Việt Nam là hiện tượng mới của Blockchain thế giới
Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2021,ệtNamlàhiệntượngmớicủaBlockchainthếgiớtrận đấu afc bournemouth ông Nguyễn Thành Trung, CEO& Founder Sky Mavis đã mang đến nhiều góc nhìn mới về công nghệ Blockchain và tài sản số như một con đường phát triển mới cho Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, trong bức tranh của nền kinh tế thế giới, Blockchain đang nổi lên như một hiện tượng công nghệ trong thời gian gần đây. Chia sẻ từ CEO Sky Mavis cho thấy, các chỉ số Blockchain trên thế giới tăng trưởng mạnh khi đã tăng gấp 4 lần về tỷ lệ vốn hóa chỉ trong 2 năm, từ 3,1 tỷ USD năm 2020 lên 15 tỷ USD vào năm 2021.
Ông Nguyễn Thành Trung, CEO& Founder Sky Mavis. Ảnh: Anh Dũng |
Ông Trung cũng khẳng định người Việt Nam với những đặc điểm nhanh nhạy trong xử lý thông tin, nắm bắt công nghệ mới đã ghi tên mình trên bản đồ Blockchain thế giới, khi có chỉ số chấp nhận tiền điện tử và số người sở hữu ví điện tử có tỷ lệ lớn nhất. “Việt Nam nổi lên như 1 hiện tượng mới của giới công nghệ Blockchain trên thế giới. Có vài dự án, sản phẩm của Việt Nam được đầu tư bài bản đã trở thành hiện tượng trên toàn cầu”, ông Trung nói.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường Blockchain quốc tế, nhưng ông Trung cũng nhận định, các doanh nghiệp này thường hoạt động độc lập và ít có sự kết nối.
Việt Nam có thể sánh vai với các nền kinh tế lớn
Sự thay đổi dễ nhận thấy hiện nay, theo ông Nguyễn Thành Trung đó là các khái niệm mới như Blockchain hay NFT (hình thức tài sản số) đã có tác động nhận thức mạnh mẽ đến mọi người Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cùng với việc thay đổi nhận thức này, ông Nguyễn Thành Trung cho rằng, các công nghệ mới như Blockchain, NFT sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam đuổi kịp với các nền kinh tế lớn trên thế giới. “Trước đây, Việt Nam khó cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ khác trên thế giới nhưng trong thế giới Blockchain thì xuất phát điểm các quốc gia là như nhau, vì thế Việt Nam có vị thế lớn để đuổi kịp các nước khác về công nghệ này”.
Tuy nhiên, hiện nay các nước vẫn chưa kiện toàn được các khung pháp luật đầy đủ nhất về Blockchain, vì vậy người tham gia phải trang bị cho mình các kiến thức kỹ càng, điểm hiểu biết cốt lõi.
Từ thực tế phát triển, ông Trung đề xuất, Chính phủ cần phải có khung chính sách ổn định với lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain hay tài sản số. Hiện nay, nhiều quốc gia cũng chưa kiện toàn các khung pháp luật đầy đủ cho các công nghệ mới này.
“Việc chuyển dịch từ tài sản hiện hữu lên tài sản số, tài sản điện tử sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi, giao dịch mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhiều nhưng nó đòi hỏi rất lớn về khung pháp lý, làm sao có thể hỗ trợ cho các loại hình kinh tế mới như vậy”, ông Trung nói. Ông Trung cũng khẳng định khung pháp lý ổn định sẽ tạo nền tảng và bệ phóng vững chắc cho các loại hình mới.
Một khía cạnh khác đó là cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về tài sản số, trò chơi điện tử ở Việt Nam, bởi đây là loại hình có yếu tố sáng tạo cao và có thể đem lại sự phát triển cho Việt Nam. Do dó, cần có cái nhìn khác, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này có thêm các lợi thế đó ở chính sân nhà.
Dưới góc độ giáo dục, CEO trẻ Nguyễn Thành Trung cho rằng, cần tiếp cận công nghệ mới này ở cả hai góc độ công nghệ và tài chính. Nên đưa vào chương trình giáo dục phổ thông để có thể chuẩn bị tốt hơn cho lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới.
Duy Vũ
Trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.