Gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự quản lý ngành CNTT - Viễn thông
Trong "Báo cáo thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2024" mới công bố,ửdụngAIMachineLearninglànhữngkỹnăngthiếtyếucácứngviêncầnbổlich thi dau bd hom nay Navigos Search đã tập trung làm rõ nhu cầu tuyển dụng lao động thị trường Việt Nam trong 3 nhóm ngành CNTT – Viễn thông, Điện – Điện tử và Sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc.
Với CNTT - Viễn thông, nghiên cứu của Navigos Search cho thấy, so sánh với nửa cuối năm 2023, nhu cầu tuyển dụng các vị trí chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong nhóm ngành này có sự giảm nhẹ, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng các cấp quản lý lại gia tăng.
Tuy có sự tác động nhẹ của làn sóng sa thải toàn cầu, song nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước và sự đầu tư của các dự án nước ngoài vào Việt Nam được nhận định là những yếu tố tạo môi trường thuận lợi để CNTT Việt Nam tiếp tục phát triển thời gian tới.
Thị trường lao động ngành CNTT - Viễn thông trong nửa đầu năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với nhân sự có kinh nghiệm, để có thể đáp ứng các yêu cầu chuyên biệt của từng dự án.
Về Điện - Điện tử, xu hướng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên toàn cầu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện tăng trưởng cho nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành. Từ cuối năm ngoái, nhóm ngành Điện - Điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với việc mở rộng sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng, các loại xe điện cũng như công nghệ lưu trữ năng lượng.
Khảo sát của Navigos Search cho thấy, thị trường lao động nhóm ngành Điện - Điện tử cũng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với nhân sự có kinh nghiệm, chiếm hơn 74,4%. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí quản lý và vị trí khác đang chiếm một phần không nhỏ trong tổng nhu cầu tuyển dụng, lần lượt là 16,42% và 8,1%.
Ngoài ra, xu hướng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô… Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường nhân lực nói tiếng Trung cũng vì thế trở nên sôi động hơn, phản ánh rõ nét qua nhu cầu tuyển dụng gia tăng với nhân sự tiếng Trung.
Theo khảo sát của Navigos Search, tương tự như 2 nhóm ngành trên, thị trường lao động ngành sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc cũng có sự ưu tiên lớn với nhân sự có kinh nghiệm (68,26%) và nhân sự có kinh nghiệm quản lý (21,94%).
Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển và mở rộng hoạt động sản xuất, đòi hỏi nguồn nhân lực đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhận định trên của Navigos Search cũng khá tương đồng với các số liệu được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị Nhân sự và công nghệ nhân sự - TalentX 2024 chủ đề “Nhân sự trong kỷ nguyên số: Thích ứng, đổi mới và phát triển", vừa được VINASA tổ chức tại Hà Nội.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là nước có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa đầu năm nay. Trong đó, có tới 71,42% doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự có kinh nghiệm, trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự chưa có kinh nghiệm chỉ chiếm 5,84%. Còn theo TopJob, có tới 70% các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự có kỹ năng phù hợp.
Những người biết sử dụng AI sẽ thay thế nhóm không dùng AI
Trao đổi tại TalentX 2024, nhiều chuyên gia có chung nhận định rằng, trong thời đại số, AI, đặc biệt là GenAI đã và đang làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực tuyển dụng.
Cụ thể, sự phát triển mạnh mẽ của AI và các ứng dụng AI tác động rõ nét đến công việc, quy trình, đòi hỏi nguồn nhân lực cần có các kỹ năng khác biệt so với trước đây. Các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ phục vụ cho mọi mặt của cuộc sống, công việc đều được tích hợp và ứng dụng AI khiến cho nhu cầu nguồn nhân lực, chuyên gia cấp cao về AI đang gia tăng mạnh mẽ.
Theo báo cáo của KPMG, người sử dụng lao động tại Mỹ cho rằng 23% công việc sẽ bị thay đổi, 50% các công việc mới sẽ được tạo ra và 25% công việc sẽ bị mất đi trong vòng 5 năm tới.
Báo cáo thường niên về Chỉ số xu hướng công việc năm 2024 từ Microsoft và Linkedln chỉ ra rằng, 71% lãnh đạo sẽ tuyển dụng ứng viên ít kinh nghiệm nhưng có kỹ năng AI, hơn là ứng viên nhiều kinh nghiệm nhưng không có kỹ năng này. Đặc biệt, 66% lãnh đạo cho biết sẽ không tuyển dụng người không có kỹ năng AI.
Dẫn thông tin từ Diễn đàn kinh tế thế giới hồi đầu năm nay, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT Hoàng Nam Tiến cho hay, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI.
Từ quan sát và trải nghiệm của bản thân, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng: “AI không thay thế con người. Chính những người biết sử dụng AI sẽ thay thế nhóm còn lại”, “Những người 'mù chữ' ngày hôm nay là những người không chịu học, không hiểu về công nghệ, không sử dụng được AI”. Đồng thời, ông Tiến cũng khuyến nghị mọi người hãy biến tất cả ứng dụng AI thành “con sen” của mình.
Trên cơ sở phân tích nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam nửa đầu năm nay, các chuyên gia Navigos Search khuyến nghị, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, các ứng viên tìm việc trong giai đoạn này cần bổ sung các kỹ năng thiết yếu như trí tuệ nhân tạo - AI, máy học - Machine learning để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với các ứng viên ngành Điện - Điện tử, để thành công trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, họ còn cần trang bị những kỹ năng đặc thù, nâng cao hiểu biết về công nghệ năng lượng tái tạo và hệ thống quản lý năng lượng. Bởi lẽ, toàn cầu đang có sự chuyển dịch, hướng tới các giải pháp năng lượng bền vững và tiết kiệm.