Lực lượng chức năng sau đó có mặt khám nghiệm, lấy lời khai để làm rõ.
hi thể nữ sinh sau đó được đưa khỏi hiện trường. Theo đó, nạn nhân được xác định tên là H. (ngụ quận 4) là sinh viên năm 2 đang theo học tại trường; nguyên nhân có thể là do tự sát.
Theo Công an quận Gò Vấp, nữ sinh viên này trước đó đã có biểu hiện trầm cảm, chiều cùng ngày khi đến trường học thì xảy ra vụ việc đau lòng.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM
Trường dọa đưa đến công an, nữ sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử?
Nữ sinh lớp 8 ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá ngoan hiền, chăm chỉ đột nhiên uống thuốc diệt cỏ tự tử khiến gia đình và người thân bất ngờ.
">
Một nữ sinh nhảy lầu tự sát ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
Claire trên con phố Harvard Avenue - nơi cô lớn lên
Con đường đến sân trường Harvard của Claire Dickson bắt đầu từ con phố Harvard Avenue. Đó là con phố nhà cô ở Medford, và là nơi cô đã học toán, đọc sách của Melville, chơi piano khi học tại nhà.
“Lý do để gia đình quyết định cho tôi học tại nhà chủ yếu là muốn tôi có nhiều trải nghiệm học tập hơn. Một phần khác là vì sự không hài lòng của mẹ tôi đối với hệ thống trường công” – Dickson chia sẻ. “Tại sao ngày nào bạn cũng phải đến cùng một nơi, làm cùng một việc? Học tại nhà, thích gì, tôi sẽ học thứ đó”.
Dickson hiện đang là sinh viên chuyên ngành Tâm lý học. Cô kể, học ở nhà, mỗi ngày là những trải nghiệm khác nhau. Có những ngày cô chỉ học về nhạc jazz và cổ điển. Có những ngày chỉ học đọc. Cô đọc Hamlet lần đầu tiên năm 9 tuổi.
“Có quá nhiều điều hay ho đang diễn ra xung quanh Boston, và bố mẹ tôi ủng hộ bất cứ điều gì tôi muốn làm” – cô nói. “Bạn phải có động lực nội tại để làm những thứ bạn muốn. Học tại nhà thực sự thúc đẩy tôi làm điều đó. Chúng tôi được xem nhiều vở diễn sống động, tham gia cùng cha mẹ bất cứ điều gì họ đang làm”.
Việc học hành của Claire ít tự do đi một chút khi lên cấp trung học cơ sở, khi cô học chung với một nhóm nhỏ những học sinh cùng học ở nhà với những môn như Toán học, Sinh học và Lịch sử. Năm lớp 8, cô bắt đầu tham gia các lớp học ở Harvard Extension School và Bunker Hill Community College.
Sau đó, Claire cảm thấy hứng thú với tâm lý học, vì thế cô bắt đầu tham gia những bài giảng miễn phí ở Mass. General Hospital.
Abraham Joyner-Meyers
Lớn lên ở Takoma Park, Maryland, nơi Abraham sống chỉ cách trường tiểu học địa phương vài tòa nhà. Nhưng khu vực này lại dừng nhận trẻ mầm non khi cậu đăng ký. Vì thế, mẹ cậu - khi đang viết sách tại văn phòng ở nhà riêng – đã bố trí thêm một chiếc bàn nữa cho cậu con trai ngồi cạnh.
“Điều đó thực sự rất tốt” – Abraham, nam sinh đang theo học chương trình song bằng giữa ĐH Harvard và Berklee College of Music chia sẻ. “Sau một năm học tại nhà, nó không chỉ tốt cho mối quann hệ mẹ con, mà nó còn cho tôi một sự tự do vô cùng lớn để học những gì tôi muốn”.
Tự nhận là mọt sách, Abraham cho biết cậu đọc rất nhiều, học toán với sự giúp đỡ của bố và từng có thời gian học diễn xuất.
“Tôi thích sự tự do khi ở nhà và khi được ra ngoài với cộng đồng. Tôi tới một nhóm đọc sách ở thư viện địa phương. Đó là nơi đầu tiên tôi tự đi đến một mình, sau đó là tới D.C, tới các bảo tàng nghệ thuật”.
