您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích
NEWS2025-04-28 20:45:41【Nhận định】4人已围观
简介 Hư Vân - 03/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g xe hạng bxe hạng b、、
很赞哦!(22)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Alaves vs Sociedad, 2h30 ngày 24/4: Thoát hiểm
- Thiếu niên 15 tuổi bị đâm tử vong trên sân bóng
- Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam lần V được chuẩn bị kỹ lưỡng
- Hai thiếu niên say rượu tông vào cột điện, một người tử vong
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
- Dàn mẫu không nội y trình diễn trên sân khấu nước trong show Saint Laurent
- Học sinh Trung Quốc đi thuyền dự kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới
- Lý do hoa hậu Thuỳ Tiên rút đơn khởi kiện bà Thuỳ Trang
- Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4
- Foxconn đầu tư bán dẫn tại Ấn Độ: Khai trương tưng bừng, âm thầm đóng cửa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs PEC Zwolle, 02h00 ngày 26/4: Không được phép mất điểm
2 tiếng lên lớp, 24 giờ chuẩn bị
Nhìn lịch trình một buổi dạy của nữ giảng viên trẻ Nguyễn Diệu Hoa (Trung tâm Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hà Nội), hẳn nhiều người sẽ thốt lên: “Hay đó, nhưng thời gian đâu mà tổ chức ngần này hoạt động?”. Trong vỏn vẹn 2 tiếng trên lớp, các học viên của Hoa sẽlần lượt được ôn lại bài cũ, học lý thuyết bài mới, thực hành thông qua thuyết trình, chơi trò chơi hoặc làm việc nhóm. Mỗi hoạt động đều được thiết kế theo các phương pháp khoa học như TPR (phản xạ toàn thân), ELC (học bằng trải nghiệm), NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) và PMS (hệ thống ý nghĩa cá nhân)… Điều đó đảm bảo cho học viên Langmaster học đến đâu, chắc đến đó; học đến đâu, dùng được đến đó.
Là một trong những trung tâm dạy tiếng Anh giao tiếp uy tín ở Hà Nội, Langmaster được đánh giá cao về môi trường học tập thân thiện và chuyên nghiệp. Trung tâmthiết lập được một hệ sinh thái toàn diện dành cho việc học ngoại ngữ (4CE) bao gồm các hội thảo chuyên sâu về ngôn ngữ, ứng dụng ôn tập trên điện thoại, CLB tiếng Anh, cuộc thi hùng biện,… nhằm tạo dựng môi trường hoàn hảo nhất để học viên được “tắm” tiếng Anh mỗi ngày.
Với Langmaster, học viên sẽ được “tắm” tiếng Anh mỗi ngày nhờ vào hệ sinh thái đặc biệt 4CE. Thêm vào đó, trong suốt quá trình học tại đây, học viên được hỗ trợ thường xuyên, liên tục bởi cả giảng viên đứng lớp và đội ngũ trợ giảng. “Ngoài giờ dạy, chúng mình vẫn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về bài học cho các bạn.Đó cũng là cách giúp mình gắn bó nhiều hơn với học viên, đồng thời hiểu rõ tính cách, hoàn cảnh của từng bạn để hỗ trợ khi cần” - nữ giảng viênNgô Thùy Trang chia sẻ.
Trang vẫn nhớ cách đây chưa lâu, có một học viên đã ngoài 30 tuổi mắc bệnh liên quan đến trí nhớ nên rất khó khăn trong việc học tiếng Anh. Để có thể thực hiện được mục tiêu giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ này, học viên này đã phải áp dụng một thời gian biểu đặc biệt: kết thúc lớp học, về đến nhà là ngay lập tức ngồi vào bàn ôn lại kiến thức đến 11 giờ đêm. Sáng hôm sau, chị lại dậy từ 5 giờ sáng để ôn lại lần nữa trước khi đi làm. Biết được quyết tâm của học viên, Trang chẳng nề hà việc làm ngoài giờ hay cuối tuần. Cứ mỗi khi chị nhắn tin là nữ giảng viên trẻ lại nhiệt tình chia sẻ các bí quyết học tiếng Anh hay sẵn sàng giải đáp các bài tập khó. Chỉ sau vài tháng, nữ học viên đó đã có thể hoàn thành cả3 cấp độ đầu tiên của trung tâm và sẵn sàng cho việc thi lấy tấm chứng chỉ TOEIC.
