您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Video bàn thắng Leicester 1
NEWS2025-02-07 07:16:45【Nhận định】0人已围观
简介- Pha lập công duy nhất của Slimani đã mang lại thắng lợi tối thiểu cho Leicester trong trận đấu vớitin thể thao hôm naytin thể thao hôm nay、、
- Pha lập công duy nhất của Slimani đã mang lại thắng lợi tối thiểu cho Leicester trong trận đấu với Porto tại lượt 2 vòng bảng Champions League 2016/17.
Kết quả này giúp Leicester chính thức trở thành CLB duy nhất ở nước Anh giành chiến thắng trong hai trận đấu đầu tiên tại sân chơi Champions League.
很赞哦!(85443)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- 5 quả giàu canxi giúp xương chắc khỏe
- 8 điều cần chia sẻ với nửa kia về mối quan hệ với người yêu cũ
- Từ 1/9 chỉ trả lương hưu qua tài khoản?
- Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
- Nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp, gợi cảm
- Xuất hiện giữa bữa ăn trưa và đòn ghen khiến chồng cắt đứt với 'tiểu tam'
- Thông tin thi tuyển lớp 6 trường THCS chất lượng cao Cầu Giấy năm 2024
- Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- Đến nhà nghỉ bắt gian tình, bà chủ phòng trà lặng người quay đi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2: Khó tin Bianconeri
Thương hiệu xe máy Trung Quốc giới thiệu F 200 ABS, mẫu xe máy điện hiệu suất cao mà Yadea nói có hiệu suất tương đương với động cơ xăng 125 phân khối.
">Yadea F 200 ABS
“Tôi đã cố trốn thoát vào nửa đêm” - Mahira nhớ lại. “Với một chiếc túi nhỏ đã đóng gói, tôi rón rén tiến lại phía cửa vì nghĩ rằng anh ta đang ngủ. Đột nhiên, anh ta túm lấy tôi từ phía sau và tấn công tôi bằng một mảnh kính vỡ”. Tôi ngồi xuống, sững sờ khi cô kéo chiếc áo lên và để lộ một vết sẹo to dưới đầu gối.
Miền Bắc Ấn Độ là nơi có lịch sử đặc biệt về nạn mua cô dâu từ các bang khác do có quá nhiều nam giới nhưng không có đủ phụ nữ đến tuổi kết hôn. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giới tính - hậu quả của việc phá thai để chọn lọc giới tính.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy phá thai để chọn lọc giới tính có thể khiến trẻ em gái được sinh ra ít hơn 6,8 triệu người vào năm 2030, trong đó miền Bắc nước này có tỷ lệ con trai cao nhất cả nước. Sự mất cân bằng giới tính này đã làm gia tăng hôn nhân giữa các nền văn hóa và giữa các khu vực, từ đó làm trầm trọng thêm nạn buôn bán cô dâu ở Ấn Độ.
Nhưng điều đặc biệt là các nạn nhân thường đồng ý với những cuộc hôn nhân nhằm mong thoát khỏi cảnh nghèo đói và gánh nặng của hồi môn. Bất chấp những thách thức và nhiều khó khăn khác nhau, họ thường chấp nhận ở lại cuộc hôn nhân vì con cái và lý do vật chất, xã hội hay văn hóa.
Mahira là một trong những người vợ như vậy. Cô không phải là người duy nhất phải trải qua sự bóc lột, bị cô lập xã hội, lạm dụng và thiếu các quyền cơ bản của con người.
Tôi gặp Mahira vào một buổi chiều ấm áp tháng 11 năm 2016 trong chuyến thăm đầu tiên của tôi tới ngôi làng có tên là Kherli ở huyện Mewat, Haryana.
Cô kể lại những ký ức mơ hồ khi rời khỏi nhà năm 14 tuổi, sau đó bị ép kết hôn với một người đàn ông ở Haryana gấp 3 lần tuổi cô. Một người họ hàng dẫn cô đi với lý do tham quan thành phố Delhi - nơi cô bị bán cho một người môi giới.
Người ta cho rằng người họ hàng của Mahira và kẻ môi giới đã nhận được tiền cho thỏa thuận này, nhưng trong nhiều trường hợp, cha mẹ của cô gái - người bán con gái - cũng không nhận được bất kỳ khoản tiền nào mặc dù đã được hứa. Thường thì chỉ có “đại lý hôn nhân” mới kiếm được lợi nhuận từ việc buôn bán.
Mahira được một người đàn ông 45 tuổi theo đạo Sikh mua với giá 104 USD (hơn 2 triệu đồng). Anh ta sống trong một ngôi làng nhỏ ở Haryana, làm nghề lái xe và làm thuê trên cánh đồng. Năm 28 tuổi, Mahira là mẹ của 3 đứa con và kiếm được 2 rupee (chưa đến 1 nghìn đồng) cho mỗi giờ làm việc trên cánh đồng.
Cuộc sống của cô trở thành một cuộc vật lộn khi phải đối mặt với người chồng nghiện rượu, trong khi vẫn phải làm việc nhà và làm việc ngoài đồng. Với nhiều phụ nữ mà tôi gặp, thật khó để họ nhớ được tuổi của mình bởi vì họ còn quá trẻ lúc kết hôn (hầu như 14-17 tuổi). Vì thế, không thể xác định được tuổi chính xác của Mahira. Nhưng chỉ biết là cô kém chồng hơn 30 tuổi.
Chồng Mahira qua đời năm 2014. Kể từ khi trở thành góa phụ, Mahira sống một mình cùng các con trong một ngôi làng nhỏ ở Mewat, Haryana. Cô đứng dậy lấy bức ảnh nhỏ của người chồng quá cố - một người đàn ông trông như đã ngoài 60 tuổi với bộ râu dài và vẻ mặt vô hồn.
15 năm sau, Empower People, một tổ chức tiên phong về việc thực hiện chiến dịch chống buôn bán hôn nhân, đã giúp Mahira đoàn tụ với gia đình ở Assam. Khi họ khuyên cô rời Mewat để về nhà, Mahira đã nói rằng cô vẫn sẽ ở đây. “Tôi sẽ chịu đựng bất cứ điều gì được viết trong số phận của mình” - cô nói.
Còn nhiều người phụ nữ khác có hành trình hôn nhân giống như Mahira. Hầu hết họ hạn chế hoặc không liên lạc với gia đình. Trong nhiều trường hợp, những phụ nữ này bị coi là “mất tích” hoặc bị gia đình bỏ rơi do xấu hổ và kỳ thị.
Một ngôi nhà trong làng ở Mewat, Haryana “Anh ta từng dùng giày đánh tôi”
Một lý do khiến việc thống kê chính xác số lượng cô dâu bị buôn bán rất khó khăn là vì họ thường bị gia đình mới và “đại lý” khai là người giúp việc. Câu chuyện của Sahar là một ví dụ.
Sahar mới 14 tuổi khi cô bị ép kết hôn với một người đàn ông 50 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở Bihar, cô là con út trong 12 anh chị em. Kẻ môi giới hôn nhân của cô chính là chồng của người chị họ. Chồng mới của Sahar là một người đàn ông góa vợ và đang tìm vợ hai để nuôi 3 đứa con của anh ta và làm việc nhà.
Sahar kể, ban đầu bố mẹ cô khá do dự vì họ muốn các anh chị của cô kết hôn trước. Để thuyết phục họ, kẻ môi giới đã nói rằng chú rể sống ở Delhi và Sahar sẽ không phải sống quá xa nhà. Anh ta cũng cung cấp sai tuổi của chú rể và nói rằng anh ta mới chỉ có 1 đứa con từ cuộc hôn nhân trước.
Suốt 3 tháng đầu sau khi lấy chồng, Sahar chỉ khóc và cô lập mình với những người xung quanh. Sau đó, cô phát hiện ra rằng bố mẹ cô đã được cho sai địa chỉ của nhà chồng để họ không thể liên lạc với cô được nữa. Nếu họ tìm thấy cô, cô sẽ nói rằng cô muốn về nhà. Nhưng điều đó không xảy ra và cô không còn cách nào khác là thích nghi với nơi này.
Sau khi cầu xin chồng, cô được phép về thăm bố mẹ 1 lần dưới sự giám sát của người môi giới.
Chồng của Sahar qua đời khi con gái út của họ chào đời (cô bé không may cũng qua đời lúc 2 tuổi). Một mình cô nuôi 3 đứa con bằng việc làm ruộng.
Khi được hỏi liệu chồng cô có yêu cô không, cô đã trả lời: “Anh ấy thường nói rằng anh ấy không bắt cóc hay đánh cắp tôi từ bất cứ ai. Anh ấy đã kết hôn với tôi… Anh ấy từng đánh tôi bằng giày và làm gãy những chiếc vòng tay của tôi. Anh ta tức giận khi tôi nói rằng không muốn sống ở đây nữa…
Bây giờ tôi đã có điện thoại nhưng hồi ấy, chúng tôi chỉ có thư từ để liên lạc. Tôi phải làm thế nào để chạy trốn? Tôi sẽ đi đâu và làm thế nào để liên lạc với người khác?”.
An toàn và tác hại
Một căn phòng trong nhà của anh trai Mahira Trong những trường hợp bé gái bị bắt cóc hoặc lừa lấy chồng ở ngoài bang, trải nghiệm của họ về sự cô lập, khác biệt có nhiều sắc thái hơn. Bất chấp những ràng buộc khác nhau, một số “chọn” ở lại và tiếp tục cuộc hôn nhân như một chiến lược sống còn.
Amreen mới 15 tuổi khi cô bé bị bắt cóc trên đường đi học về. Cô sống cùng mẹ và 3 em trai. Kể từ khi bố cô bỏ rơi gia đình, bà Mahnoor phải nuôi 4 đứa con và nộp học phí cho Amreen. Đầu tiên, Amreen được đưa tới Ambala ở Haryana - cách nhà hơn 2.000km. Sau đó, cô được đưa tới một ngôi làng khác - nơi cô kết hôn với một người đàn ông lớn hơn 12 tuổi.
Nhớ lại chuyện này, mẹ của Amreen kể: “Tôi không biết. Tôi từ nhà một người họ hàng về thì thấy con bé biến mất. Một tháng sau, tôi nhận được cuộc gọi từ con bé. Con bé nói rằng đã kết hôn với một ai đó và đang sống ở Haryana.
Sau đó, chồng con bé cầm máy và chúng tôi trò chuyện một lúc mặc dù chúng tôi không nói cùng một ngôn ngữ. Tôi tới thăm con bé một lần và bảo nó về nhà, nhưng nó từ chối về mà không có chồng đi cùng”.
Khoảng 5 năm sau - năm 2015, Empower People đã giúp tái hợp Amreen và mẹ. Tổ chức này và cảnh sát đã bắt đầu một nỗ lực giải cứu nhưng Amreen từ chối về nhà với mẹ. Cô nói với mẹ rằng, có 2 người đàn ông đã bắt cô lên xe ô tô, rồi đưa tới Haryana. Lúc ấy, chồng cô khẳng định đã thấy cô ở ga tàu và tìm cách giải cứu cô khỏi những kẻ bắt cóc. Sau đó, họ quyết định kết hôn.
Câu chuyện cuộc đời của 3 người phụ nữ này cho thấy vấn đề buôn bán cô dâu không thể được đánh đồng với các hình thức buôn bán người khác đã được pháp luật công nhận. Đó là một hình thức bóc lột được gắn trong thể chế hôn nhân.
Lắng nghe những người phụ nữ này tâm sự, tôi hiểu và nhận ra mong muốn và quan điểm của họ. Họ nói về những mục tiêu, những ký ức thời thơ ấu, những suy nghĩ về tình yêu, hôn nhân và sự phân công lao động theo giới tính. Câu chuyện của họ tiết lộ rằng, ngay cả khi phải đối mặt với sự áp bức và bị lạm dụng thường xuyên, họ vẫn thương lượng về quyền của mình và “mặc cả” với chế độ gia trưởng hằng ngày.
Với sự hỗ trợ của các tổ chức cơ sở và các nhà hoạt động địa phương, một số phụ nữ đã trở thành những người lãnh đạo và cố vấn cộng đồng.
Nhiều người trong số đó không muốn được “giải cứu”. Họ vẫn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng nạn buôn bán cô dâu và bất bình đẳng giới cần phải chấm dứt. Nhưng đồng thời, họ cũng mong muốn được ghi nhận những đóng góp của mình với tư cách là một người vợ, người mẹ, một phụ nữ góa bụa, chứ không chỉ là một “cô dâu bị bán”.
* Tên của các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi để bảo vệ thông tin cá nhân.
Bài viết của tác giả Sreya Banerjea, nghiên cứu sinh của ĐH London (Anh).
Thiếu nữ Ấn Độ đổi đời sau khi đạp xe 1.200 km chở cha về nhà
Bốn tháng sau khi nổi tiếng nhờ câu chuyện đạp xe 1.200 km để đưa cha bị thương về quê, Jyoti Kamuri (Ấn Độ) được nhiều người giúp đỡ tiền bạc, vật chất.
">Chuyện của 3 cô dâu bị bán ở Ấn Độ
Trong lúc hoang mang tột độ, mất phương hướng ấy, may mà tôi không nổi đóa tức thì. Tôi tìm đến mấy đứa bạn thân để kể hết sự tình, khóc một trận như chưa bao giờ được khóc. Thế là mấy đứa xúm vào bày mưu, tính kế cho tôi giải quyết vụ này. Tụi nó thay nhau đi do thám, tìm ra chỗ mà hai người cặp kè hay lui tới. Hóa ra, chỉ là vỏn vẹn hai giờ nghỉ trưa, anh và ả dắt tay nhau đi ăn vội suất cơm, bát phở rồi chui vào nhà nghỉ hú hí. Đúng giờ làm việc lại có mặt ở công ty như chưa có chuyện gì. Chiều tan làm, ai về nhà nấy, người về ăn cơm vợ, kẻ về cơm nước chồng con.
Nắm được gu thời trang của ả nhân tình, tôi được cô bạn trang bị cho giống y chang nhưng ở mức trên tài, cao cấp, quý phái hơn nhiều ả kia. Buổi trưa, đợi cho chồng và ả nhân tình kia vào quán ăn, tôi và đám bạn cũng cùng vào theo ngồi ở bàn ăn gần đó nhưng phớt lờ đi như chưa thấy ai cả.
Bốn đứa chúng tôi chém gió thả phanh, còn chồng tôi thì mặt cắt không còn hột máu, không nuốt nổi đồ ăn. Ả kia thì ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, cứ nghĩ người yêu bị cảm vã mồ hôi. Lúc đó ả nghĩ, hay là anh đang phải lòng mấy cô bàn kế bên xinh đẹp, quyến rũ?
Tối hôm đó về nhà, chồng tôi biết chuyện bại lộ bèn cúi đầu nhận lỗi, xin vợ tha thứ. Tôi chỉ nhẹ nhàng dành cho anh sự lựa chọn giữa gia đình hay nhân tình. Nếu như ruồng rẫy vợ con, đích thân tôi đến tìm chồng của ả đó để kể hết mọi việc cho họ ly hôn, hai kẻ vụng trộm được toại nguyện bên nhau. Đòn ghen của tôi nhẹ nhàng, nhưng lại làm cho chồng hoảng hốt, kết quả đúng như mong đợi.
Sau khi cắt đứt ả bồ, chồng tôi đã trở lại cuộc sống như trước đây, anh mới thú nhận tâm phục cách đánh ghen khéo léo của vợ, coi đây là đòn đau nhớ đời không dám tái phạm.
Thực ra, tôi không có mưu mẹo gì cao siêu, chẳng qua nhờ được mấy đứa bạn tư vấn để tỉnh táo "ra đòn" đúng lúc, khôn ngoan để chồng không mất mặt và đứng trước sự lựa chọn, chắc hẳn sẽ từ bỏ vụng trộm để trở về với gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Ở nhà chăm con, hành xử của nàng dâu khiến mẹ chồng 'nóng mắt'
Chỉ cần thích là con dâu đi mua rồi ngồi ăn uống thoải mái, chẳng nghĩ đến chồng đang vất vả kiếm tiền, cũng chẳng nghĩ đến ánh mắt khó chịu của mẹ chồng.
">Xuất hiện giữa bữa ăn trưa và đòn ghen khiến chồng cắt đứt với 'tiểu tam'
Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
Ngày 23/10/2020, chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (thuộc Vietlott) tổ chức trao giải Jackpot sản phẩm Mega 6/45 kỳ 653 cho anh N.T.Q đến từ Bình Dương.
Trước đó, chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu đã tiếp nhận tấm vé từ anh N.T.Q, xác định anh đã trúng giải Jackpot sản phẩm Mega 6/45 kỳ QSMT thứ 653 ngày 18/10/2020 với trị giá 24 tỷ 736 triệu 948 ngàn đồng. Anh N.T.Q nộp thuế hơn 2,7 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Bình Dương (10% tiền trúng thưởng trên 10 triệu đồng) và được khấu trừ trực tiếp tại buổi trao thưởng.
Tấm vé với dãy số trúng Jackpot
Trao đổi trong quá trình làm thủ tục lĩnh thưởng, được biết anh N.T.Q cho biết thường xuyên mua các sản phẩm xổ số tự chọn từ những ngày đầu Vietlott ra mắt tại Bình Dương. Anh có thói quen mua vé hết các kỳ trong tuần vào thứ 2 đầu tuần. Và may mắn đã đến với anh N.T.Q khi ngày quay thưởng cuối cùng của tuần, chiếc vé của anh đã may mắn trúng Jackpot sản phẩm Mega 6/45 kỳ 653.
Anh N.T.Q nhận giải Jackpot trị giá hơn 24,7 tỷ đồng
Tại lễ trao giải, anh Q. cho biết hiện tại đồng bào miền Trung đang gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai nên anh quyết định ủng hộ 200 triệu đồng để giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn. Ngoài ra, anh cũng tặng điểm bán hàng bán tấm vé may mắn 50 triệu đồng.
Anh Q. ủng hộ đồng bào miền Trung
Anh Q. và chủ điểm bán hàng phát hành tấm vé may mắn
Quy trình quay số mở thưởng của Vietlott công được giám sát chặt chẽ bởi Hội đồng giám sát xổ số và được tường thuật trực tiếp trên:
- Kênh truyền hình VTC6
- Fanpage chính thức của Vietlott tại www.facebook.com/vietlott.vn
- Website chính thức của Vietlott tại http://www.vietlott.vn/
(Nguồn: Vietlott)
">Một người trúng Vietlott 24 tỷ ủng hộ miền Trung 200 triệu
Chiều 20/10, tại một quán cà phê ở tổ 4, P.Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, hàng chục người xúm vào quanh những nồi xôi.
Khói bốc lên nghi ngút, người đơm xôi, người cắt giò, người cho vào hộp… Trong vòng một buổi chiều, gần 800 suất xôi đã được hoàn thành để kịp gửi đến vùng lũ.
Người dân tổ 4, P.Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh nấu xôi. Chị Việt Hà (SN 1992), quản lý một quán cà phê ở tổ 4 cho biết, xem những thông tin người dân bị ảnh hưởng bởi lũ kêu cứu, thiếu đói chị rất xót xa. Chị muốn làm gì đó cho họ và điều quan trọng trước tiên chị nghĩ đến là phải “cứu đói”.
“Nhiều đoàn cứu trợ mỳ tôm nhưng tôi xem tin tức, biết nhiều vùng bị mất điện, không có dụng cụ để nấu nước sôi. Nhiều bà con phải ăn mì tôm sống. Vì vậy tôi muốn nấu một món mà người dân có thể ăn luôn được”, chị nói.
Có ý định làm thực phẩm gửi đến vùng lũ, ngày 19/10, chị Hà đặt mua 20 kg giò lụa. Sau đó, một người bạn của chị gợi ý nấu xôi gửi cho bà con.
Xôi vừa giúp ăn no lại tiện lợi nên chị vội vàng đi chợ mua 100 kg gạo nếp, hộp đựng… về nhà.
“Lúc làm, tôi cũng khá phân vân, băn khoăn. Không phải vì vật chất, kinh tế mà tôi sợ sức người có hạn. Trong khi đó, thời tiết liên tục mưa và các tuyến đường đi đều khó khăn, tôi sợ mình không chuyển được đến tay người dân”, chị Hà chia sẻ thêm.
Hàng nghìn phần xôi, giò đã được chuyển đến vùng lũ. Nhưng cuối cùng, 1h chiều ngày 20/10, chị và 2 người nữa vẫn quyết định dựng bếp. Làm tại quán cà phê nên họ có những chiếc bếp công nghiệp rất tiện lợi để nấu xôi số lượng lớn. Do thời gian gấp, chị Hà phải đun nước sôi để ngâm nhằm rút ngắn thời gian ngâm nếp xuống.
Vừa làm, chị Hà vừa gọi điện khắp nơi để tìm phương án vận chuyển đến người dân.
"Các anh công an phường và lực lượng cứu hộ, cứu nạn nghe ý tưởng nấu xôi của chúng tôi, họ vô cùng tán thành. Anh nói rằng, xôi vừa nóng vừa tiện lợi sẽ giúp bà con được ăn no nhanh chóng. Các anh động viên chúng tôi cứ yên tâm làm, họ sẽ vận chuyển đến vùng dân bị ngập”, chị chia sẻ.
Ban đầu chỉ có 3 người thực hiện. Nhưng sau đó, nghe thông tin chị Hà nấu xôi từ thiện, người dân trong khu phố ùa đến. Mười mấy người vừa nấu vừa đóng gói, 5h chiều cùng ngày, 800 suất xôi đã được hoàn thành.
Mỗi suất gồm xôi, giò và lạc, vừng để ăn kèm, được cho vào các thùng xốp to. Mỗi thùng xốp đựng được gần 100 suất và mỗi thuyền/xuồng có thể chở được 3 thùng xốp nên khá thuận tiện cho việc di chuyển.
Hình ảnh nhà ngập, người dân được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài. Chiều tối, biết tin về nồi xôi từ thiện, nhiều người tiếp tục ủng hộ việc làm của chị Hà. Họ đội mưa đưa đến 20 kg nếp, có gia đình hứa sẽ ủng hộ 100 suất chả, pate… để hộp xôi thêm ngon.
Ngày 21/10, chị Hà và người dân tổ 4 tiếp tục nổi lửa. Dự kiến họ sẽ làm thêm hơn 1.000 suất xôi.
Cả nhà anh Trần Hồng Quân (SN 1992, tổ 4) cũng tham gia vào việc nấu xôi từ thiện. Bố mẹ anh giúp bà con đóng gói, chia suất, anh đảm nhiệm việc chuyên chở số xôi đến lực lượng cứu hộ. Từ đây, số thực phẩm này sẽ được đưa đến những người dân đang cần.
“Vùng lũ bị cô lập, ô tô xe máy không thể vào tận nơi. Số xôi phải đến với bà con bằng xuồng, thuyền. Trời mưa rét vì vậy mọi người quyết định cho vào thùng xốp để giữ được độ nóng của món ăn”, anh nói.
Chị Hà cũng cho biết thêm: “Người dân nghe thông tin có xôi từ thiện thì tự lội nước ra nhận rất nhiều vì xôi, giò khá dễ ăn và tiện lợi.
Có những anh trong lực lượng cứu hộ, làm việc cả ngày rất mệt và đói cũng xin 1 hộp để ăn lấy sức. Họ đứng giữa trời mưa, cầm hộp xôi để ăn. Nghe những người vận chuyển kể lại như vậy, tôi thực sự xúc động”.
Cũng trong ngày 20/10, tại một xóm trọ nhỏ ở phường Hưng Dũng, TP Vinh, những người thuê trọ cũng rộn ràng nổi lửa làm món vừng lạc gửi vào vùng ngập lụt.
Bà cụ giã lạc gửi đến vùng lũ. Ý tưởng này là của chị Đào Thị Thủy (SN 1987), lấy chồng ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Hai vợ chồng chị thuê trọ ở TP.Vinh để buôn bán.
“Nghe tin miền Trung ngập lụt và nhiều vùng cô lập, thiếu thực phẩm, dù kinh tế gia đình còn khó khăn, tôi vẫn muốn giúp họ. Tuy nhiên vì vướng 2 con nhỏ, tôi không thể vào vùng lũ. Tôi quyết định làm món vừng lạc - khá đơn giản, thiết thực, để gửi vào các vùng bị ngập”.
Theo chị Thủy, vừng lạc là món ăn để được khá lâu, có thể dùng để ăn với cơm, xôi khi các gia đình bị ngập lụt không thể đi chợ.
Xóm trọ của chị có 2 dãy liền nhau, khoảng 7 phòng. Người dân đều từ khắp nơi đến. Sau khi có ý tưởng, chị chia sẻ và được rất nhiều người ủng hộ.
Trẻ con cũng theo mẹ đi giã lạc làm từ thiện. Xóm trọ của chị Thủy đã làm được 80 túi lạc gửi đến vùng bị ngập lụt. Từ số tiền quyên góp được, 8h sáng chị Thủy đội mưa ra chợ của thành phố mua 20kg lạc. Về nhà, họ bắt đầu rang lạc tại phòng trọ. 7, 8 người thay nhau rang, giã lạc và chia thành từng phần.
Từ 8h sáng đến 5h chiều, họ hoàn thành 80 phần lạc để chờ chuyển vào vùng lũ.
“Cả khu trọ nhỏ trở nên náo nhiệt hơn thường ngày khi mấy chị em vừa làm vừa nói chuyện. Đám trẻ con theo mẹ sang giã lạc vừa đùa nghịch vừa trêu nhau ồn ã cả xóm trọ. Tôi hi vọng món ăn này sẽ giúp bà con được phần nào đó”, chị nói.
Anh Nguyễn Trọng Sáng (phường Hưng Dũng), cũng chia sẻ thêm, không chỉ món vừng lạc, nhiều xóm trọ khác ở TP. Vinh cũng làm thêm món lạc trộn cá khô. Đây là những món ăn khô có tác dụng giúp người dân vượt đói trong những ngày giao thông bị chia cắt.
“Có những người phụ nữ ngoài tuổi 70, tóc đã hai màu, cũng tham gia làm cùng. Bà vừa trông cháu vừa giã lạc. Họ rất nhiệt tình, chỉ mong có thể chia sẻ một chút công, của đến những người không may mắn”, anh nói.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.Những phụ nữ nửa đêm vào vùng lũ: ‘Chúng tôi dành 20/10 cho miền Trung’
"Xem tin tức vùng lũ, tôi xót xa và không thể ngủ nổi. Hoa và quà có thể dành lại những ngày sau lũ, chúng tôi muốn làm điều gì đó để giúp người dân miền Trung", chị Hà Phương nói.
">‘Cả làng’ gọi nhau nhóm bếp, nấu nghìn suất xôi gửi vùng mưa lũ
Ảnh: Danita Delimont.
Những du khách hạng sang có thể đủ khả năng để đi bất cứ đâu và làm bất cứ điều gì họ muốn. Tuy nhiên, với những yêu cầu kỳ lạ tưởng như không thể làm được thì lại thường dựa vào đội ngũ chuyên gia du lịch có tay nghề cao, linh hoạt và sáng tạo để biến chúng thành hiện thực.
Tom Marchant, đồng sáng lập của Black Tomato, cho biết: “Lý do duy nhất khiến những yêu cầu của khách hàng có thể thực hiện được là do chúng tôi có một mạng lưới tuyệt vời gồm những người chạy việc trên khắp thế giới và những loại trải nghiệm mà chúng tôi muốn cung cấp”.
Hơn mức bình thường
Michael Albanese, người sáng lập Element Lifestyle, cho biết: “Khách hàng yêu cầu chúng tôi về những điều không thể và họ biết điều đó. Để thực hiện những yêu cầu này đòi hỏi chúng tôi phải có năng lực xử lý và cần có cả thời gian, sự kiên nhẫn và sự bền bỉ”.
Anh Albanese thường xuyên làm việc với những khách hàng chi 100.000 – 200.000 USD cho chuyến đi dài 2 tuần. Công ty anh từng giúp khách hàng sắp xếp một bữa tối riêng tư gồm 8 món do đầu bếp nổi tiếng Eric Ripert của nhà hàng Le Bernardin thực hiện tại thành phố New York.
Thậm chí, anh đã mất hơn 9 tháng để thuyết phục vị đầu bếp này, người hiếm khi thực hiện các sự kiện riêng tư như thế này.
“Đó thậm chí không phải một bữa ăn kỷ niệm một cột mốc quan trọng, sinh nhật hay bất cứ thứ gì. Chỉ là vợ của khách hàng yêu thích đầu bếp Eric Ripert, vì vậy, đây là một bữa tối trong mơ của cặp vợ chồng. Ngoài ra, chúng tôi còn thuê cả chuyên gia về rượu đến từ nhà hàng French Laundry đến bữa tiệc. Một bữa tối như thế này trị giá khoảng 300.000 USD”, anh Albanese cho biết.
Độc đáo và chân thực
Đối với nhóm khách hàng giàu có của công ty Red Savannah, sang trọng không chỉ đơn giản có nghĩa là bể bơi vô cực và khu spa hiện đại. Những du khách này cần tìm kiếm nhiều hành trình trải nghiệm mang tính độc đáo, chân thực hơn là sự sang trọng.
Vào ngày kỷ niệm đặc biệt, một khách hàng đã yêu cầu Red Savannah mua chiếc vòng tay Cartier đắt tiền cho vợ, sau đó giúp làm cho vợ anh ấy bất ngờ trong bữa tối ở Dubai.
“Để gây mất tập trung, chúng tôi sắp xếp cho hai vợ chồng ngồi một bàn bên bể cá lớn của nhà hàng. Chúng tôi để một người lặn biển xuất hiện và vẫy tay với vợ của khách hàng. Sau khi thu hút sự chú ý kinh ngạc của cô ấy, thợ lặn sẽ chỉ cho cô nhìn vào tấm thảm dưới chân. Khi cô ấy nhìn xuống, có chiếc hộp đã được chuẩn bị trước tại đó”, công ty Red Savannah cho biết.
Sự biệt lập
Đối với một số khách hàng thượng lưu, sự phục vụ tận tình trên một chiếc du thuyền tuyệt đẹp trong một vịnh nhỏ hẻo lánh chính là định nghĩa cho sự sang trọng, đặc biệt là giữa tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Ảnh: Heesen Yachts.
Công ty quản lý, môi giới và cho thuê du thuyền Y.CO đã sắp xếp một số cuộc phiêu lưu hoành tráng trong nhiều năm, bao gồm một hành trình xuyên Na Uy.
“Ngày càng nhiều người lựa chọn du thuyền cho những chuyến phưu lưu kỳ thú. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu nhiều hơn từ khách hàng đối với việc muốn khám phá các khu vực hẻo lánh, dành nhiều thời gian trên tàu và ít thời gian hơn ở các cảng đông đúc”, Gary Wright - Đồng sáng lập và chủ tịch công ty Y.CO cho biết.
Du lịch xa xỉ mùa dịch
Sở thích du lịch xa xỉ của giới nhà giàu đang có những thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo giám đốc công ty Element Lifestyle, khách hàng đang tìm kiếm những không gian mở để họ có thể thuê một ngôi nhà riêng và chuyển hướng sang du lịch trong nước nhiều hơn.
Tương tự như vậy, Marchant nói rằng khách du lịch của Black Tomato đang đặt các chuyến đi đường bộ trong nước và lưu trú dài hơn, phong phú hơn ở những nơi xa. Du khách hạng sang cũng đang có những chuyến đi kéo dài hàng tháng vì nhiều người hiện có thể làm việc ở bất cứ đâu.
Ảnh: Duarte Dellarole/Shutterstock.
Marchant cho biết, một số người muốn sống trong ngôi nhà trên núi hoặc ở trên hòn đảo riêng cùng gia đình. Bằng cách đó, ban ngày họ có thể làm việc, đến cuối tuần hoặc buổi tối vẫn được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Cũng theo George Morgan-Grenville, nhu cầu về các hòn đảo tư nhân, du thuyền và máy bay phản lực cũng đang tăng cao.
“Hiện nay đang có xu hướng rời xa đô thị đến các khu vực xa hơn, ít người sinh sống. Ngoài ra, các hòn đảo tư nhân cũng như các khu nghỉ dưỡng với bãi biển riêng và chỗ ở trên mặt nước cũng được giới nhà giàu quan tâm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sự biệt lập tuyệt đối đang được ưu tiên”, Morgan-Grenville nói.
Gửi trả rác cho khách du lịch qua đường bưu điện
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Varawut Silpa-archa yêu cầu gửi trả rác vứt bừa bãi cho khách đến tham quan Vườn quốc gia Khao Yai.
">Những yêu cầu 'khó chiều' của giới nhà giàu khi đi du lịch