bv ctch qua tai.jpg
Tình trạng quá tải tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Ảnh: L.G.

Bác sĩ Châu Văn Đính - Giám đốc Bệnh viện - cho biết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ vẫn xảy ra.

Ví dụ như với dụng cụ kết hợp xương, do bệnh nhân ở tỉnh lên rất nhiều nên có những thời điểm, bệnh viện thiếu vật tư này. Mặc dù đơn vị đã mua sắm trực tiếp với số lượng không quá 30% so với gói thầu cũ theo quy định, nhưng không đủ.

Còn về khớp giả là vật tư đặc thù có giá trị cao, bệnh viện không dám mua trực tiếp nên hiện chỉ còn một số khớp dành cho bệnh nhân thay lại. Do đó, người bệnh cần thay mới phải chuyển qua cơ sở khác.

“Bệnh viện đã báo cáo với Sở Y tế TPHCM và tổ chức một cuộc làm việc về vấn đề này. Chúng tôi sẽ điều chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện 7A hay Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Căn cơ là phải đấu thầu rộng rãi” - bác sĩ Đính nói.

Tình trạng thiếu cục bộ thuốc, vật tư y tế còn xảy ra ở nhiều cơ sở khác. TS.BS Vũ Trí Thanh - Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức - cho biết hiện nay cơ bản đủ thuốc nhưng thỉnh thoảng thiếu do chuỗi cung ứng đứt gãy. Bên cạnh đó, bệnh viện có công nợ nhiều nên một vài thuốc độc quyền không tham gia thầu, hoặc tham gia nhưng do thiếu nợ nên chỉ được cung ứng nhỏ giọt.

“Ví dụ, có những thời điểm thiếu thuốc gây tê tủy nên khi sản phụ sinh nở phải chuyển qua gây mê, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Một số vật tư đấu thầu, trúng thầu thì chất lượng lại không đáp ứng như kim bị cùn, chỉ khâu chưa đủ ngày đã đứt khiến vết thương không kịp lành” - ông Thanh nói.

Bệnh viện "sợ" đấu thầu

Theo thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, khoảng 10-25% các danh mục thuốc, hóa chất xét nghiệm, vật tư y tế không đáp ứng được, chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng trên cả nước.

bv tp thu duc 2.jpg
Bác sĩ đang thực hiện một ca mổ tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Ảnh: BVCC

Đại diện bệnh viện cho biết với những thiết bị lớn, kỹ thuật cao thường rơi vào tình huống chỉ có 1 nơi báo giá, 1 nhà sản xuất, tiêu chí kỹ thuật chỉ 1 nhà thầu đáp ứng. Do đó, không có cơ sở nào để so sánh giá, nếu bị thanh kiểm tra, đơn vị sẽ rất khó giải thích. Vì thế, bệnh viện đang vướng ở các thiết bị lớn, dự án lớn sắp sửa triển khai.

E ngại đấu thầu vẫn là tâm lý chung của nhiều cơ sở y tế. Bác sĩ Châu Văn Đính bộc bạch: "Chúng tôi là những người làm chuyên môn, đội ngũ tham gia đấu thầu mặc dù có học hành nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Đôi khi gặp chuyện, anh em rất dao động, một số đã xin nghỉ việc".

Bác sĩ Lê Trung Chánh - Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương tại TPHCM - cũng chia sẻ: “Sợ là tâm lý chung. Anh em thường bảo làm gì thì làm, đừng giao cho họ việc đấu thầu. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là thay vì làm chuyên môn thì phải đi đấu thầu quanh năm suốt tháng, nhưng không làm không được".

Còn theo Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam, số lượt khám chữa bệnh tăng đều mỗi năm từ 6-8%, có năm tăng 10%, nên việc các bệnh viện quá tải là đương nhiên. Bên cạnh đó còn có hiện tượng đẩy người bệnh từ tuyến dưới lên trên, từ bệnh viện này qua bệnh viện kia.

Mặc khác, ông Nam cho biết, do có sự hạn chế mua sắm thuốc ở các tỉnh nên bệnh nhân lên TPHCM rất nhiều, nhất là ở các chuyên khoa tim mạch, chấn thương chỉnh hình. Vì vậy, việc cung ứng thuốc, vật tư là áp lực lớn của các bệnh viện.

"Sở Y tế đã thành lập tổ hỗ trợ công tác cung ứng thuốc, tổ bảo hiểm y tế, tổ công tác triển khai các quy định về đấu thầu thuốc... nhằm giúp đơn vị giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc. 

Trước mắt, Sở đã chạy thử phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh để có thể tìm kiếm nhanh nhất các thuốc đang tồn kho, từ đó điều chuyển ngay đến nơi cần.

Đồng thời, Sở chỉ đạo các đơn vị khẩn trương mua sắm ngay khi có nghị định và thông tư hướng dẫn về đấu thầu thuốc, vật tư y tế" - lãnh đạo ngành y tế của TPHCM chia sẻ.

TPHCM cạn kiệt thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư

TPHCM cạn kiệt thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư

Bệnh viện TPHCM thiếu thuốc phóng xạ để chẩn đoán điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân phải đi các tỉnh thành khác, thậm chí ra nước ngoài để chụp chiếu." />

Bệnh viện 'sợ' đấu thầu, bệnh nhân TPHCM chờ 3 tháng chưa được thay khớp háng

Bà N.V.H. (55 tuổi) ở Bình Thuận từng thay khớp háng 10 năm trước tại một bệnh viện địa phương. Thời gian gần đây,ệnhviệnsợđấuthầubệnhnhânTPHCMchờthángchưađượcthaykhớphálịch bóng da anh bà thấy đau khi đi lại, sinh hoạt nên đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM khám.

Bác sĩ chỉ định bà phải mổ thay khớp háng mới vì khớp cũ đã bị mòn, sụt lún. Tuy nhiên, 3 tháng nay bà phải chờ, chịu những cơn đau do bệnh tật hành hạ vì bệnh viện chưa có vật tư thay thế.

“Nhiều lúc tôi phải liên tục uống thuốc giảm đau. Tôi chỉ mong sớm được phẫu thuật bởi hiện không thể làm gì được, mọi sinh hoạt phải nhờ con cái giúp đỡ" - bà H. nói.

bv ctch qua tai.jpg
Tình trạng quá tải tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Ảnh: L.G.

Bác sĩ Châu Văn Đính - Giám đốc Bệnh viện - cho biết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ vẫn xảy ra.

Ví dụ như với dụng cụ kết hợp xương, do bệnh nhân ở tỉnh lên rất nhiều nên có những thời điểm, bệnh viện thiếu vật tư này. Mặc dù đơn vị đã mua sắm trực tiếp với số lượng không quá 30% so với gói thầu cũ theo quy định, nhưng không đủ.

Còn về khớp giả là vật tư đặc thù có giá trị cao, bệnh viện không dám mua trực tiếp nên hiện chỉ còn một số khớp dành cho bệnh nhân thay lại. Do đó, người bệnh cần thay mới phải chuyển qua cơ sở khác.

“Bệnh viện đã báo cáo với Sở Y tế TPHCM và tổ chức một cuộc làm việc về vấn đề này. Chúng tôi sẽ điều chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện 7A hay Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Căn cơ là phải đấu thầu rộng rãi” - bác sĩ Đính nói.

Tình trạng thiếu cục bộ thuốc, vật tư y tế còn xảy ra ở nhiều cơ sở khác. TS.BS Vũ Trí Thanh - Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức - cho biết hiện nay cơ bản đủ thuốc nhưng thỉnh thoảng thiếu do chuỗi cung ứng đứt gãy. Bên cạnh đó, bệnh viện có công nợ nhiều nên một vài thuốc độc quyền không tham gia thầu, hoặc tham gia nhưng do thiếu nợ nên chỉ được cung ứng nhỏ giọt.

“Ví dụ, có những thời điểm thiếu thuốc gây tê tủy nên khi sản phụ sinh nở phải chuyển qua gây mê, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Một số vật tư đấu thầu, trúng thầu thì chất lượng lại không đáp ứng như kim bị cùn, chỉ khâu chưa đủ ngày đã đứt khiến vết thương không kịp lành” - ông Thanh nói.

Bệnh viện "sợ" đấu thầu

Theo thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, khoảng 10-25% các danh mục thuốc, hóa chất xét nghiệm, vật tư y tế không đáp ứng được, chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng trên cả nước.

bv tp thu duc 2.jpg
Bác sĩ đang thực hiện một ca mổ tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Ảnh: BVCC

Đại diện bệnh viện cho biết với những thiết bị lớn, kỹ thuật cao thường rơi vào tình huống chỉ có 1 nơi báo giá, 1 nhà sản xuất, tiêu chí kỹ thuật chỉ 1 nhà thầu đáp ứng. Do đó, không có cơ sở nào để so sánh giá, nếu bị thanh kiểm tra, đơn vị sẽ rất khó giải thích. Vì thế, bệnh viện đang vướng ở các thiết bị lớn, dự án lớn sắp sửa triển khai.

E ngại đấu thầu vẫn là tâm lý chung của nhiều cơ sở y tế. Bác sĩ Châu Văn Đính bộc bạch: "Chúng tôi là những người làm chuyên môn, đội ngũ tham gia đấu thầu mặc dù có học hành nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Đôi khi gặp chuyện, anh em rất dao động, một số đã xin nghỉ việc".

Bác sĩ Lê Trung Chánh - Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương tại TPHCM - cũng chia sẻ: “Sợ là tâm lý chung. Anh em thường bảo làm gì thì làm, đừng giao cho họ việc đấu thầu. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là thay vì làm chuyên môn thì phải đi đấu thầu quanh năm suốt tháng, nhưng không làm không được".

Còn theo Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam, số lượt khám chữa bệnh tăng đều mỗi năm từ 6-8%, có năm tăng 10%, nên việc các bệnh viện quá tải là đương nhiên. Bên cạnh đó còn có hiện tượng đẩy người bệnh từ tuyến dưới lên trên, từ bệnh viện này qua bệnh viện kia.

Mặc khác, ông Nam cho biết, do có sự hạn chế mua sắm thuốc ở các tỉnh nên bệnh nhân lên TPHCM rất nhiều, nhất là ở các chuyên khoa tim mạch, chấn thương chỉnh hình. Vì vậy, việc cung ứng thuốc, vật tư là áp lực lớn của các bệnh viện.

"Sở Y tế đã thành lập tổ hỗ trợ công tác cung ứng thuốc, tổ bảo hiểm y tế, tổ công tác triển khai các quy định về đấu thầu thuốc... nhằm giúp đơn vị giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc. 

Trước mắt, Sở đã chạy thử phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh để có thể tìm kiếm nhanh nhất các thuốc đang tồn kho, từ đó điều chuyển ngay đến nơi cần.

Đồng thời, Sở chỉ đạo các đơn vị khẩn trương mua sắm ngay khi có nghị định và thông tư hướng dẫn về đấu thầu thuốc, vật tư y tế" - lãnh đạo ngành y tế của TPHCM chia sẻ.

TPHCM cạn kiệt thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư

TPHCM cạn kiệt thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư

Bệnh viện TPHCM thiếu thuốc phóng xạ để chẩn đoán điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân phải đi các tỉnh thành khác, thậm chí ra nước ngoài để chụp chiếu.