Cuộc chiến giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc dang hướng dần sang thị trường bán dẫn,ỹcảnhcáoTrungQuốchãychơiđẹptrongthịtrườlịch bóng đá anh hôm nay nền tảng của cả ngành điện tử. Mỹ cáo buộc Trung Quốc lũng đoạn thị trường bán dẫn để làm lợi cho mình bằng cách nuông chiều những hành động bất bỉnh đẳng thương mại.
“Sự can thiệp do chính phủ đứng sau chưa từng có tiền lệ này có thể làm đảo lộn thị trường và làm hư hại cả hệ sinh thái cải tiến”, ông Penny Pritzker, thư ký thương mại Mỹ tuyên bố trong một sự kiện tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm thứ 4 vừa rồi (2/11).
"Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực của mình để hạ giá chip làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên toàn cầu", phía Mỹ cáo buộc. Ông Pritzker yêu cầu Trung Quốc “chơi công bằng” và phù hợp với “các nguyên tắc thương mại toàn cầu”, cạnh tranh lành mạnh, thương mại tự do và công bằng chứ không phải thông qua những khoản đầu tư của chính phủ nhằm làm đảo lộn thị trường toàn cầu.
Trước đây Trung Quốc đã làm lũng đoạn nhiều thị trường, điển hình là thị trường thép, nhôm và công nghệ xanh, Pritzker cho biết. Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực của chính phủ để thay thế các công ty nước ngoài trong những khu vực này, tạo nên sự dư thừa và khiến giá sản phẩm giảm. Điều này khiến nhiều người tại Mỹ và thế giới mất việc làm.
Năm 2014, Trung Quốc tuyên bố sẽ dùng 150 tỷ USD để mở rộng thị phần của các loại mạch điện tích hợp do Trung Quốc sản xuất tại các thị trường trong nước từ 9 lên 70% vào năm 2025. Ông Pritzker cũng khẳng định Mỹ nhận thấy Trung Quốc đã nỗ lực mua lại các công ty và công nghệ dựa trên lợi ích của chính phủ chứ không phải vì các mục đích thương mại.
Bán dẫn hỗ trợ sự phát triển của những chiếc máy tính, robot, drone và xe tự lái nhanh hơn và cao cấp hơn. Các công ty tái đầu tư vào nghiên cứu để phát triển những loại chip nhanh hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn và cũng đầu tư vào các nhà máy sản xuất loại chip này.