您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Lãnh đạo trẻ FPT Software Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm làm với đối tác nước ngoài
NEWS2025-01-25 08:29:24【Thời sự】9人已围观
简介“FPT Leader Talk 2016” vừa được FPT phối hợp cùng trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tại Huế là sự mu vs livemu vs live、、
“FPT Leader Talk 2016” vừa được FPT phối hợp cùng trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tại Huế là sự kiện thứ 19 của chuỗi chương trình giao lưu giữa lãnh đạo,ãnhđạotrẻFPTSoftwareĐàNẵngchiasẻkinhnghiệmlàmvớiđốitácnướcngoàmu vs live các nhà quản lý trẻ của FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc nhằm mục tiêu khích lệ các bạn sinh viên hãy chấp nhận thử thách, nỗ lực theo đuổi đam mê để sớm đạt được thành công như những diễn giả của sự kiện.
Tại sự kiện này, 4 diễn giả là các kỹ sư CNTT, lãnh đạo trẻ của FPT Software Đà Nẵng gồm các anh: Bùi Anh Tuấn - Trưởng ban giải pháp công nghệ FPT Software Đà Nẵng, Lê Xuân Lộc - Phó giám đốc đơn vị chiến lược phần mềm BSI, Đặng Quang Đàn - Giám đốc trung tâm phần mềm số 77 và Nguyễn Nhật Quý - kỹ sư CNTT của FPT Software Đà Nẵng đã chia sẻ về kinh nghiệm làm việc trong các dự án với đối tác nước ngoài, cách thức để các bạn sinh viên phát triển nghề nghiệp cũng như cơ hội đi làm việc tại nước ngoài.
Theo anh Bùi Anh Tuấn - Trưởng Ban giải pháp công nghệ FPT Software Đà Nẵng, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng với những bài toán rất mở, cơ hội dành cho các bạn sinh viên là rất nhiều.
Từ kinh nghiệm có được trong 12 năm làm tại FPT, từng đi nhiều nước như Pháp, Nga, Singapore… và đã làm việc với những khách hàng lớn, anh Tuấn nhắn nhủ các bạn sinh viên: “Ngoài kiến thức chuyên môn thì ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bạn sinh viên có cơ hội phát triển. Trong công việc, các bạn sinh viên hãy lựa chọn công việc nào mà mình có thể làm tốt nhất”.
Với Giám đốc Trung tâm phần mềm số 77 của FPT Software Đà Nẵng Đặng Quang Đàn, từ câu chuyện phát triển sự nghiệp của bản thân, anh Đàn đã tư vấn các sinh viên khoa CNTT, Điện tử viễn thông của Đại học Khoa học Huế “cần có sự đam mê và quyết tâm để đạt được thành công trong công việc”. Đây chính là những yếu tố đã giúp lãnh đạo trẻ này vượt qua vòng phỏng vấn chương trình kỹ sư cầu nối và thành công trong công việc.
Còn theo bạn Nguyễn Nhật Quý - kỹ sư CNTT của FPT Software Đà Nẵng, các bạn sinh viên ngoài việc học, hãy cố gắng đi thực tập tại doanh nghiệp vì “trăm nghe không bằng một thấy”.
很赞哦!(5812)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1: Vẫn chưa thể thắng
- 10 chiếc xe kỳ lạ nhất của các siêu sao đấu vật Mỹ
- Ngày 8/8, 10.000 lọ Remdesivir được phân bổ cho TP.HCM
- Nữ quái lừa đảo hơn 14 tỷ, tiếp tục giăng bẫy người cùng tạm giam
- Nhận định, soi kèo Al
- Công an vào cuộc vụ người đàn ông bị chém lìa tay ở Hà Nội
- Phạt VTV 50 triệu đồng vụ 'Cây chổi quét rau' và buộc phải cải chính xin lỗi
- Hàng loạt smartphone xả kho, giá rẻ cuối năm
- Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- Dàn siêu xe sang mạ vàng trăm tỷ của đại gia buôn lợn Hải Dương
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
Ảnh minh họa: News Medical
Ban đầu, thuốc Remdesivir được nghiên cứu để trị bệnh Ebola và viêm gan C. Tuy nhiên, sau đó, các nhà khoa học phát hiện khả năng chữa Covid-19 của loại thuốc này.
Ngày 2/10/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được điều trị bằng hai loại thuốc thử nghiệm vào lúc đó cùng với một loại corticosteroid. Một trong hai loại thuốc thử nghiệm là Remdesivir. Ông Trump được xuất viện vào ngày 6/10.
Tới ngày 22/10/2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới phê duyệt Remdesivir để sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 từ 12 tuổi trở lên và nặng ít nhất 40 kg cần nhập viện. Loại thuốc kháng virus này được tiêm qua đường tĩnh mạch.
FDA khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc trong bệnh viện hoặc trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tương đương. Đây là phương pháp điều trị Covid-19 đầu tiên nhận được sự chấp thuận của FDA.
Quyết định phê duyệt của FDA được dựa trên các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng bao gồm những bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện với tình trạng từ nhẹ đến nặng.
Thử nghiệm thứ nhất với 1.062 ca nhiễm gồm 541 người dùng Remdesivir và 521 người dùng giả dược. Thời gian trung bình để bình phục của nhóm dùng thuốc Remdesivir là 10 ngày, nhóm còn lại cần 15 ngày.
Thử nghiệm thứ hai so sánh giữa điều trị dùng thuốc Remdesivir và các loại thuốc theo phác đồ tiêu chuẩn trong vòng 5 ngày. Kết quả cho thấy, người dùng thuốc Remdesivir có tỷ lệ cải thiện cao hơn.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm tăng nồng độ men gan, có thể là dấu hiệu của tổn thương gan; các phản ứng dị ứng như thay đổi huyết áp và nhịp tim, mức oxy trong máu thấp, sốt, khó thở, thở khò khè, sưng tấy (môi, quanh mắt, dưới da), phát ban, buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc run.
Trước đó, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp Remdesivir vào tháng 5/2020 sau khi một thử nghiệm của Viện Y tế Quốc gia cho thấy, thuốc rút ngắn thời gian hồi phục ở bệnh nhân nhập viện.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo FDA, CNBC)
Hà Nội ghi nhận 24 ca Covid-19 mới, cẩn trọng khi tự nhiên ho sốt
Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện bệnh khi đi khám ho sốt và xét nghiệm.
">Thông tin về thuốc điều trị Covid
Tham dự lễ ký kết về phía Tổng công ty Viễn thông MobiFone có ông Cao Duy Hải - Tổng giám đốc - Thành viên Hội đồng thành viên, ông Nguyễn Đình Tuấn - Thành viên Hội đồng thành viên, ông Nguyễn Vũ - Trưởng Ban CNTT và đại diện Ban Quản lý, điều hành mạng, Ban CNTT, Trung tâm CNTT, Trung tâm R&D.
Về phía Cục CNTT - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam có Trung tướng Ngô Văn Sơn - Cục trưởng, Thiếu tướng Đinh Thế Cường - Phó Cục trưởng cùng các lãnh đạo Trung tâm An toàn thông tin (ATTT) trực thuộc cục.
">MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Công nghệ thông tin
Hình 1: Xu hướng diễn biến số ca nhiễm mới trong ngày của Việt Nam trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 4
Số ca nhiễm mới một ngày tăng từ 87 ngày 13.5.2021 lên 8.000 ngày 24.7.2021, gấp 92 lần so với ngày 13.5.2021 và dự báo ngày 4.8.2021 sẽ gấp 100 lần, Hình 1. Tổng số ca nhiễm tăng từ 3.658 ngày 13.5.2021 lên 125.795 ngày 28.7.2021, gấp 34 lần ngày 13.5.2021, Hình 2, lớn hơn tổng số ca nhiễm của Trung Quốc hiện nay (92.762). Số người đang điều trị tại các bệnh viện ngày 13.5.2021 là 984, đến ngày 28.7.2021 là 91.564 người, gấp hơn 93 lần ngày 13.5.2021, Hình 2. Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng từ 10, ngày 13.5.2021 lên 938 ngày 28.7.2021, Hình 3 và ngày 30.7.2021 đã đạt 1.044 người. Số người chết tăng từ 36, ngày 13.5.2021, lên 1.111 ngày 28.7.2021, Bảng 1.
Ngày 17.2.2021, làn sóng lây nhiễm thứ 3 đạt đỉnh, với 710 người đang điều trị, tại làn sóng thứ 4, ngày 28.7.2021 tuy chưa đạt đỉnh, song người đang điều trị đã là 91.564 người, Hình 2, gấp hơn 128 lần đỉnh làn sóng thứ 3.
· Theo kinh nghiệm từ các nước có dịch Covid-19 trên thế giới, khi dịch đạt mức số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 (gấp 30 lần ngưỡng có dịch) thì việc chống lây nhiễm sẽ rất khó khăn, kéo dài (trong điều kiện chưa có Vắc xin phòng Covid-19). Hiện nay 30.7.2021 số người đang điều trị/1 triệu dân ở Việt Nam đã vượt 1.000 người.
Hình 2: Làn sóng lây nhiễm thứ 4: Tổng số ca nhiễm và số người đang điều trị (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)
Hình 3: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam bắt đầu với 3 giai đoạn
Bảng 1: Tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam
II. Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Trước 5.2021, TP.HCM đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm, song không có dịch, số người điều trị trên 1 triệu dân không quá 6 người trong thời gian từ tháng 1.2020 đến 4.2021. Từ 29.5.2021, TP.HCM bước vào làn sóng thứ 5, trở thành địa phương có dịch, Hình 4. Số người điều trị/1 triệu dân tăng rất nhanh từ 26.6.2021 (316 người), đến 28.7.2021 đã là 6.172 người, gấp 6,5 lần bình quân cả nước (938 người), Hình 4, Bảng 2. Số ca mới phát sinh ngày 29.5.2021 là 39 người, đến 28.7.2021 đã là 6.318 người, tăng gấp gần 162 lần, Bảng 2. Điều này gây áp lực hết sức lớn cho hệ thống y tế của TP.HCM. Từ tháng 1.2020 đến 5.2021, không có người chết vì Covid-19 ở TP.HCM. Tháng 6.2021 có 11 người, tháng 7.2021 có hơn 1.500 người chết vì Covid-19.
Hình 4: Làn sóng lây nhiễm thứ 5 ở TP.HCM bắt đầu với 3 giai đoạn
Dự báo sơ bộ, đến ngày 4.8.2021 TP.HCM có thể có hơn 100.000 người nhiễm, nhiều hơn của Trung Quốc hiện nay (hơn 92.000 người nhiễm), Bảng 2.
Bảng 2: Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM và dự báo sơ bộ
III. Nhận xét và kiến nghị:
· Nhận xét 1 và kiến nghị: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam, bắt đầu vào 27.4.2021 và đã trở thành dịch Covid-19 vào ngày 13.5.2021 khi tỉ lệ số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt quá 10 người, Hình 3, với tổng số người đang được điều trị là 984 người, Hình 2. Dịch đến nay đã trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn dịch lây lan chậm: số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ trên 10 người lên 100 người, kéo dài trong 49 ngày từ 13.5.2021 đến 1.7.2021, Hình 2 và 3. Số người đang được điều trị tăng thêm khoảng 9.000 người, Hình 2, bình quân là 183 người/1 ngày, số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng thêm khoảng 90 người, Hình 3, bình quân là 1,8 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 11, ngày 13.5.2021 lên 28 (chiếm 44% số tỉnh thành cả nước). Mức độ gia tăng này, xét theo năng lực hệ thống y tế cả nước là chịu đựng được, chưa gây quá tải, song hệ thống ý tế ở một số địa phương có dịch nặng (Bắc Giang, Bắc Ninh) quá tải, phải có sự chi viện bổ sung (20.000 bác sĩ và nhân viên y tế) của Trung ương và một số địa phương.
2. Giai đoạn dịch lây lan nhanh: Số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ hơn 100 lên 300 người, chỉ kéo dài trong 13 ngày từ 1.7.2021 đến 14.7.2021, Hình 3 và 2. Số người đang điều trị tăng thêm khoảng 20.000 người, Hình 2, bình quân 1.538 người/ngày. Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng khoảng 200 người, Hình 3, bình quân khoảng 15 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 28, ngày 1.7.2021 lên 41 (chiếm 65% số tỉnh, thành cả nước), ngày 14.7.2021.
Về tổng thể, mức độ gia tăng người nhiễm, số người phải điều trị và số địa phương có dịch chưa gây quá tải cho hệ thống y tế cả nước, song ở nơi có dịch nặng như TP.HCM, hệ thống y tế quá tải nặng. Số người phải điều trị ngày 14.7.2021 là hơn 18.000 người, gấp 9 lần số giường bệnh truyền nhiễm sẵn sàng cho điều trị trước khi có dịch. Số F1, F2 phải truy vết và cách ly xấp xỉ 1 triệu người.
3. Giai đoạn dịch bùng phát: Số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 và gia tăng mạnh mẽ. Theo kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của thế giới năm 2020 và đầu 2021, các nước nào có số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt qua ngưỡng 300 người, thì sau đó sẽ chứng kiến dịch bùng phát, kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn để kéo giảm lây nhiễm, đưa tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân về mức không có dịch (dưới 10 người/1 triệu dân). Kinh nghiệm này cũng đúng với thực tiễn Việt Nam ở làn sóng lây nhiễm thứ 4. Chỉ sau 13 ngày, từ 14.7.2021 đến 27.7.2021, số người phải điều trị đã tăng thêm khoảng 60.000, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 20.000, Hình 2, số người đang điều trị/1 triệu dân tăng thêm 600 người, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 200 người, Hình 3. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 41 lên 50, chiếm khoảng 80% số tỉnh thành cả nước. Với cả nước có 91.564 người đang điều trị, ngày 28.7.2021, gấp 93 lần so với ngày xuất hiện dịch (984 người, ngày 13.5.2021) thì hệ thống y tế ở nhiều địa phương đã quá tải.
Số người phải điều trị ở TP.HCM hiện nay là 59.181 người, gấp hơn 11 lần ở Bắc Giang và Bắc Ninh lúc cao điểm (5.052 người), đã có gần 10.000 bác sĩ và nhân viên y tế ở các địa phương và Trung ương đến hỗ trợ thành phố, song chỉ bằng 1/2 số lực lượng đã phải hỗ trợ cho Bắc Giang và Bắc Ninh (20.000 người), vì 50 tỉnh, thành phố cả nước đều đang phải chống dịch.
Kiến nghị 1:Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, chúng ta cần phân loại 50 tỉnh, thành phố có dịch thành 3 nhóm, tương ứng 3 giai đoạn nói trên của dịch, để xác định “Nhiệm vụ tại chỗ” của công tác chống dịch một cách cụ thể, phù hợp, làm rõ mục tiêu công tác chống dịch của từng địa phương, Bảng 3.
· Nhận xét 2 và kiến nghị:
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch hiện nay (28.7.2021), có 22 địa phương có số người đang được điều trị/1 triệu dân (ĐĐT/1TD) từ 10 đến dưới 100, tức là ở giai đoạn “dịch lây lan chậm”. Đối với cả nước vừa qua, việc số người ĐĐT/1TD tăng từ 10 lên 100 đã kéo dài 49 ngày, Hình 3 và 2. Còn tại TP.HCM chỉ có 17 ngày, từ 29.5.2021 đến 15.6.2021, Hình 4. Đây chính là thời cơ vàng để các địa phương áp dụng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả (5K, cách ly xã hội ở các điểm dịch, ổ dịch) để kéo giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng quá 100, mà phải giảm dần, tiến tới dưới 10, tức là hết dịch. Đây chính là “nhiệm vụ tại chỗ” của 22 tỉnh, thành phố hiện nay.
Đầu làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Hà Nội, dịch xuất hiện ngày 07.5.2021 với 91 người ĐĐT (dân số của Hà Nội là 8,2 triệu người), ứng với 11 người ĐĐT/1TD. Bằng các biện pháp chống dịch quyết liệt, ngày 03.6.2021 dịch đã đạt đỉnh với 344 người ĐĐT, ứng với 42 người ĐĐT/1TD, sau đó số người ĐĐT giảm dần. Như vậy Hà Nội đã thành công trong việc giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng từ 11 lên 100, không bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh”.
Tuy nhiên các biện pháp chống dịch của Hà Nội sau 3.6.2021 trong thực tế có phần nới lỏng nhanh quá, trong khi dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh đang bùng phát. Do đó sau ngày 05.7.2021, khi số người ĐĐT ở Hà Nội đã giảm chỉ còn 212 người, thì lây nhiễm lại gia tăng. Ngày 28.7.2021 đã có 712 người ĐĐT, tương ứng với 95,6 người ĐĐT/1TD, BẢNG 3, gần đạt mức 100 người ĐĐT/1TD. Như vậy “nhiệm vụ tại chỗ” bây giờ của Hà Nội là phải giảm lây nhiễm bằng tất cả các biện pháp cần thiết để số người ĐĐT/1TD không vượt quá 100, hoặc nếu qúa một chút thì phải giảm dần để về mức dưới 10.
Ngoài Hà Nội thì Đắk Lắk và Bình Định là 2 tỉnh có nguy cơ sắp vượt mốc 100 người ĐĐT/1TD, Bảng 3, cần phải có các giải pháp rất quyết liệt, khẩn trương. Hải Phòng là địa phương thứ 22 có dịch trong nhóm có số người ĐĐT/1TD dưới 100, Bảng 3. Với số người ĐĐT/1TD chỉ có 10,2, Hải Phòng là thành phố dễ thoát dịch nhất, trở về trạng thái bình thường mới, với số người ĐĐT/1TD dưới 10.
Ngoài Hà Nội thì Đắk Lắk và Bình Định là 2 tỉnh có nguy cơ sắp vượt mốc 100 người ĐĐT/1TD, Bảng 3, cần phải có các giải pháp rất quyết liệt, khẩn trương. Hải Phòng là địa phương thứ 22 có dịch trong nhóm có số người ĐĐT/1TD dưới 100, Bảng 3. Với số người ĐĐT/1TD chỉ có 10,2, Hải Phòng là thành phố dễ thoát dịch nhất, trở về trạng thái bình thường mới, với số người ĐĐT/1TD dưới 10.
Bảng 3: 50 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang có dịch với số người đang điều trị /1 triệu dân (ĐĐT/1 triệu dân) dưới 100 người, dưới 300 người và trên 300 người (ngày 28.7.2021)
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch, có 11 tỉnh có số người ĐĐT/1TD lớn hơn 100 và dưới 300, Bảng 3. Đây là các địa phương đã qua giai đoạn “dịch lây lan chậm” mà bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh”, Hình 3 và 2. Với cả nước vừa qua, chỉ mất 13 ngày (1.7.2021 đến 14.7.2021) số người ĐĐT/1TD đã tăng từ 100 lên 300, cả nước sau đó bước vào giai đoạn “dịch bùng phát”, Hình 2, 3.
