1. Thực trạng phát triển sản phẩm,ảiphápđẩymạnhpháttriểnsảnphẩmdịchvụnộidungsốthươnghiệuViệlịch thi đấu u23 châu a dịch vụ nội dung số tại Việt Nam
Từ những năm gần đây, Công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Theo số liệu trong Sách Trắng CNTT-TT được Bộ TTTT công bố năm 2017, tổng số doanh nghiệp CNTT cả nước năm 2016 ước tính là 24.501 doanh nghiệp tăng 13,13% so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 ước tính đạt 1.500.009 tỷ đồng (tương đương 67,693 tỷ USD, tăng 11,49% so với năm 2015) trong đó công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ USD, công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD, công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD và dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 60,789 tỷ USD trong đó phần cứng điện tử là 57,737 tỷ USD, phần mềm là 2,491 tỷ USD. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 34.320 tỷ đồng (đóng góp khoảng 3,4% tổng ngân sách nhà nước). Qua số liệu thống kê như trên thì tỷ trọng đóng góp của mảng nội dung số trong lĩnh vực Công nghiệp CNTT còn khá thấp, chưa xứng với tiềm năng và chưa khai thác hết được thế mạnh của lĩnh vực này tại Việt Nam, cụ thể theo các con số thống kê trong Sách trắng CNTT-TT 2017 như sau (số liệu thống kê các doanh nghiệp thuần nội dung số):
a) Về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Nội dung số
Doanh nghiệp phần cứng, điện tử : 2.980 doanh nghiệp năm 2015 và ước tính 3.404 doanh nghiệp năm 2016; Doanh nghiệp phần mềm: 6.143 doanh nghiệp năm 2015 và 7.433 năm 2016; Doanh nghiệp nội dung số: 2.339 doanh nghiệp năm 2015 và 2.700 năm 2016; Doanh nghiệp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 10.196 doanh nghiệp năm 2015 và 10.965 doanh nghiệp năm 2016. (Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương).
Tổng số doanh nghiệp nội dung số chiếm 11,01% trên tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT
b) Về doanh thu nội dung số:
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt 60.715 triệu USD năm 2015, 67.693 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 11,49%); Doanh thu phần cứng, điện tử 53.023 triệu USD năm 2015, 58.838 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 10,97%); Doanh thu phần mềm: 2.602 triệu USD năm 2015, 3.038 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 16,8%); Doanh thu nội dung số: 638 triệu USD năm 2015, 739 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 15,83%); Doanh thu dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 4.453 triệu USD năm 2015, 5.078 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 14,04%).
Tổng doanh thu nội dung số chiếm: 1% trên tổng doanh thu công nghiệp CNTT
c) Xuất, nhập khẩu nội dung số
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nội dung số chiếm gần 6% tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp CNTT
Trên cơ sở các số liệu được so sánh như trên, có thể nói với số lượng doanh nghiệp nội dung số hiện đang cung cấp dịch vụ (11,1%) và số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này (6%) thì các tỷ trọng doanh số, tỷ trọng xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực này trên tổng số ngành Công nghiệp CNTT còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng phát triển tại Việt Nam (nước có số dân trẻ, số người sử dụng Internet lớn, chiếm hơn 50% tổng số dân). Những hạn chế dẫn đến việc phát triển của lĩnh vực nội dung số chưa theo kịp sự phát triển của ngành CNTT nói chung sẽ được phân tích, đề cập ở phần sau.
2. Thực trạng cơ chế chính sách phát triển nội dung số tại Việt Nam
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lĩnh vực CNTT là một trong những lịch vực sớm được ban hành khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là Luật CNTT đã sớm được Quốc Hội ban hành và có hiệu lực thi hành vào tháng 1 năm 2007. Trên cơ sở đó, các văn bản dưới Luật đã được Chính phủ và các Bộ, ngành sớm trình ban hành. Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, phải kể đến các văn bản, chủ trương như sau: