thu hút lên tới gần 2.400 người, gần như toàn bộ là người Việt Nam.
Với mỗi hội thảo, các học viên tham gia phải đóng 500 USD/người tiền thuê hội trường. Số còn lại là tiền khách sạn, ăn ở, đi lại. Tổng chi phí lên tới 25-30 triệu đồng/người mỗi chuyến đi kéo dài 6-7 ngày. Làm một phép tính đơn giản cũng thấy số tiền thu về lớn đến mức nào.
12,7 triệu đồng/người chỉ là một phần chi phí cho lớp học ở Thái Lan hồi tháng 2/2023 kéo dài 7 ngày cả đi lẫn về.
Nhóm này liên kết với một công ty du lịch để thu tiếp tiền vé máy bay, ăn ở, đi lại hơn 13 triệu đồng/người.
Chị Đỗ Trang (Nam Định) kể, mẹ chị là một trong số các học viên tham gia hội thảo ở Thái Lan hồi cuối tháng 11 năm ngoái. “Tôi đưa bà 25 triệu đồng để chi cho chuyến đi ấy, còn lại bà bù thêm bao nhiêu tiền thì mình không biết. Ngoài ra, thỉnh thoảng các cụ lại ủng hộ vài ba trăm, 1 triệu là chuyện bình thường”.
Giống như mẹ chồng chị Trang, mẹ đẻ chị Thu Hà (Hà Nội) cũng đang mê muội với NLG. Chị Hà kể, chị chỉ biết mẹ mình đi Thái Lan trước đúng 1 ngày. Lúc ấy chị mới nhớ ra bà từng gửi nhầm cho chị ảnh chụp màn hình giao dịch chuyển khoản 12,7 triệu đồng cho một người tên là Thái Thị Xuân. Về sau, chị mới biết số tiền 12,7 triệu đồng (tương đương 500 USD) thực ra là tiền đóng phí thuê hội trường, còn tổng số tiền phải bỏ ra cho chuyến đi này lên tới hơn 26 triệu đồng, chưa tính các khoản chi tiêu cá nhân và ủng hộ tự nguyện cho chuyến đi.
Số tiền 12,7 triệu đồng (một nửa tổng chi phí) mẹ chị Hà chuyển khoản tới tài khoản Thái Thị Xuân cho lớp học ở Thái Lan hồi tháng 2/2023.
“Mình không thể biết được bà đã chi chính xác bao nhiêu tiền cho NLG. Ban đầu bà nói là học miễn phí nhưng sau đó có rất nhiều khoản phải chi như: mua sách, ủng hộ lớp học, mừng tuổi chú Phúc…”.
Mua sách, ủng hộ từ thiện
Trước khi “được” sang Thái Lan đi học lớp 3, lớp 4, các học viên sẽ học online hằng ngày tại nhà. Họ được khuyến khích mua sách mà nhóm này tự biên soạn và in ấn, có giá từ 130 đến 950 nghìn đồng/cuốn. Ban phụng sự của “chú Phúc” cảnh báo rằng, sách không được cho nhau mượn, không được photo, nếu không sẽ “mất năng lượng”.
Ngoài ra, nhóm này thường xuyên kêu gọi thành viên làm từ thiện. Nhóm sẽ tự giới thiệu các hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đưa các học viên đến thăm hỏi rồi kêu gọi ủng hộ tuỳ tâm. Thậm chí, đến dịp Tết Nguyên đán, trợ lý thân cận của chú Phúc cũng kêu gọi “mừng tuổi chú” tuỳ tâm.
Những khoản tiền ủng hộ của học viên được gửi tới tài khoản Trần Thị Viên Dung - “tay hòm chìa khoá” trước đó của NLG. Một thành viên của ban phụng sự kêu gọi các học viên "lì xì" chú Phúc nhân dịp năm mới. Chị Huỳnh Mỹ An (TP.HCM) là một trong những người đấu tranh chống lại NLG mạnh mẽ nhất trong suốt 2-3 năm qua. Chị từng có thời gian tiếp xúc gần gũi với nhóm này và ông Lê Văn Phúc vì em gái chị từng theo học các lớp của NLG với hi vọng chữa bệnh.
Chị An cho biết, ban đầu vì chiều em gái và thành tâm muốn chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn, chị đã tin tưởng chuyển 100 triệu đồng cho người mà ông Phúc nói là con gái nuôi bị ung thư. Chị cũng chuyển tiền đóng góp vào quỹ của NLG và tặng nhiều món quà có giá trị cho ông Phúc và các cộng sự.
Sau khi phát hiện ra ông Phúc nói dối về trường hợp con gái nuôi và có những hành động không bình thường, chị đã lên tiếng phản pháo. Để “bịt miệng” chị, ông Phúc năn nỉ trả lại số tiền mà chị đã chuyển và giá trị các món quà chị đã tặng. “Ông ta đã trả lại tôi 200 triệu đồng. Nhưng tôi kiên trì lên tiếng không phải để đòi lại số tiền đó. Cái nguy hiểm nhất là ông Phúc và NLG đang lừa đảo hàng nghìn người Việt để trục lợi, khiến cho bao gia đình tan nát, mâu thuẫn. Bao nhiêu con người bệnh tật, đau ốm vì tin lời tuyên truyền của NLG mà bài trừ bác sĩ. Đó là tội ác”.
Bán lợn gà NLG, kêu gọi tiền tỷ mua trụ sở bên Mỹ
Không chỉ thu tiền sách vở, ủng hộ từ thiện, đi hội thảo, NLG còn tự lập nên những trang trại thực phẩm sạch, quảng cáo là nuôi trồng theo phương pháp NLG (truyền năng lượng để lợn gà, cây trồng lớn).
Một trong những trang trại đó được giới thiệu là ở Đồng Nai. Riêng mảng nông nghiệp, thực phẩm sạch, NLG đã lập ra một công ty riêng có tên là NLG Đại Phước. Một trong số các cửa hàng bán thịt gà, lợn trực tiếp nằm ở TP Vinh (Nghệ An).
“Mẹ tôi cũng từng đi tham quan một trang trại được quảng cáo là trang trại sạch NLG ở Thái Nguyên. Bán đồ đắt lắm mà các bà vẫn tranh nhau mua” - chị Đỗ Trang kể.
Bảng giá thịt lợn, gà của một cửa hàng NLG nằm ở TP Vinh (Nghệ An).
Trên fanpage công khai của nhóm này, bà Thái Thị Xuân còn đại diện cho chú Phúc đứng ra kêu gọi các thành viên ủng hộ hoặc tạm ứng cho vay không lãi suất để mua trụ sở cho NLG. Bà Xuân viết rằng, sau khi đã gom mọi nguồn thu, số tiền mua trụ sở vẫn còn thiếu… 100.000 USD (gần 2,4 tỷ đồng). Nhưng chỉ chưa đầy 1 ngày sau, bà tuyên bố tài khoản của bà đã nhận được hơn 1,1 tỷ đồng.
Khoản tiền tỷ được kêu gọi trong chớp mắt chỉ bằng một chiếc “status” rất nhẹ nhàng trên Facebook đủ cho thấy các học viên đặt niềm tin lớn đến mức nào vào những người đứng đầu NLG. Trụ sở bên Mỹ sau đó đã được ê-kíp của ông Phúc "khoe" trên các hội nhóm. Tuy nhiên, giấy tờ pháp lý ra sao, ai đứng tên chủ sở hữu… là những thông tin không được đề cập đến và cũng chẳng có ai thắc mắc bởi vì nó ở tận bên… Mỹ.
Ban phụng sự kêu gọi học viên ủng hộ tiền mua trụ sở bên Mỹ. Số tiền còn thiếu là 100.000 USD.
Chỉ trong vòng chưa đầy 24h, bà Thái Thị Xuân đã tuyên bố số tiền ủng hộ gửi về lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Trong kế hoạch “móc túi” của NLG, dự kiến hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức ở California (Mỹ) từ 24-28/6 năm nay. Họ cũng không quên lưu ý rằng “số lượng chỗ ngồi có giới hạn nên sẽ ưu tiên cho học viên đăng ký sớm”.
Trước đó, nhóm này cũng “quảng cáo” về lớp học ở Berlin (Đức) dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm nay nhưng chưa thấy thông tin về việc đã tổ chức thành công.
Chưa hết, NLG công bố kế hoạch trong tương lai sẽ thu học phí từ lớp 2 với cả hình thức học online, với mức học phí như sau: Lớp 1: miễn phí, lớp 2: 100 USD, lớp 3: 600 USD, lớp 4: 1.000 USD, lớp 5: 2.600 USD.
Những học viên nào có ý chống đối, thắc mắc hay từ bỏ NLG sẽ bị các thành viên ban phụng sự đe dọa bị mất kết nối, mất năng lượng, quay trở về với đời sống bình thường.