Không chỉ dạy kiến thức
Một điểm nhấn trong chương trình giảng dạy ở Langmaster là luôn cập nhật các kiến thức về kỹ năng mềm, mục tiêu cuộc sống, tầm nhìn,… để các bạn trẻ có thể tự tin vững bước trong một xã hội liên tục đổi thay.
Tham gia giảng dạy cho hàng trăm học viên trong gần 6 năm, Diệu Hoa luôn coi đây lànội dung quan trọng không kém các kiến thức về ngôn ngữ. Cô chủ động lồng ghép linh hoạt các kỹ năng vào những hoạt động trên lớp, giúp các học viên không cảm thấy khô cứng, giáo điều mà luôn tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
Các buổi học tại Langmaster luôn được lồng ghép nhiều kiến thức về kỹ năng sống Cách đây mấy năm, lớp của Diệu Hoa nhận một học viên có tính cách đặc biệt: bạnrất sợ giao tiếp với xung quanh. Trong những buổi học đầu tiên, em gần như không tương tác với mọi người. Nhận ra điều đó, nữ giảng viên chủ động tìm đến trao đổi nội dung bài với em. Hoa cũng kêu gọi cả lớp tìm cách kết nối nhiều hơn với bạn. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, em đã trở nên tự tin và chủ động hơn trong giờ học. Sau này, nam sinh đó còn mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí trợ giảng tại chính Langmaster.
Cũng có sự đổi thay “ngoạn mục” từ sau khóa học tại Langmaster, Trần Phương Thảo, cựu nữ sinh Học viện Tài chính đã tìm ra niềm đam mê ngôn ngữ của bản thân và quyết định rẽ hướng để trở thành một phiên dịch viên quốc tế. Hiện nay, Thảo là gương mặt quen thuộc tại nhiều sự kiện song ngữ ở Hà Nội. “Langmaster không chỉ là nơi để học mà còn giúp em trưởng thành hơn. Em đã học được rất nhiều kỹ năng mềm ở đây, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và quản lý thời gian. Sau khi học ở đây thì em nghĩ mình không cần đến bất cứ trung tâm nào khác nữa” - Thảo cho biết.
Trần Phương Thảo (váy trắng) phiên dịch cho TS. Alok - Cựu Phó Chủ tịch Canon Châu Á tại Hội thảo “Toàn cầu hóa - Dẫn đầu hay bị bỏ lại” của Langmaster Clip Thảo chia sẻ về môi trường học tập lại Langmaster:
Chia sẻ của Thảo cũng là ý kiến của nhiều học viên khi tham gia các khóa học tại đây. “Với Langmaster, giảng viên không chỉ giảng dạy mà còn đồng hành với các bạn trên con đường phát triển bản thân” - bà Nguyễn Thạch Thảo, Giám đốc Đào tạo của Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster khẳng định.
Doãn Phong
">Bí quyết giúp học viên chinh phục tiếng Anh của giảng viên Langmaster
- Thơ về tình yêu có bao nhiêu bài hay đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thẩm định, có bao nhiêu bài hay được sàng lọc qua thời gian, vậy tại sao không chọn làm ngữ liệu cho đề thi, việc gì phải “chạy” theo trào lưu “hot” trên mạng như vậy?
Gần đây, rất nhiều báo mạng “nóng” với chuyện đưa lời bài hát “Ông bà anh” của tác giả Lê Thiện Hiếu vào đề thi học kỳ. Không ít bài báo tán dương, khen ngợi hết lời về đề thi này, chẳng hạn:
“Đề thi được nhiều người đánh giá là rất hay, vừa gần gũi vừa nhân văn và sẽ gợi được sự hứng thú của học sinh khi làm bài”; “đề thi hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh lớp 12”; “ca từ bài hát thể hiện giá trị nhân văn, hy vọng học sinh hiểu được tình cảm của thế hệ đi trước để sống nhân văn, không chạy theo vật chất, thế giới ảo”...
Vậy chất lượng thực sự của đề thi này như thế nào ? Có nên ra đề theo xu hướng đó không ? Việc tán dương quá lời như thế trên báo chí để làm gì ?
Bài hát "Ông bà anh" được đưa vào đề kiểm tra học kỳ I dành cho lớp 12 tại một trường THPT ở TP.HCM.
Trước hết về mặt hứng thú, đề thi này tạo được sự chú ý đối với học sinh, phù hợp với lứa tuổi mới lớn vì đó là lời một bài hát đang “hot” trong giới trẻ. Ngữ liệu đề thi là lời một bài hát lạ, hiện đại, hợp “gu” với tuổi Teen hồn nhiên, nhí nhảnh, trẻ trung. Bài hát “Ông bà anh” đón nhận được sự nhiều sự yêu thích của các bạn trẻ vì điều này.