Còn tại TP.HCM chỉ mất 11 ngày để số người ĐĐT/1TD tăng từ 100 lên 300 người (15.6.2021 đến 26.6.2021), Hình 4. Vì vậy “nhiệm vụ tại chỗ” với 11 tỉnh này bây giờ là làm tất cả các biện pháp cần thiết (5K, cách ly các ổ dịch, khu dân cư, phường, xã, huyện, thành phố trực thuộc) để giảm lây nhiễm, không để số người ĐĐT/1TD tăng đến 300 người, mà phải giảm dần còn dưới 100 và sau đó là dưới 10, trở về trạng thái bình thường mới. Thời gian để 11 tỉnh này hoàn thành “nhiệm vụ tại chỗ” chỉ khoảng 1-2 tuần lễ, nếu không họ sẽ bước vào giai đoạn “dịch bùng phát”, với số người ĐĐT/1TD lên đến hàng trăm, hàng nghìn, Hình 4 và Bảng 3. Ngày 28.7.2021, Đồng Nai và Khánh Hòa có hơn 997 người ĐĐT/1TD, có nguy cơ sau 2 ngày đến 30.7.2021 sẽ vượt mốc 1.000 người ĐĐT/1TD, Bảng 3.
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch, có 17 tỉnh, thành phố có số người ĐĐT/1TD trên 300 người, tức là đang ở giai đoạn “dịch bùng phát”, trong đó có 9 tỉnh, thành phố đã và sắp vượt mốc 1.000 người ĐĐT/1TD, Bảng 3. Đây là các địa phương đã hoặc sẽ đối mặt với quá tải của hệ thống y tế, nhất là khi số người ĐĐT/1TD vượt ngưỡng 1.000 người. “Nhiệm vụ tại chỗ” của 17 tỉnh, thành phố này là phải áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt, sáng tạo để kéo giảm sự lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD giảm xuống 300, rồi 100 và sau đó là không quá 10, trở về trạng thái bình thường mới. Đây là quá trình phức tạp và nhiều rủi ro vì:
Khi số người ĐĐT/1TD vượt mức 300 và gia tăng, hệ thống y tế và hành chính bị quá tải, không phát hiện và cách ly, giám sát các F0 và F1 kịp thời, gây ra lây nhiễm cộng đồng âm thầm.
+ Khi bị cách ly, phong tỏa kéo dài, người dân mệt mỏi, chính quyền chịu áp lực, nên khi số người ĐĐT/1TD giảm, ví dụ từ 5.000 xuống còn 500 (giảm 90%), dễ tạo tâm lí chủ quan, dịch sắp hết, không thực hiện các biện pháp chống dịch, làm dịch bùng phát trở lại. Nhiều nước trên thế giới đã rơi vào tình trạng này như Ấn Độ (2 làn sóng dịch), Nhật Bản (6 làn sóng dịch), Hàn Quốc (4 làn sóng dịch), Anh (3 làn sóng dịch), Pháp (4 làn sóng dịch), Israel (4 làn sóng dịch). Ở trong nước cũng có địa phương đã trải qua nhiều làn sóng dịch như Đà Nẵng (3 lần dịch: 8.2020, 5.2021, 7.2021).
Kiến nghị 2:Mỗi tỉnh, thành phố cần căn cứ vào số liệu lây nhiễm của các quận huyện để vẽ nên 7 Biểu đồ thể hiện diễn biến dịch ở địa phương mình: Biểu đồ 1. Số ca nhiễm mới mỗi ngày (Hình 1), Biểu đồ 2. Tổng số ca nhiễm tính đến ngày gần nhất (Hình 2), Biểu đồ 3. Số ra viện một ngày (khỏi bệnh), Biểu đồ 4. Số đang điều trị mỗi ngày (Hình 2) và Biểu đồ 5. Số người đang điều trị tính trên 1 triệu dân (Hình 3 và 4), Biểu đồ 6. Số người chết mỗi ngày và Biểu đồ 7. Tổng số người chết tính đến ngày gần nhất. Căn cứ vào Biểu đồ 5, mỗi địa phương sẽ biết mình đang ở giai đoạn nào của dịch (dịch lây lan chậm, dịch lây lan nhanh, dịch bùng phát) từ đó xác định nhiệm vụ tại chỗ của địa phương mình.
Căn cứ thêm vào các Biểu đồ 1 (số ca nhiễm mới mỗi ngày), Biểu đồ 4 (số ca đang điều trị mỗi ngày) các địa phương có thể đánh giá được tình hình điều trị ở các bệnh viện (chưa quá tải, sắp quá tải, đã quá tải ở mức nào) từ đó xác định quyết tâm và các giải pháp ngăn chặn lây nhiễm phù hợp và các biện pháp giảm tải các bệnh viện, khu cách ly F1, F2…
Một cách tương tự, mỗi huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố cần lập 7 Biều đồ để tự đánh giá dịch ở đơn vị mình đang ở giai đoạn nào, nhiệm vụ tại chỗ của cấp ủy, chính quyền, y tế, công an, quân đội, giao thông, thông tin truyền thông, thương mại, giáo dục … là gì để chủ động triển khai một cách sáng tạo, hiệu quả, đồng thời lãnh đạo tỉnh, thành phố nhận ra trọng tâm công tác phòng chống dịch ở địa phương mỗi giai đoạn là ở huyện nào, quận nào, thị xã, thành phố nào, từ đó tổ chức chi viện từ cấp tỉnh cho các đơn vị này một cách hiệu quả.
Nếu ta đánh dấu các quận, huyện có lây nhiễm, nhưng chưa có dịch (số ĐĐT/1TD dưới 10 người) bằng màu xanh lá cây, thì có thể đánh dấu các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 10 đến dưới 100 – đang có dịch lây lan chậm – là màu vàng, các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 100 đến dưới 300 – đang có dịch lây lam nhanh – là màu da cam, các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 300 đến dưới 1.000 – đang có dịch bùng phát – là màu đỏ và có số người ĐĐT/1TD trên 1.000 – dịch bùng phát rất mạnh – là màu tím, thì chúng ta sẽ có bản đồ tình hình dịch của 1 tỉnh, thành phố với 5 màu. Nhiệm vụ tại chỗ của mỗi quận, huyện là phải trụ hạng và tụt hạng, không được thăng hạng: đang là vùng “vàng” phải chuyển về “xanh”, đang là “da cam” phải chuyển về “vàng” rồi “xanh”, đang là “đỏ” phải chuyển về “da cam” – “vàng” – “xanh”, đang là “tím” phải chuyển về “đỏ” – “da cam” – “vàng” – “xanh”.
. Nhận xét 3 và kiến nghị:
+ 9 tỉnh, thành phố có số người đang điều trị/1 triệu dân từ khoảng 1.000 đến 6.000, Bảng 3, là các địa phương có dịch nặng nhất cả nước: 9 tỉnh, thành phố này có tổng số người đang điều trị là 82.352, chiếm 90% tổng số người đang điều trị của cả nước. Hay nói cách khác: 90% số người đang điều trị - 90% số nguồn lây nhiễm của cả nước chỉ tập trung ở 9 tỉnh, thành phố này. Kết quả chống dịch hiện nay ở 9 tỉnh, thành phố này quyết định kết quả chống dịch của cả nước trong 1 tháng tới. 9 tỉnh, thành phố này có dân số 23,4 triệu người, bằng 24% dân số cả nước và đóng góp hơn 42% GDP của cả nước. Như vậy nếu 9 tỉnh, thành phố này được ưu tiên tiêm Vắc xin để dập dịch nhanh, thì có nghĩa là tiêm vắc xin cho 24% dân số cả nước, nhưng giảm được 90% nguồn lây nhiễm của cả nước, góp phần quan trọng dập dịch cả nước và sớm phục hồi kinh tế để tạo ra 42% GDP cho cả nước.
Trong trường hợp lượng vắc xin có hạn thì có thể ưu tiên cho 6 địa phương có biên giới liền kề với nhau (có nguy cơ lây nhiễm “chéo” rất cao) trong số 9 địa phương này: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang. 6 tỉnh, thành phố này chiếm 84% tổng số người đang điều trị và 93% tổng số người chết của cả nước (1.789/1.919), nhưng chỉ chiếm 20% dân số Việt Nam (19,62 triệu dân) và đóng góp 39% GDP của cả nước.
Kiến nghị 3:Để việc tiêm vắc xin đóng góp hiệu quả nhất vào việc phòng chống dịch của cả nước, đề nghị xem xét thứ tự ưu tiên cho tiêm chủng đại trà (70% dân số) trong tháng 8 và tháng 9 năm 2021 cho Hà Nội và 9 địa phương có dịch nặng nhất.
IV. Dự báo
1. Việt Nam sẽ chống dịch thành công:
Đến nay, sau 1 năm rưỡi, chiến lược phòng chống dịch Covid-19 3 trụ cột của Việt Nam đã rõ:
1.1. Phát huy sức mạnh của hệ thống Chính trị và văn hóa Việt Nam
· Đảng lãnh đạo – Chính quyền tổ chức thực hiện – Mọi người dân tham gia, đoàn kết, sáng tạo.
· Mỗi người dân là một chiến sĩ – Mỗi gia đình là một tổ chiến đấu - Mỗi quận huyện là một pháo đài chống dịch.
1.2. Bốn phương châm phòng chống dịch theo dịch tễ học:
· Chủ động phòng ngừa – Phát hiện kịp thời – Truy vết thần tốc, cách ly triệt để - Điều trị hiệu quả (5K và Vắc xin là các giải pháp thuộc chủ động phòng ngừa).
1.3. Tổ chức thực hiện theo nguyên tắc 5 tại chỗ:
· Nhiệm vụ tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Nhân lực tại chỗ - Phương tiện, thiết bị, vật tư tại chỗ - Hậu cần tại chỗ.
Trong 3 trụ cột của chiến lược phòng chống dịch này, 3 yếu tố đầu tiên: Đảng lãnh đạo, chủ động phòng ngừa, nhiệm vụ tại chỗ, là 3 yếu tố quyết định.
Đảng lãnh đạo phải làm cho yêu cầu: “chủ động phòng ngừa” thấm sâu vào mỗi người dân, cấp ủy, cấp chính quyền, mỗi ngành và được thực hiện tự giác, sáng tạo, làm cho yêu cầu: xác định “nhiệm vụ tại chỗ” được mỗi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, mỗi ngành: Y tế, Công an, Quân đội, Ngoại giao, Thông tin, Giao thông, Thương mại, Giáo dục, Nông nghiệp, Công nghiệp… thấm nhuần và thực hiện sáng tạo, hiệu quả.
Trên tinh thần đó, tự hào về thành tựu chống dịch vừa qua, thấy rõ các yếu kém, hạn chế ở mỗi ngành, mỗi cấp, nhìn thằng vào sự thật, bám sát vào thực tiễn, tin tưởng ở Nhân dân, tổng kết kịp thời, nhất định chúng ta sẽ phòng chống dịch thành công ở Việt Nam, phù hợp với tình hình dịch và các phương pháp, công cụ chống dịch của thế giới.
2. Thế giới đang bước vào làn sóng dịch thứ 3 từ 21.6.2021 còn rất nhiều thách thức
Làn sóng dịch thứ 1 đạt đỉnh ngày 21.1.2021 với 18,33 triệu người đang điều trị, sau đó giảm dần. Đến ngày 12.3.2021, khi số người ĐĐT đạt thấp là 14,4 triệu người thì làn sóng thứ 2 lại bùng phát, đạt đỉnh ngày 29.4.2021 với 17,86 triệu người ĐĐT. Số người ĐĐT sau đó giảm, chạm đáy 11,26 triệu người ngày 21.6.2021 và làn sóng thứ 3 lại bùng phát. Ngày 31.7.2021 số người ĐĐT là 15,01 triệu người.
Việc dự báo tình hình dịch trên thế giới 5 tháng tới và năm 2022 là rất khó khăn vì:
1. Làn sóng dịch thứ 3 đã bắt đầu được 40 ngày, song nhiều nước ở Châu Mỹ và Châu Âu, do nhận định đã tiêm trên 50% dân số đủ 2 mũi Vắc xin, nên đang nới lỏng và thậm chí bỏ tất cả các hạn chế trong cuộc sống để phòng dịch đã làm thời gian qua. Nguy cơ dịch bùng phát 2 – 3 tháng tới là rất cao, vì ngay tại các nước phát triển gần 50% dân số chưa tiêm đủ 2 mũi, còn toàn thế giới mới chỉ có 12% dân số tiêm đủ 2 mũi, trong đó Châu Á là 5,2%, Châu Âu là 37,2%, Châu Mỹ là 24%, Châu Phi là 1,7% và Châu Đại Dương là 10,6% (ngày 28.7.2021), ở Việt Nam là 0,7%.
2. Ngoài biến thể Delta, khởi nguồn từ Ấn Độ, khi số người toàn cầu đang phải điều trị tăng như hiện nay, hình thành các tâm dịch mới, quy mô lớn thì đây là cơ hội để ra đời các biến thể mới mạnh hơn. Các vắc xin đang có hiện có tác dụng mạnh với các biến thể mới hay không thì chưa có nghiên cứu khoa học làm rõ.
3. Việc xác định lúc nào thì nới lỏng cơ bản các biện pháp phòng chống dịch mà đất nước không lại bước vào làn sóng dịch mới, dù có tiêm Vắc xin, chưa có đủ cơ sở thực tiễn, phải được làm rất thận trọng. Xem xét số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ (bình quân 7 ngày cuối cùng), ta thấy dịch đạt đỉnh ngày 11.1.2021 với 255.575 ca nhiễm mới. Đến 21.6.2021, khi rất nhiều người Mỹ đã tiêm Vắc xin, số ca nhiễm mới chỉ còn 11.789, bằng 4,6% lúc đạt đỉnh, tức là đã giảm 95,4%. Tuy vậy, sau đó làn sóng dịch mới lại bùng phát, dù thêm nhiều người đã tiêm Vắc xin, ngày 31.7.2021 có 74.986 ca nhiễm mới.
Tại Anh dịch đạt đỉnh ngày 8.01.2021 với 59.102 ca nhiễm mới, đến 7.5.2021 giảm chỉ còn 1.989 ca, bằng 3,4% lúc đạt đỉnh, tức giảm 96,6%. Tuy vậy sau đó làn sóng dịch mới lại bùng phát, dù thêm nhiều người đã tiêm Vắc xin. Ngày 21.7.2021 có 47.101 người nhiễm mới. Tại Pháp, dịch đạt đỉnh ngày 6.4.2021 với 38.890 ca nhiễm mới. Đến 30.6.2021 chỉ còn 1.854 ca mới, bằng 4,8% lúc đạt đỉnh, tức giảm 95,2%. Nhưng sau đó, tuy số người tiêm Vắc xin đã tăng, làn sóng dịch mới lại bùng phát, ngày 31.7.2021 có 21.189 ca nhiễm mới. Qua thực tế của 3 nước Mỹ, Anh, Pháp ta thấy, khi số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm hơn 95% so với lúc cao nhất, thì vẫn xảy ra dịch tái bùng phát, khi bỏ các biện pháp phòng chống dịch, dù đã tiêm vắc xin 2 liều cho xấp xỉ 50% dân số.
Với Việt Nam hiện nay, số ca nhiễm mới mỗi ngày đang ở giai đoạn gia tăng, khoảng 6.000 đến 8.000 ca một ngày, chưa đạt đỉnh, Hình 1. Ngay cả khi đã giảm chỉ còn 300 đến 400 ca mỗi ngày (giảm 95%) thì cũng chưa có nghĩa là không có nguy cơ dịch tái bùng phát, nhất là khi tỉ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin ở nước ta hiện nay chưa đạt 1% dân số.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân
Sáng 2/8 có thêm 3.201 ca Covid-19, tiêm được 6,4 triệu liều
Sáng 2/8, Việt Nam ghi nhận thêm 3.201 ca Covid-19, nâng tổng số mắc cả nước vượt 157.000 trường hợp.
">Giải pháp cấp bách: Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương trong phòng chống Covid
Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
Chị Lê Thị Kiều My cùng “đồng đội” trong đợt đầu tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Tham gia tuyến đầu chống dịch sau gần 2 tháng mổ khối u
Mở đầu năm 2021 là một biến cố lớn trong cuộc đời của nữ điều dưỡng Lê Thị Kiều My. Sau những cơn đau bụng quằn quại, một ngày đang làm việc, chị bị chảy máu ồ ạt, “như sản phụ bị băng huyết”. Được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, chị hốt hoảng nghe bác sĩ thông báo bị ung thư buồng trứng, cả hai bên.
Ngày 15/4, khoảng 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, chị được mổ cắt bỏ buồng trứng bên trái tại Bệnh viện Ung bướu. Bác sĩ nói, vì khối u bên phải còn nhỏ, và vì chị chuẩn bị lập gia đình, nên hi vọng có thể giữ lại cho chị cơ hội làm mẹ.
Vốn được lãnh đạo duyệt cho nghỉ một tháng rưỡi để dưỡng sức sau ca mổ, nhưng chị chỉ nghỉ nửa tháng rồi xin đi làm sớm. “Cái nghề vốn luôn tay luôn chân, phải nghỉ ở yên một chỗ khiến tôi cảm thấy không quen”, chị My tâm sự.
Trong quá trình tham gia lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, chị My cùng đồng nghiệp ở lại khu cách ly của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người thân. Cuối tháng 5, dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, chị My cũng từng đắn đo suy nghĩ về việc tham gia tuyến đầu chống dịch. Chị lo ngại sức khỏe của mình, nếu không may nhiễm bệnh có thể mang lại gánh nặng cho đồng nghiệp. Nhưng rồi chị quyết tâm đăng ký tham gia, bởi “tinh thần nghề nghiệp không cho phép sợ hãi”.
Từ đầu tháng 6, chị bắt đầu tham gia công tác lấy mẫu, tiêm chủng cộng đồng ở một số điểm tại quận 8 và TP.Thủ Đức. Dù luôn cố gắng tuân thủ quy tắc 5K trong suốt quá trình làm việc, nhưng điều không may đã đến. Ngày 12/7, một số đồng nghiệp của chị dương tính với nCoV, nhiều người trong số đó không có triệu chứng. Chị My cũng thành F0 một ngày sau đó. Chị là người có tất cả những triệu chứng của một bệnh nhân mắc Covid-19: sốt, ho, đau họng, nôn ói, tiêu chảy...
Đổ bệnh cũng không cho phép mình gục ngã
Trong số những đồng đội bị phơi nhiễm, chị My là người bị “hành” nặng nhất. Vài ngày đầu, những triệu chứng của Covid-19 khiến chị kiệt quệ, cơ thể đau nhức, mất ngủ, chị phải nhờ những viên thuốc mới có thể mê man. Từ sâu trong tiềm thức, chị luôn nhủ rằng không được gục ngã.
Chị trải lòng: “Đối với người bệnh ung thư, mắc phải Covid-19 sẽ rất nguy hiểm. Tôi luôn tự động viên mình ăn uống, giữ vệ sinh, tập vận động, tinh thần lạc quan. Ngoài ra còn nhờ các anh chị chăm sóc nên tôi đã vượt qua quãng thời gian đó”.
Nhờ ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và giữ tinh thần lạc quan nên chị My đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vừa bình phục được đôi chút, chị liền tham gia “tác chiến” cùng với những “đồng nghiệp F0” ngay trong khu điều trị. Ngoài hỗ trợ các bác sĩ trong lúc khám bệnh, chị cùng các diều dưỡng khác cũng hướng dẫn mọi người cách tự chăm sóc mình, lau mát, vệ sinh nơi ở cho sạch sẽ, động viên tinh thần... Mới hôm rồi, nhóm của chị cũng đã kịp thời sơ cứu một bệnh nhân Covid-19 không may đột quỵ.
“Ở bệnh viện, lượng bệnh nhân đông, nhiều khi các nhân viên y tế không thể bao quát hết được. Vì vậy, chúng tôi có nói với mọi người, chúng tôi là F0 nhưng cũng là nhân viên y tế, nếu cần giúp đỡ thì cứ tới gọi, cái gì giúp được chúng tôi sẽ giúp, còn không thì sẽ báo xuống lực lượng y tế phía dưới”, chị chia sẻ.
Là F0, nhưng cũng là một điều dưỡng, tối nào chị My cũng đứng ngóng xuống lực lượng y tế đang làm việc phía dưới tòa nhà, mong mình chóng khỏe để lại được yêu nghề. Có thể được làm nghề, kể cả khi mình đang là bệnh nhân, đối với chị My là hạnh phúc. Suốt quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát, dù là tham gia lực lượng tuyến đầu vất vả, hay khi nhiễm bệnh đến kiệt quệ, nhưng chưa bao giờ nản lòng. Điều chị lo lắng nhất là sự an toàn của gia đình, khi dịch bệnh bủa vây.
Chỉ trong nửa năm, vừa phát hiện bệnh ung thư, rồi lại nhiễm Covid-19, nhưng ở trước mẹ và các em, chị chưa từng hé lộ một chút buồn phiền hay sợ hãi. “Tôi là điểm tựa của mẹ, nếu tôi ngã xuống, mẹ biết phải làm sao”, chị cười hiền lành.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Khánh Hòa
Bác sĩ F0 giấu vợ về chuyến công tác đặc biệt nhất cuộc đời
Phơi nhiễm Covid-19 trong lúc làm việc, các y bác sĩ không may trở thành F0 nhưng vẫn tiếp tục sát cánh cùng đồng đội tại bệnh viện dã chiến.
">Nữ điều dưỡng F0 hỗ trợ bệnh nhân Covid
- Làm việc tại nhà đã trở thành xu hướng đối với những người làm công việc tự do, không muốn bị gò bó trong môi trường công sở với quỹ thời gian hạn hẹp. Ưu điểm khi làm việc tại nhà là gia chủ có thể chủ động về tiến độ công việc và tự bố trí không gian theo ý thích của mình.
Bên cạnh việc bố trí không gian một cách hợp lý, hướng đặt bàn làm việc tại nhà là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc. Trong phong thuỷ học, có mối quan hệ đối ứng giữa cầm tinh gia chủ và hướng cát lợi của bàn làm việc tại nhà.
Có mối quan hệ đối ứng giữa cầm tinh gia chủ và hướng đặt bàn làm việc tại nhà. (Ảnh minh hoạ) Với những người cầm tinh con trâu (tuổi Sửu), có thể tham khảo các hướng đặt bàn làm việc tại nhà tương ứng với năm sinh của mình như sau:
Người sinh năm 1913 hoặc năm 1973 nên đặt bàn làm việc toạ Nam hướng Bắc. Phương vị này giúp gia chủ chín chắn, bình tĩnh, tăng cường khả năng sáng tạo, độc lập và tự chủ. Tuy nhiên, nhược điểm là sự nghiệp bình thường.
Người sinh năm 1925 hoặc năm 1985 nên đặt bàn làm việc toạ Đông Nam hướng Tây Bắc. Ưu điểm của phương vị này là giúp gia chủ tăng cường khả năng lãnh đạo, giành được sự tín nhiệm và tôn kính.
Người sinh năm 1937 nên đặt bàn làm việc toạ Tây hướng Đông. Phương vị này có lợi cho việc tiến thủ, giúp người làm việc tỉ mĩ, tự tin và lạc quan.
Người sinh năm 1949 nên đặt bàn làm việc toạ Bắc hướng Nam. Bài trí bàn làm việc như vậy có thể giúp gia chủ tăng vận tình cảm, thu hút được sự chú ý của người khác. Đồng thời, tăng cường khả năng giao tiếp xã hội.
Người sinh năm 1961 nên đặt bàn làm việc toạ Đông Bắc hướng Tây Nam. Phương vị này giúp gia đình hoà thuận, tiết kiệm chi tiêu và gia chủ sẽ có quý nhân phù trợ.
Ngành nghề công việc cũng có mối quan hệ với hướng đặt bàn làm việc tại nhà. (Ảnh minh hoạ) Ngoài ra, tuỳ theo ngành nghề công việc, gia chủ có thể tham khảo phương pháp xác định toạ hướng của bàn làm việc tại nhà theo ngũ hành như sau:
Ngành thuộc Kim
Ngành nghề có ngũ hành thuộc Kim gồm các công việc liên quan đến trang sức, tiền tệ, cơ khí, giao thông vận tải, tư pháp, luật sư, thể dục vận động… bàn làm việc nên toạ Tây hướng Đông, toạ Đông Nam hướng Tây Bắc, toạ Đông hướng Tây, toạ Tây Bắc hướng Đông Nam.
Ngành thuộc Mộc
Ngành nghề có ngũ hành thuộc Mộc gồm các công việc liên quan đến văn hoá xuất bản, báo chí, văn học nghệ thuật, thời trang, kế toán, diễn viên, bác sĩ, trồng rau củ quả… nên đặt bàn làm việc toạ Tây hướng Đông, toạ Tây Bắc hướng Đông Nam, toạ Đông Bắc hướng Tây Nam, toạ Tây Nam hướng Đông Bắc.
Ngành thuộc Thuỷ
Ngành nghề có ngũ hành thuộc Thuỷ gồm các công việc như bảo hiểm kinh doanh, tàu thuyền hàng hải, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, vệ sinh môi trường, giao dịch vận chuyển, phòng cháy chữa cháy… bàn làm việc nên toạ Nam hướng Bắc hoặc toạ Bắc hướng Nam.
Ngành thuộc Hoả
Ngành nghề có ngũ hành thuộc Hoả gồm các công việc liên quan đến đồ vật dễ cháy, máy tính đồ điện, pano quảng cáo, trang trí trang điểm, dụng cụ đồ bếp, đồ chơi, đồ làm đẹp… bàn làm việc nên toạ Bắc hướng Nam, toạ Đông hướng Tây hoặc toạ Đông Nam hướng Tây Bắc.
Ngành thuộc Thổ
Ngành nghề có ngũ hành thuộc Thổ gồm các công việc về bất động sản, xây dựng, chế phẩm từ da, vui chơi ca nhạc, kinh doanh quán rượu, đồ đá, thư ký cố vấn, gia công các loại thịt… bàn làm việc nên toạ Nam hướng Bắc, toạ Đông Bắc hướng Tây Nam hoặc toạ Tây Nam hướng Đông Bắc.
Mẹo bài trí không gian làm việc tại nhà hợp phong thuỷ
Làm việc tại nhà có ưu điểm là chủ động quyết định tiến độ công việc và xây dựng được môi trường làm việc theo ý thích. Tuy vậy, không phải gia chủ nào cũng biết cách bài trí không gian này phù hợp phong thuỷ.
">Phong thuỷ bàn làm việc tại nhà cho người tuổi Sửu
Top 5 xe sedan hạng B-C bán chạy nhất tháng 2 có đến 6 cái tên. Trong đó, phân khúc xe sedan giá rẻ (hạng B-C) tháng vừa qua chứng kiến sự xáo trộn đáng kể ở các vị trí dẫn đầu. Hyundai Accent và Honda City bị giảm doanh số thê thảm và tụt sâu trong bảng xếp hạng. Ngược lại, mẫu sedan hạng C là KIA K3 đã bất ngờ tăng nhẹ doanh số so với tháng trước.
Toyota Vios sau 1 tháng mất vị trí đã có lượng bán ra ổn định sau Tết đã vươn lên dẫn đầu phân khúc. Nhưng đáng chú ý nhất là vị thứ 5 lần đầu tiên có sự xuất hiện của cả 2 mẫu xe là Mazda 3 và KIA Soluto, thay thế cho mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan Mitsubishi Attrage.
Dưới đây là xếp hạng trong top 5 sedan hạng B-C bán chạy nhất tháng 2/2022:
1. Toyota Vios: 1.181 chiếc
Toyota Vios lấy lại vị trí thứ 1 từ tay đối thủ Hyundai Accent. So với doanh số trong tháng 1/2021 là 1.446 chiếc thì Toyota Vios bị tụt đến 18,3%. Tuy vậy, Vios vẫn tăng 2 bậc so với tháng trước để xếp ở vị trí thứ 1 trong top 5 xe sedan bán chạy nhất tháng. Không những vậy, Vios còn đứng trong top 3 xe bán chạy nhất thị trường tháng 2.
Hiện, Toyota Vios được lắp ráp trong nước với tổng cộng 6 phiên bản, tăng 1 phiên bản đặc biệt (Vios GR-S) so với trước đây. Vios 2021 được trang bị động cơ 1.5L, hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động vô cấp. Giá bán của mẫu xe này đang dao động từ 478 đến 638 triệu đồng.
2. KIA K3: 1.134 chiếc
KIA K3 có doanh số tăng nhẹ so và tăng 2 bậc trong top. KIA K3 có lẽ là điểm sáng nhất phân khúc khi tháng 2/2022 vừa qua, mẫu xe này bán ra được 1.134 chiếc, tăng nhẹ 19 chiếc so với tháng trước. Doanh số này giúp mẫu sedan hạng C này tăng 2 bậc để xếp thứ 2 sau Toyota Vios.
Cuối tháng 9/2021, THACO đã cho ra mắt "hậu duệ" của Cerato là KIA K3 với thiết kế mới. K3 2022 được giới thiệu 4 phiên bản, trong đó có 3 bản sử dụng động cơ 1.6L và 1 bản 2.0L. Giá bán của KIA K3 dao động từ 559-689 triệu đồng, được đánh giá là "mềm" nhất phân khúc sedan hạng C.
3. Hyundai Accent: 1.001 chiếc
Hyundai Accent có doanh số giảm đến 2,4 lần so với tháng trước. Với chỉ hơn 1.000 xe bán ra trong tháng 2, doanh số của Hyundai Accent đã giảm 2,4 lần so với tháng trước (với 2.398 chiếc), đồng thời mất luôn vị trí dẫn đầu vào tay đối thủ Toyota Vios. Tuy vậy, Hyundai Accent vẫn là mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu Hyundai tại Việt Nam.
Hiện, Hyundai Accent 2021 được TCMotor lắp ráp trong nước và phân phối với 4 phiên bản, sử dụng động cơ 1.4L đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp. Các phiên bản của Accent có giá niêm yết từ 426 đến 542 triệu đồng.
4. Honda City: 771 chiếc
Honda City không còn giữa được doanh số cao như tháng đầu tiên của năm Mẫu sedan hạng B Honda City cũng bị tụt giảm doanh số khá thê thảm đến 56% so với tháng trước (1.745 chiếc). Doanh số này khiến Honda City tụt 2 bậc trong top 5 và bị các đối thủ như Vios, Accent bỏ lại phía sau.
Honda City 2021 là phiên bản được thiết kế mới, sử dụng động cơ 1.5L kết hợp với hộp số tự động vô cấp CVT. Mẫu sedan hạng B này được giới thiệu 4 phiên bản là E, G, L và RS với mức giá dao động từ 499 đến 599 triệu đồng.
5. Mazda 3 và KIA Soluto: 476 chiếc
Lần đầu tiên trong lịch sử, top 5 mẫu xe sedan giá rẻ có đến 2 cái tên ở vị trí thứ 5 và cùng có doanh số 476 chiếc bán ra trong tháng.
Mazda 3 là cái tên khá thường xuyên góp mặt trong top 5. Tuy cùng doanh số 476 chiếc nhưng tâm thế của 2 mẫu xe này là rất khác nhau. So với tháng trước, nếu Mazda 3 bị giảm 35% doanh số thì mẫu sedan hạng B của KIA lại tăng 36%. Điều này vừa đủ để giúp Soluto góp mặt trong top 5 xe sedan hạng B-C bán chạy nhất tháng.
Lần gần đây nhất Soluto được đứng trong top 5 này là từ tháng 12/2020. Trong khi Mazda 3 khá thường xuyên được góp mặt trong top 5 xe sedan giá rẻ bán chạy thì với Soluto, đây là lần đầu tiên sau hơn 1 năm vắng bóng.
Doanh số trong tháng 2/2022 của một số mẫu xe sedan phổ thông khác như sau:
- Mitsubishi Attrage:399 chiếc;
- Hyundai Elantra:251 chiếc;
- Honda Civic:146 chiếc;
- Mazda 2:140 chiếc;...
Hoàng Hiệp
Bạn có đánh giá gì về 5 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy – Báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Top 10 xe bán chạy tháng 2: SantaFe trở lại, Honda City rời Top
Toyota Corolla Cross trở lại với vị trí số 1 quen thuộc sau tháng đầu năm bị tụt hạng. Trong khi đó, VinFast Fadil, Honda City và đặc biệt là Hyundai Tucson có doanh số bết bát nhất sau nhiều năm, đành cay đắng bật khỏi top 10.
">Doanh số xe sedan giá rẻ 2/2022: Mazda 3 và Kia Soluto đồng hạng