6 dự án tiềm năng vào chung kết AIoT Developer InnoWorks 2022
Cuộc thi phát triển ứng dụng AIoT Developer InnoWorks 2022 là cuộc thi hướng tới mục tiêu phát triển phần mềm và ứng dụng công nghiệp do trường ĐH Việt Đức cùng công ty Advantech Việt Nam tổ chức.
AIoT là thuật ngữ kết hợp giữa AI (trí tuệ nhân tạo) và IoT (hạ tầng Internet vạn vật kết nối). Cuộc thi hướng tới mục tiêu phát triển phần mềm và ứng dụng công nghiệp vào 4 lĩnh vực gồm Sản xuất thông minh & Kết nối máy móc,ựántiềmnăngvàochungkếbảng xếp hạng giải tây ban nha Thành phố thông minh, Y tế & Chăm sóc sức khỏe thông minh, Năng lượng & Môi trường.
Với tổng giải thưởng lên tới 145.000.000 đồng, AIoT Developer InnoWorks 2022 đã thu hút được 17 đội tham gia đến từ trường ĐH Việt Đức cùng các trường khác trong khu vực như trường ĐH Thủ Dầu Một, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM…
Các đội thi sẽ trải qua 3 vòng: sơ loại, phát triển sản phẩm (bán kết), chung kết. Những đội đạt giải Nhất, Nhì và Ba trong cuộc thi tiếp tục được mời tham dự vòng liên trường.
Các bài dự thi được ban giám khảo đánh giá trên 3 tiêu chí: Tính cấp bách và thực tiễn (Dự án có giải quyết nhu cầu thực sự của xã hội?); Tính sáng tạo (Dự án có điểm gì mới so với sản phẩm tương tự?) và Tính khả thi. Ngoài ra các đội tham gia cũng phải đảm bảo hoàn thành khóa học trực tuyến về AIoT trên nền tảng IoT Academy do Advantech cung cấp, và đảm bảo hoàn thành ít nhất 65% ứng dụng trên nền tảng để có thể demo (thử nghiệm) sản phẩm.
Ở vòng phát triển sản phẩm (bán kết), mỗi đội sẽ có 30 phút để trình bày về dự án của mình và trả lời tranh biện từ phía ban giám khảo.
Trong số 6 đội vào chung kết năm nay, có tới 3 đội dự thi lựa chọn lĩnh vực Y tế và Chăm sóc sức khỏe. Nếu như đội Doktour chọn phát triển một ứng dụng thông minh giúp kết nối bác sĩ và bệnh viện để tối ưu hóa nguồn nhân lực trong ngành; nhóm N3T lại tập trung vào việc giải quyết vấn đề điều động xe cấp cứu nhờ ứng dụng và thuật toán thông minh. Trong khi đó, nhóm Community Health Care theo đuổi việc xây dựng hệ thống hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi kết nối cả người nhà lẫn nhân viên y tế.
Nhóm VGU Warrior chọn ứng dụng công nghệ AIoT vào hệ thống camera giám sát để phân tích video dữ liệu thu được và cho ra các cảnh báo liên quan đến tai nạn, trộm cắp, phá hoại...
Cùng liên quan đến hệ thống cảm biến và cảnh báo nguy hiểm, dự án của nhóm I-Construction giám sát toàn bộ một tòa nhà hay công trình, nhanh chóng tính toán và báo cáo “sức khỏe” về mặt cấu trúc để dễ dàng tiến hành bảo trì hay đề phòng các hư hại nguy hiểm xảy ra. Trong khi nhóm Telepatia sử dụng các giải pháp liên quan đến bản sao thực tế ảo (Digital Twins) và xử lý ảnh kỹ thuật số (Image Processing) để hỗ trợ quá trình sản xuất thông minh và tự động trong nhà máy.
Kết thúc vòng bán kết, các đội sẽ có hơn 1 tháng để tiếp tục hoàn thiện dự án của mình với sự hỗ trợ từ các cố vấn từ trường ĐH Việt Đức và Advantech Việt Nam, trước khi tranh tài tại vòng chung kết diễn ra ngày 10/5.
Tấn Tài