Nhưng đây là trào lưu âm nhạc, bản chất của nó khác xa với tác phẩm văn học. Bài hát hay, thường hay cả phần nhạc lẫn phần lời, nhưng không có nghĩa phần lời của nó thay thế được lời thơ, lời văn của tác phẩm văn học.
Khách quan mà nói, lời bài hát tuy hồn nhiên, chân thật, mộc mạc nhưng nếu xét về mặt văn học thì đó là những lời rất dễ dãi, yếu tố nghệ thuật rất thấp. Xin được trích vài đoạn:
“Và thời ấy,
Bình dị lắm con ơi!
Chạm tay nhau một giây thôi, là nhớ nhau cả đời”
....
“Ôi tình yêu!
Thời nay mệt quá ai ơi!
Giận nhau không nói 1 lời chỉ vì không rep inbox thôi
Và em ơi!
Thời nay mệt quá đi thôi!”
“Ông bà anh” không phải là bài hát phổ thơ hoặc phỏng thơ. Lời bài hát cũng không có yếu tố thơ thực thụ. Vậy lấy lời bài hát này làm ngữ liệu trong đề thi môn Văn lớp 12 (môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia) rõ ràng là không ổn, nếu không muốn nói là có phần tùy tiện.
Thơ về tình yêu có bao nhiêu bài hay đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thẩm định, có bao nhiêu bài hay được sàng lọc qua thời gian, vậy tại sao người ra đề không chọn làm ngữ liệu cho đề thi, việc gì phải “chạy” theo trào lưu “hot” trên mạng như vậy?
Liên hệ, đưa những vấn đề trong thực tế cuộc sống vào giáo dục nhà trường là cần thiết nhưng phải tùy chỗ, tùy lúc chứ không nên mơ hồ, tùy hứng. Bao nhiêu tác giả, tác phẩm được chọn lọc trong chương trình THPT nói chung, Văn học 12 nói riêng mà thầy cô đã vất vả truyền đạt đến trò không đáng để đưa vào đề kiểm tra hay sao? Biết bao nhiêu tác phẩm hay về tình yêu học trò (trong và ngoài chương trình) như “Tôi yêu em” (Puskin), “Bài thơ số 28” (Ta-go), “Sóng” (Xuân Quỳnh), “Biển” (Xuân Diệu), “Chút tình đầu” (Đỗ Trung Quân), Hoa sữa (Nguyễn Phan Hách)... không đủ để ra hàng trăm đề kiểm tra hay sao mà phải chạy theo những trào lưu “ngắn hạn” như vậy ?
Những đề thi chạy theo trào lưu “hot” trên mạng không phải bây giờ mới có. Trước đây từng có rất nhiều đề thi học kỳ đã đưa “hình ảnh” Bà Tưng, Lệ Rơi, Sơn Tùng - MTP “ngậm kẹo”, Soái Ca, “Hậu duệ mặt trời”... để làm cho đề thi “nóng”, “lạ”, gây “sốt”. Nhiều bài báo theo đó cũng “sốt” theo, tán dương ca ngợi hết lời.
Ra đề thi chạy theo trào lưu “hot” trên mạng, học sinh thích đấy, hấp dẫn đấy, nhiều người khen “hay” đấy. Nhưng than ôi, “Rằng hay cũng thật là hay/ Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.
Nhà giáoLê Xuân Chiến
">Đưa lời bài hát “Ông bà anh” vào đề thi, có gì phải tán dương?
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế, cuộc sống chị Thanh đã có nhiều đổi thay tích cực - Ảnh: N.P Thông qua việc sử dụng facebook, zalo và các sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Trần Thị Thanh, hiện đang sống tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, đã có cơ hội mở rộng việc kinh doanh và đưa các mặt hàng mỹ phẩm, tinh dầu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước đây, thu nhập của chị chủ yếu phụ thuộc vào công việc buôn bán gà, vịt nhỏ lẻ tại các chợ. Công việc này tương đối vất vả, chị thường phải thức dậy từ 5 giờ sáng, mang hàng hóa ra chợ bán; tối muộn lại về tìm mối nhập gà, làm thịt để chuẩn bị cho phiên chợ sáng mai. Bận rộn với bán buôn, về nhà lại phải chăm sóc cho gia đình, chị Thanh gần như không còn thời gian để chăm lo bản thân.