Abraham hiện đang theo học chương trình song bằng Harvard/ Berklee
Abraham nghĩ rằng nếu không học ở nhà, cậu sẽ không có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc. Khi hoạt động cùng nhóm diễn xuất, cậu biết tới một nhóm học sinh lớn tuổi hơn đang phát triển mạnh mẽ bên ngoài các trường trung học. Sự nhiệt thành của họ giúp Abraham – vốn là một người chơi violon – tương tác với các nghệ sĩ địa phương. Cuối cùng, cậu mở rộng sang âm nhạc dân gian Ai-len và bắt đầu chơi trong các lễ hội, sau đó là một ban nhạc, rồi chuyển sang lập nhóm riêng.
Nam sinh này chia sẻ khi được học cả 2 trường đại học cùng lúc, cậu được tiếp cận với sự đa dạng trong giáo dục. “Ước mơ của tôi là được quan tâm tới cả Shakespeare và âm nhạc như một học giả - nghệ sĩ. Thật háo hức khi là một trong những sinh viên đầu tiên, khi được nghĩ về cách mà chương trình song bằng này sẽ hoạt động trong tương lai. Chúng tôi là những con chuột bạch, nhưng hoàn toàn xứng đáng”.
Kemen Linsuain
Từ ngày nhỏ, Kemen đã quan tâm tới Toán học và Vật lý. Niềm đam mê của cậu với hai lĩnh vực này vượt qua cả những gì được dạy ở các trường học địa phương.
Mặc dù cha mẹ là người đề nghị cậu học tại nhà, nhưng Kemen là người tự điều hướng việc học tập của mình.
“Không có nhiều kế hoạch dài hơi, tôi chỉ tham gia những bài học mà tôi thích” – Linsuain chia sẻ. Cậu đã tham gia các lớp học Toán và Vật lý trình độ đại học từ năm 12 tuổi ở Carnegie Mellon và ĐH Pennsylvania (nơi mà bố cậu từng giảng dạy).
“Cạnh ĐH Carnegie Mellon là thư viện công và bảo tàng khoa học, vì thế giữa các giờ học, tôi sẽ ghé qua đó”.
Kemen hiện đang làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý Philip Kim. Cậu dự định sẽ tới Washington sau khi tốt nghiệp để nhận ví trí chuyên viên phân tích của công ty tư vấn Dean and Company.
“Tôi luôn luôn có quan điểm của một người ngoài cuộc về mọi thứ. Trong suốt quá trình xin việc, tôi thấy quan điểm này rất hữu ích. Tôi thực sự không có định kiến về mọi thứ trong cả quá trình. Tôi tự do hơn một chút để được là chính mình”.
Nguyễn Thảo (Theo Harvard)
Cách học tiếng Anh đạt 8.5 IELTS của cậu bé học tại nhà
Ông bố cho con nghỉ học phổ thông để học ở nhà (homeschooling) chia sẻ về việc cách học tiếng Anh của hai con.
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. “Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ”, cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
“Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã “hồi môn” cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày”, cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. "Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh khủng. Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh khủng! Nhưng không ăn cá… biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp” - cô Hà kể.
Việc kiếm thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: "Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn thịt, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con…ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy”.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. Anh bảo “Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều”.
N. Huyền
Sẽ không có bảng lương riêng hay phụ cấp cao nhất cho nghề giáo
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.
">
Lương giáo viên thấp, thầy giáo phải đi câu cá… cải thiện bữa ăn!
Về hình thức thi, theo ông Vinh cần tiến hành nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng là để cơ sở chủ động suy tôn, không đối phó và vì thành tích.
“Có thể chỉ cần đưa ra một số tiêu chí, ở dưới cơ sở thấy đủ điều kiện thì tự công nhận, suy tôn. Chứ lên các cấp trên thì bài giảng của giáo viên đã được nhiều người góp ý, phải nói là “như tráng một lớp men” lên rồi nên không còn nhiều ý nghĩa. Chưa kể một bài thi thực sự cũng không thể nói hết khả năng giáo viên”.
Ngoài ra, ông Vinh cũng cho rằng không nên lấy tiêu chí về số giáo viên dạy giỏi để làm cơ sở đánh giá các trường, các phòng GD-ĐT. “Nên dừng lại ở danh hiệu cá nhân là chính và đừng gắn chuyện giáo viên giỏi vào thành tích thi đua của các tập thể”, ông Vinh nói.
