Làm việc cặm cụi 60h/tuần có thể đột nhiên trở thành ý tưởng tồi tệ sau khi bạn có khoảng thời gian dài WFH. Chăm sóc bản thân và gia đình trở thành ưu tiên mới khi bạn nhận ra mình đã dành quá nhiều thời gian cho công việc.
Hãy liệt kê điều gì quan trọng nhất với bạn lúc này và xem danh sách đó khác gì thời điểm trước đại dịch không. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tự hỏi bản thân: Tôi thích làm gì nhất khi không làm việc? Câu hỏi này sẽ giúp xác định điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn.
Sau đó, hãy xem công việc hiện tại có gì thay đổi từ khi đại dịch bắt đầu không. Bước cuối cùng là đánh giá xem công việc này có còn phù hợp với thứ tự ưu tiên mới của bạn không. Nếu không, có thể đã đến lúc tìm việc làm mới.
Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
Câu hỏi này liên quan chặt chẽ với câu trên. Đại dịch có thể thay đổi mục tiêu dài hạn của bạn. Có những điều trước đây không có trong kế hoạch 1 năm hay 2 năm, ví dụ như đổi ngành nghề, startup, làm freelancer… nhưng Covid-19 ập đến và khiến bạn nhận ra mình không muốn trì hoãn việc theo đuổi ước mơ nữa.
Hoặc đôi khi Covid-19 khiến một số người nhận ra mình cần một thử thách hoặc bước nhảy mới, cho dù vẫn làm trong lĩnh vực hiện tại.
Trước tiên, hãy nghĩ về mục tiêu lớn lao của bạn, sau đó, xem công việc hiện tại có giúp bạn đến gần đích hơn? Nếu không, hãy mạnh dạn thay đổi để đi đúng hướng mà bạn mong muốn.
Điều gì trở nên quá sức chịu đựng?
Đại dịch giống như phép thử sức chịu đựng của mỗi người. Có một số điều kiện làm việc lâu nay bạn nghĩ mình có thể chịu được, nhưng giờ đây, bạn không thể. Đó thường là những vấn đề như overtime, môi trường làm việc độc hại, thu nhập không xứng đáng, yêu cầu thăng chức liên tục bị hoãn…
Cho dù bạn đang bức xúc về điều gì, thì bạn vẫn nên sớm thẳng thắn trò chuyện với cấp trên để tìm phương hướng giải quyết. Sau đó, nếu công ty không có động thái thỏa đáng để giải quyết vấn đề tồn đọng, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gửi CV đi nơi khác.
Tham vọng trước đại dịch của bạn là gì?
Có nhiều người dự định thực hiện mục tiêu quan trọng vào cuối năm 2020, ví dụ như tìm việc mới, chuyển đến thành phố mới, lập gia đình, có con... Và sau đó đại dịch xuất hiện khiến mọi thứ ‘đóng băng’. Các kế hoạch này bị đẩy lại phía sau, nhường chỗ cho vấn đề cấp bách hơn như làm thế nào để phòng ngừa Covid-19 hoặc đảm bảo thu nhập trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Nhưng giờ đây, khi vắc xin đã được tiêm trên diện rộng, chúng ta cũng quen hơn với các biện pháp phòng chống Covid-19, đã đến lúc cho những bước tiến mới, trừ khi bạn thấy công ty hiện tại cũng chuyển mình và bạn hài lòng để ở lại.
Công ty đã thay đổi thế nào trong đại dịch?
Nhóm của bạn có bị tái cơ cấu? Trách nhiệm của bạn có thay đổi? Hãy xem xét công việc hiện tại và tự hỏi bản thân: Bạn có hạnh phúc hơn? Những thay đổi này có khiến công việc tốt hơn? Hay bạn cảm thấy chán nản hoặc bất mãn?
Khi đã có câu trả lời, tiếp tục đánh giá sự thay đổi này là tạm thời hay lâu dài và liệu bạn có thể làm gì để cải thiện không. Nếu bạn nhận ra mình đã hết cách và cấp trên không giúp được gì, có lẽ đã đến lúc nghỉ việc.
Cấp trên đối xử với nhân viên thế nào trong đại dịch?
Nhân viên thường kỳ vọng được công ty hỗ trợ nhiều hơn trong thời kỳ khó khăn này, đôi khi chỉ là cho phép làm việc linh hoạt, giảm áp lực doanh số, hoặc những lời quan tâm, thông cảm từ cấp trên.
Cuộc khủng hoảng như Covid-19 sẽ khiến giá trị cốt lõi của công ty hiển thị rõ. Hãy nhìn vào cách các nhà lãnh đạo đối xử với nhân viên trong đại dịch. Đây có thể là dấu hiệu giúp bạn quyết định có nên tiếp tục cống hiến ở đây nữa không.
Công ty có làm gì để giữ chân bạn không?
Nếu bạn là người ‘có giá’ trên thị trường lao động, và đang có những bế tắc nhất định ở chỗ làm, đây có lẽ là cơ hội tốt để bạn đề xuất thỏa thuận mới với công ty. Điều gì có thể giữ chân bạn: tăng lương, thăng chức hay giảm giờ làm? Đừng ngại đề xuất với cấp trên để xem hai bên có thể thống nhất những điều khoản mới hay không.
Nếu công ty thực sự muốn níu kéo, họ sẽ chấp thuận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của bạn. Nếu không, nghỉ việc có lẽ là lựa chọn đúng đắn và bạn không còn gì phải nuối tiếc nữa.
Kết
Nhảy việc không phải quyết định dễ dàng, nhưng 7 câu hỏi trên có thể giúp bạn đưa ra ‘phán quyết’ cuối cùng một cách sáng suốt.
Đừng nghĩ Covid-19 khiến nhảy việc khó khăn hơn. Thực tế, trong giai đoạn hướng tới sự ‘bình thường mới’, chúng ta có cơ hội để thiết kế lại cuộc sống của mình. Biết đâu bạn sẽ tìm được công việc trong mơ, hoặc đàm phán được thỏa thuận xứng đáng hơn ở công ty hiện tại.
Bên cạnh đó, Lampard cũng muốn tăng cường nhân lực cho tuyến phòng ngự, cụ thể là vị trí trung vệ và hậu vệ trái.
Chelsea đã liên hệ với Ben Chilwell của Leicester và mời gọi "người cũ" Nathan Ake trở lại Stamford Bridge, sau những màn trình diễn ấn tượng trong màu áo Bournemouth.
Phát biểu trước cuộc chạm trán Ajax ở Champions League, Lampard nói: "Chelsea sẽ luôn cố gắng bổ sung thêm những nhân tố mới chất lượng nếu có thể."
* Đăng Khôi
">
Lampard đại náo chuyển nhượng, kéo Sancho về Chelsea
Những thí sinh trượt đại học trong tiếc nuối. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Với một số thí sinh khác đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Nội vụ, vốn luôn đinh ninh rằng mình đã đỗ vào ngành này của trường, sau đó lại “té ngửa” vì không nhận được thông báo trúng tuyển.
Nhiều thí sinh thắc mắc khi điểm sàn xét tuyển vào ngành này của trường được tính theo tháng 40; đồng thời, trong đề án tuyển sinh, môn Tiếng Anh cũng là môn chính của tổ hợp môn học D01,D14,D15. Tuy nhiên, khi thông báo điểm chuẩn, Trường ĐH Nội vụ lại tính theo thang điểm 30.
Sự khác biệt về cách tính điểm khiến cho nhiều thí sinh đinh ninh rằng mình đã đỗ, sau đó lại thất vọng vì trượt nguyện vọng xét tuyển.
Trượt đại học vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định
Một trường hợp khác, dù đủ điểm vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng thí sinh này vẫn bị đánh trượt vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định.
Thí sinh này cho biết, trước ngày thi tốt nghiệp THPT, nơi em ở nằm trong khu vực bị phong tỏa nên không thể tham dự kỳ thi. Sau đó, Hà Nội lại không tổ chức thi do dịch diễn biến phức tạp. Em đành chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và trông đợi vào hy vọng cuối cùng là Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sau nhiên lần trì hoãn, đến ngày 26/9 vừa qua, thí sinh này mới được ham dự kỳ thi Đánh giá năng lực ở ĐH Quốc gia Hà Nội và đạt 102 điểm - đủ điểm trúng tuyển vào nguyện vọng 1 là khoa Marketing của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ đến Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nam sinh nhận được mail từ trường với nội dung không đủ điều kiện đỗ. Nguyên nhân là em đã không đăng ký nguyện vọng trực tuyến trong thời gian quy định từ 9 - 31/8.
Thí sinh này cho biết, em không nắm rõ thông tin cần đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân mà nghĩ chỉ cần đăng ký nguyện vọng qua đơn đăng ký của trường phụ trách tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội) là được. Vì thế, giờ đây, mặc dù đủ điểm nhưng em lại không được xét tuyển vào trường.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết đây là trường hợp đáng tiếc, nhưng nhà trường vẫn phải làm theo quy định và không có trường hợp ngoại lệ.
Bị hủy kết quả trúng tuyển vì nhầm điều kiện xét tuyển
Một thí sinh khác dù đã được nhà trường cấp mã sinh viên, nhưng sau đó vẫn bị hủy kết quả trúng tuyển do em này không thuộc diện được xét đặc cách tốt nghiệp.
Cụ thể, thí sinh này từng đăng ký nguyện vọng vào đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Trong thời gian chờ các trường công bố điểm chuẩn, nữ sinh này có tìm hiểu thêm các phương thức khác của nhiều đại học ở TP.HCM.
Biết tin ĐH Ngân hàng TP.HCM xét tuyển bổ sung dành cho các thí sinh thuộc diện đặc cách, thí sinh này nộp hồ sơ. Tuy nhiên, khi nhà trường yêu cầu gửi thêm ảnh chụp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT diện đặc cách, em đã ngừng tại đây vì không đủ điều kiện.
Sau đó, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM lại gửi thông báo nữ sinh này đã trúng tuyển. Cùng lúc, em cũng biết tin mình trúng tuyển ngành Kinh doanh Quốc tế theo nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Tài chính - Marketing theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Sau nhiều ngày phân vân giữa hai trường, nữ sinh đã xác nhận nhập học tại trường Ngân hàng vì thấy trường phù hợp, học phí thấp hơn.
Nhà trường cũng cung cấp giấy xác nhận sinh viên năm nhất, thông tin lớp học và mã số sinh viên.
Tuy nhiên, ba ngày sau đó, trường thông báo huỷ kết quả bởi nữ sinh không thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp THPT theo thông báo tuyển sinh bổ sung.
Khi đó, Trường ĐH Tài chính – Marketing cũng đã đóng cổng xác nhận nhập học. Từ người đỗ đại học, nữ sinh trở thành trượt. Nữ sinh thừa nhận sơ suất của mình khi không đọc kỹ thông báo tuyển bổ sung của Trường ĐH Ngân hàng. Tuy nhiên, việc bộ phận tuyển sinh thông báo chấp nhận hồ sơ, xác nhận trúng tuyển cũng đã khiến em hiểu nhầm mình vẫn đủ điều kiện.
Đủ điểm nhưng vẫn trượt trường Y
Một thí sinh dù có kết quả xét tuyển đủ điểm đỗ vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp.
Thí sinh này cho biết, theo thông báo từ nhà trường, người học phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 6.0 trở lên để đạt đủ điều kiện xét tuyển. Nhưng trong thời gian này, khu vực nữ sinh sinh sống bị phong tỏa toàn bộ vì là vùng đỏ có nhiều ca nhiễm Covid-19. Bản thân em cũng nhiễm bệnh và phải cách ly tại nhà, do đó trót quên bổ sung hồ sơ.
Đến khi Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển, thí sinh này mới phát hiện mình không có tên trong danh sách trúng tuyển vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường.
Thí sinh này đã liên hệ phòng đào tạo và làm đơn khẩn thiết xin nhà trường xem xét, nhưng do việc tuyển sinh đã kết thúc, trường hợp này đã không được giải quyết. Nữ sinh đã phải trượt đại học trong sự tiếc nuối.
Thúy Nga(Tổng hợp)
Thí sinh mắc Covid-19 trượt đại học dù đủ điểm không được 'cứu'
Một thí sinh ở Đồng Nai đủ điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ quốc tế nhưng trượt do không nộp chứng chỉ trong thời gian quy định vì mắc covid-19.
">
Những sơ suất khiến thí sinh trượt đại học dù đủ điểm chuẩn trúng tuyển
MU hiện xếp thứ 10 sau 11 vòng đấu Premier League, chỉ thắng 3, thua 4 - kết quả tệ nhất ở giai đoạn này của họ trong vòng 33 năm qua.
Craig Burley cho rằng, Solskjaer phải mạnh tay thanh lọc Quỷ đỏ, thay máu đội bóng. Và cái tên đầu tiên được cựu tiền vệ Chelsea nói MU nên bán chính là trụ cột Paul Pogba, người mà anh nghĩ sớm muộn gì cũng rời Old Trafford.
Các thông tin gần đây cũng loan báo, Pogba vẫn tính đường chia tay MU, đặc biệt nếu Quỷ đỏ không kiếm nổi suất dự C1 mùa tới thì không có lý do gì để tiền vệ Pháp ở lại.
Tiếp theo là Jesse Lingard, Fred, Marcos Rojo, Matic, Phil Jones và Ashley Young. Đây là những gương mặt mà Craig Burley nhận xét người thì chơi nhì nhằng, kẻ gây thất vọng, người sa sút…
Pep Guardiola lên tiếng chuyện sang Serie A
Tờ The Times cho hay, Pep Guardiola đang xem xét nghiêm túc việc đây sẽ là mùa giải cuối cùng với Man City và chuyển sang dẫn dắt một đội bóng Serie A.
Pep Guardiola không loại trừ khả năng sang Serie A một ngày
Hồi mùa hè từng có tin đồn Juventus liên hệ với Pep Guardiola, trước khi bổ nhiệm Sarri thay thế Allegri, tuy nhiên chiến lược gia người Tây Ban Nha phủ nhận chuyện này.
Dù vậy, cựu thuyền trưởng Barca không loại trừ khả năng trở lại Serie A, nơi ông từng chơi cho Brescia lúc còn là cầu thủ.
“Có thể lắm chứ, tại sao không? Thật vui vì được chơi bóng ở đây (Serie A), tôi có một khoảng thời gian tuyệt vời với đất nước Italia này”.
Nhưng có lẽ các fan Man City không phải lo, bởi Pep Guardiola nói thêm: “Phải nói rằng, hiện tại tôi không nghĩ về chuyện đó. Bởi vì tôi đang ổn ở Anh, một giải đấu Premier League tuyệt vời. Tôi vẫn chưa già đến thế”.
Nếu chuyển sang Serie A một ngày, Pep Guardiola sẽ góp mặt đủ ở 4 giải đấu hàng đầu châu Âu, sau La Liga (với Barca), Bundesliga (Bayern Munich), Premier League (Man City).
Trong sự nghiệp cầm quân của mình, Pep chưa nắm đội nào quá 4 mùa giải. Ông đến Man City vào 2016 và có hạn hợp đồng tới hè 2021.