“Năm 2020, thời điểm dịch bệnh bùng phát, mọi người gần như không dám ra đường, đi chợ nên việc buôn bán của tôi gặp khó khăn. Qua lời giới thiệu của một số chị em, tôi tìm hiểu và thử sức với việc bán hàng online. Công việc này đã giúp cuộc sống của tôi thay đổi rất nhiều”, chị Thanh phấn khởi cho hay.
Được biết, để làm quen với bán hàng online, chị đã dành nhiều thời gian tham gia các khóa tập huấn khởi nghiệp, tập huấn cách tiếp cận với nền tảng mạng xã hội...
Thay vì chạy theo những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chị Thanh lựa chọn và tập trung phân phối các mặt hàng như kem chống nắng, tinh dầu của Công ty Dạ Thảo Liên, một thương hiệu Việt được nhiều người Việt tin dùng.
Không cần phải đầu tư mặt bằng, máy móc, chỉ nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm, chị Thanh xuất đi cả nghìn đơn hàng mỗi ngày. Công việc này mang lại cho chị nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.
Chị còn giới thiệu, hướng dẫn cho nhiều người dân trên địa bàn tập kinh doanh online, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. “Thành công hôm nay của tôi có sự giúp đỡ, hỗ trợ hết mình của Hội LHPN các cấp. Từ khi thay đổi công việc, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình; tự tin tham gia vào các hoạt động, phong trào do Hội LHPN các cấp tổ chức, phát động. Làm chủ kinh tế, vị thế của tôi trong gia đình và xã hội đã được thay đổi đáng kể”.
Tại TP. Đông Hà, thời gian qua, Hội LHPN thành phố luôn chú trọng việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm trang bị cho hội viên phụ nữ các kiến thức, kỹ năng cơ bản, qua đó giúp chị em mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Hội LHPN TP. Đông Hà Phạm Thị Thu Hà cho biết, Hội LHPN thành phố đã triển khai nhiều chương trình tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bán hàng online để chị em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm bán hàng hóa, cách sử dụng mạng xã hội nhiều tương tác hay cách quảng bá hàng hóa trên không gian mạng...
“Chúng tôi mời những người có kinh nghiệm trong việc ứng dụng chuyển đổi số như giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Đà Nẵng, cán bộ Sở Thông tin & Truyền thông đến để nói chuyện, chia sẻ thêm cách làm hay trong ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế với các chị em. Cá nhân tôi cho rằng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống. Thông qua chuyển đổi số phát triển kinh tế, chị em sẽ có cơ hội thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo và rút ngắn khoảng cách giới trong xã hội”, chị Hà nói.
Xác định hỗ trợ phụ nữ hội nhập và chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức để đạt mục tiêu phát triển bền vững, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 85 lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi tư duy thời kinh tế số trong sản xuất, kinh doanh cho gần 3.500 cán bộ, hội viên. Đồng thời hỗ trợ vốn máy móc thiết bị để chị em cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phụ nữ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, kết nối, bán hàng.
Theo thống kê, hiện có 100% tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất và các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm do Hội LHPN tỉnh thành lập đã ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy bán hàng trên không gian mạng, sàn thương mại điện tử Tiki, Voso, Lazada...
“Trên 90% hội viên phụ nữ ở vùng đồng bằng đã ứng dụng chuyển đổi số. Ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi do đời sống còn nhiều khó khăn về kinh tế nên các cấp hội đang tập trung hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, trong đó tập trung triển khai thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần giúp chị em mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của bản thân trong gia đình và xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà khẳng định.
Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)
">Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Guastatoya, 09h00 ngày 24/4: Ngắt mạch toàn thua
Một số cuốn sách bàn về cách nuôi dạy, định hướng nghề nghiệp cho con trong thời đại 4.0. Ảnh: T.H.
Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ
Trẻ nghiện sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ dẫn đến những vấn nạn như thiếu tương tác với các thành viên trong gia đình; rối loạn cảm xúc, hành vi; giảm sút năng lực sáng tạo; ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là thị giác; thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; hay đòi hỏi...
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ?của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Tác giả lý giải rằng cách người lớn để mặc trẻ vô tư sử dụng điện thoại thông minh có thể gây hại, khiến chúng trở nên vô cảm với thế giới xung quanh và chỉ biết chìm mình trong thế giới ảo.
Theo bà, những thói quen sử dụng smartphone nếu xuất phát từ thuở nhỏ sẽ tạo dựng sở thích lâu dài, đặt nền móng cho hành vi sau này. Do đó, cha mẹ nên tận dụng những năm tháng đầu đời của trẻ để thiết lập thói quen lành mạnh hơn như đọc sách, kể chuyện, cùng làm việc nhà hay tham gia hoạt động ngoại khóa.