Chị Mai Linh (Hà Nội) - người có mẹ chồng vừa tham gia chuyến đi Thái Lan hồi tháng 2 năm nay chia sẻ: “Tôi không hiểu sao báo đài từng lên tiếng cảnh báo mà nhóm này vẫn hoạt động mạnh. Họ quảng bá công khai trên mạng xã hội, thậm chí còn tuyển CEO, làm marketing rất chuyên nghiệp”.
NHÓM PV
Ông Lê Văn Phúc là ai? Ông này có bằng cấp bác sĩ, tiến sĩ như từng tự giới thiệu trong đơn xin cấp phép hoạt động gửi đến các cơ quan, ban ngành hay không? Mời độc giả đón đọc kỳ 2 về ‘Chú Phúc’ - giáo chủ của Năng lượng gốc khiến hàng ngàn người mê muội.
Nhật Kim Anh lên tiếng việc từng đưa mẹ đến nhờ Võ Hoàng Yên chữa bệnh
Nhật Kim Anh vừa lên tiếng chuyện cô từng đưa mẹ đến khám nhà ông Võ Hoàng Yên cách đây hơn 5 năm trước.
">Nhóm năng lượng gốc xưng chữa bách bệnh, lừa tiền cả người già
Honda SH đang giảm giá vẫn chênh cao, có nên mua đi Tết? Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, tôi thấy giá xe SH bản 150 ABS dù được chào bán giảm tới hơn 6 triệu đồng so với tháng trước nhưng vẫn ở ngưởng 106 triệu đồng. Tức đắt hơn giá đề xuất hãng trên dưới 10 triệu đồng, nghĩ cũng tiếc tiền.
Tôi cũng có lên các diễn đàn tham khảo kinh nghiệm thì thấy đa số mọi người đều truyền tai nhau không nên mua sát Tết này vì nhiều khả năng như mọi năm, sau Tết thì giá xe còn giảm sâu hơn. Có người thì bảo mua vì SH khó có giá dưới đề xuất, lâu nay đều thế.
Tôi vẫn đang do dự, liệu có nên đợi sau Tết giá xe giảm thêm rồi hẵng mua hay không. Hy vọng nhận được thêm nhiều lời khuyên của mọi người.
Độc giả Nguyễn Văn Giang (Gia Lâm/Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mua ô tô cũ có cần phải làm lễ cúng xe không?
Tuần sau tôi sẽ làm thủ tục mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng. Tôi không suy nghĩ nhiều nhưng vợ tôi cứ nằng nặc đòi chuẩn bị làm lễ cúng.
">Giá xe Honda SH đang giảm, có nên mua đi Tết Nhâm Dần?
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay là Hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Văn hoá Việt Nam là kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, con người Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Thủ tướng phát biểu: "Nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hoá để thu về những nguồn lợi kinh tế.
Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam có nhiều tiềm năng, thuận lợi trong phát triển công nghiệp văn hóa. Cũng theo Thủ tướng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa:
Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Trung ương xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội…”.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 đề ra mục tiêu, yêu cầu “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”.
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành đã khẳng định quan điểm: “Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”. Chiến lược xác định 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa; đồng thời đề ra mục tiêu triển khai các lĩnh vực này đến năm 2030.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam”.
Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó có: “Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”.
Thủ tướng nhận định: "Với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với một số ngành khác, công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế".
Thủ tướng nhấn mạnh, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”, trên nền tảng văn hóa “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng” của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào một số nội dung chính.
Thứ nhất, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua (cố gắng nêu rõ số liệu minh chứng cụ thể); nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta có thể học tập được gì từ những quốc gia đã thành công trong phát triển công nghiệp văn hóa?
Thứ hai, đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đột phá, trong đó giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách là gì? Theo đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư.
"Những sản phẩm, dịch vụ nào cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao? Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa như thế nào? Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa cả về số lượng và chất lượng là gì? Có cần xây dựng một Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa cho giai đoạn mới với tầm nhìn dài hạn, giải pháp đồng bộ hơn?", Thủ tướng đặt câu hỏi.
Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quy định phù hợp sau Hội nghị.
Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp khách tại Phố Sách Hà NộiHình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim ngồi thưởng thức cafe giữa Phố Sách Hà Nội cứ hiện về trong tôi. Có một niềm vui không nhỏ đang lan toả trong trái tim rất nhiều người tâm huyết với sách và văn hoá Việt.">Thủ tướng: Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa