> Broadcom muốn thâu tóm Qualcomm: Sự tàn nhẫn của ngành công nghiệp bán dẫn
Vào thứ hôm qua (12/3),ổngthốngTrumpngănchặnthươngvụsápnhậpcủaBroadcomvàlbd hôm nay Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ra lệnh cấm Broadcom và Qualcomm thực hiện thương vụ sáp nhập có "tổng thiệt hại" lên tới 117 tỷ USD. Ông cho rằng hành động của hai công ty "ảnh hướng xấu tới nền an ninh quốc gia". Trong bức thư của mình, ông Trump có viết: "Mọi đề xuất liên quan tới việc tiếp quản Qualcomm bởi người mua đều bị cấm. Tất cả các hành động khác như sáp nhập, mua đứt hay chuyển giao quyền lực, dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng đều bị cấm".
Quyết định trên của Tổng thống Trump bắt nguồn từ việc Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Mỹ - một ủy ban có trách nhiệm theo dõi các vụ sáp nhập có thể để lại hậu quả là các doanh nghiệp Mỹ trở thành tài sản của nước ngoài - cho rằng việc sáp nhập sẽ tạo cơ hội cho Broadcom thống trị thị trường. Ủy ban này (còn được gọi là Cfius) còn kêu gọi một cuộc điều tra về thương vụ này do các mối quan hệ của Broadcom với các công ty nước ngoài.
Thương vụ giữa hai công ty trên, nếu thành công, sẽ trở thành thương vụ có mức "thiệt hại" lớn nhất lịch sử công nghệ, hứa hẹn tạo ta một liên minh có khả năng sản xuất nhiều loại linh kiện có trong các thiết bị điện tử cho các thiết bị di động và đồ gia dụng. Nó cũng đánh dấu sự thay đổi "180 độ" của hai công ty, khi chỉ cách đây một thập kỷ họ còn lôi nhau ra tòa kiện tụng.
Ngay sau khi có thông báo chính thức, giá cổ phiếu của Broadcom đã sụt giảm tới 5% khi kết thúc phiên giao dịch hôm đó. Cfius cho rằng thương vụ này sẽ làm suy yếu vị thế dẫn đầu của Qualcomm trong thế giới công nghệ, đồng thời "khoảng trống tạo ra bởi thương vụ này hoàn toàn có thể là điều kiện để Trung Quốc có thể tạo ra sức ép mạnh mẽ".
Cả Broadcom và Qualcomm đều chưa ra bất kỳ bình luận nào về việc này