Sách Con an toàn, mẹ yên tâm - Chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ thời Covid.Ảnh: Bizbooks.
Nuôi con thời Covid-19
Đại dịch ập đến, con người đau đầu vì các hệ lụy. Thói quen, sức khỏe, công việc bị ảnh hưởng. Với những đứa trẻ, chế độ dinh dưỡng và nếp sinh hoạt cũng là vấn đề đáng được quan tâm.
Trẻ nhỏ vốn thích chạy nhảy, vui chơi ngoài trời, nay phải ở trong không gian nhỏ hẹp nhiều ngày; học trực tuyến qua màn hình khiến chúng dễ cảm thấy bức bối, khó chịu. Bên cạnh đó, những nỗi lo về thu nhập của cha mẹ cũng có thể tác động khiến trẻ gặp áp lực.
Hiểu được điều này, các chuyên gia tâm lý và giáo dục tại Trung tâm phát triển trẻ em và người khuyết tật Đại học Nữ Ewha (Seul, Hàn Quốc) biên soạn cuốn sách Con an toàn, mẹ yên tâm - Chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ thời Covid. Ấn phẩm dành cho phụ huynh và những đứa trẻ đang cảm thấy áp lực vì dịch bệnh.
Cuốn sách là cẩm nang mỗi bậc cha mẹ cần đọc để kết nối cùng con. Một mặt là để giải phóng sức lao động; mặt khác, thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, an toàn, lành mạnh cho trẻ để cả nhà đều bình an đi qua mùa dịch.
Theo nhóm tác giả, virus Corona gây nên các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý con trẻ khi không được đến trường, tiếp xúc nhiều người vì phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Việc học trực tuyến nhiều khiến nhiều trẻ không tìm thấy hứng thú, mất tập trung, dẫn đến thiếu hiệu quả.
Tìm hiểu được thực trạng đó, các chuyên gia tâm lý nêu phương hướng giải quyết một số mâu thuẫn trong gia đình về vấn đề xung đột quan điểm trong cách nuôi dạy con trong mùa dịch thông qua các bài học rèn luyện tính tự lập, kỷ luật và quản lý thời gian cho trẻ; dạy con những kỹ năng mềm kích hoạt sự sáng tạo, trí thông minh…
Nhóm tác giả cho rằng áp lực thời Covid-19 không chỉ xuất hiện ở người lớn, con trẻ cũng có thể gặp vấn đề căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, với cuốn cẩm nang này, cha mẹ sẽ tìm được cho mình phương pháp nuôi dạy con phù hợp để cùng nhau vượt qua đại dịch.
Sách Gen Z trong kỷ nguyên số: Định hướng tương lai như thế nào?.Ảnh:T.H.
Định hướng tương lai
Thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho lứa tuổi teen khi định hướng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho tương lai. Gen Z trong kỷ nguyên số: Định hướng tương lai như thế nào? nêu thực trạng đó.
Khi bất chợt được hỏi về ước mơ tương lai, nhiều bạn trẻ gen Z hiện nay lúng túng trong việc đi tìm câu trả lời.
Trong cuốn sách này, tác giả người Hàn Quốc Yun Kyu Hoon, thông qua cuộc nói chuyện với hơn 300.000 thanh, thiếu niên tại trường trung học, chỉ ra cách làm thế nào để vạch ra con đường tương lai đúng đắn, dù bạn chưa xác định được mình giỏi gì, muốn gì, đam mê gì.
Gen Z ngày nay cần trang bị cho bản thân nhiều kiến thức, tư duy đổi mới, cập nhật. Theo đó, tác giả liệt kê một số nghề nghiệp ưu tiên và kỹ năng mềm cần thiết.
Cuốn sách còn kể những câu chuyện thành công, thất bại của các bạn trẻ. Thông qua bài học thực tế, tác giả gợi mở cách thức để cha mẹ định hình cho con em nghề nghiệp phù hợp trong kỷ nguyên số.
“Chúng tôi đã mở ra những câu chuyện mà mọi người không được nghe trong trường lớp và ở nhà. Độc giả sẽ biết được bí quyết thành công của tiền bối có tuổi tác không chênh lệch là bao so với chúng ta, nhưng họ đã đạt được ước mơ hay trở thành người giàu có đang tận hưởng cuộc sống”, tác giả viết.