Cần thay đổi từ tư duy của người quản lý
Theo ông Vinh, để làm được điều này, cách nhìn nhận, tư duy của các lãnh đạo các trường, phòng giáo dục địa phương cũng cần phải thay đổi.
“Cần thay đổi để động viên, thu hút những người giỏi thật sự muốn tham gia. Từ đó giáo viên dạy giỏi và giáo viên giỏi là sự đồng nhất với nhau. Tôi biết nhiều giáo viên rất giỏi nhưng không trong danh sách giáo viên dạy giỏi các cấp bởi họ không tham gia”, ông Vinh tâm sự.
Theo ông Vinh, thậm chí cách công nhận giáo viên dạy giỏi cũng không cần phải qua thi mà có thể đề ra những tiêu chuẩn và để các trường tự suy tôn.
“Tuy nhiên, Thông tư 21 hiện nay của Bộ GD-ĐT đang có hiệu lực đòi hỏi giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm, 2 tiết kiểm tra về năng lực và có 2 tiết dạy được đánh giá tốt”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho rằng cần phải tổ chức thi thực chất, tránh phô trương, hình thức.
Theo ông Tường, trên thực tế, cá biệt có một số cơ sở giáo dục còn thiếu chặt chẽ, hình thức, không thực chất gây bức xúc trong xã hội.
“Cụ thể, khâu tổ chức thi các cấp còn chưa đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu của hội thi; tiết dạy còn hình thức và việc đánh giá giờ dạy còn chưa đúng khi mang nhiều tính chủ quan, bệnh thành tích”, ông Tường nêu thực tế địa phương.
Ông Tường cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập còn tồn tại: “Thông tư 21 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ Hội thi có những điều, khoản không còn phù hợp như điều kiện tham dự. Cụ thể, muốn được dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường; phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt yêu cầu quy định. Bất cập nhất là về tổ chức và đánh giá các nội dung thi, sử dụng kết quả thi. Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện còn hình thức, nặng về thành tích”.
Điều mà ông Tường cho là khó gỡ nhất trong các bất cập đó là tâm lý nặng về thành tích của chính các lãnh đạo và giáo viên một số cơ sở giáo dục. Do đó cách nhìn nhận về hội thi của lãnh đạo các cấp cũng cần thay đổi.
“Cán bộ quản lý giáo dục các cấp cần phải thay đổi nhận thức về hội thi. Phải đưa việc tổ chức trở về đúng bản chất là hội thi với tinh thần học hỏi, chia sẻ và lan tỏa và thực sự giáo viên dạy giỏi các cấp phải là những điển hình tiển tiến, xứng đáng được suy tôn và góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục”, ông Tường nói.
Theo ông Tường, thay vì chỉ qua một vài tiết dạy, cần đánh giá trên nhiều phương diện như: quá trình công tác và sự cống hiến của thầy cô cho ngành giáo dục; đánh giá từ học sinh, phụ huynh, xã hội…
Ông Tường cũng kiến nghị sửa đổi Thông tư 21, trong đó bỏ thi giáo viên giỏi cấp trường; bỏ sáng kiến kinh nghiệm, điều chỉnh điều kiện dự thi, sử dụng kết quả hội thi. Việc đánh giá cần đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức. Không lấy kết quả thi giáo viên dạy giỏi làm tiêu chí để đánh giá thi đua của tập thể.
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tính toán giảm áp lực cho giáo viên bằng việc cắt giảm mạnh các hồ sơ, sổ sách không cần thiết; mạnh dạn bỏ bớt các tiêu chí thi đua gây áp lực cho giáo viên; xem xét, điều chỉnh, cắt giảm các hội thi, cuộc thi không thiết thực…
“Phải làm sao để các thầy cô được vinh danh thấy xứng đáng, cơ sở giáo dục thấy tự hào. Nếu bản thân chúng ta còn thấy vất vả thì xã hội sẽ không đồng tình”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Thanh Hùng
Thi giáo viên giỏi còn "diễn", có nên tiếp tục?
-Bộ Giáo dục vừa lên tiếng cần chấn chỉnh tình trạng "diễn" trong thi giáo viên giỏi. Nhiều giáo viên cho rằng những tiết thi "diễn" này đã và đang tồn tại nhiều năm qua.