您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo AEK Larnaca vs AC Omonia, 23h00 ngày 22/4: Đại chiến top 3
NEWS2025-04-25 10:13:55【Công nghệ】6人已围观
简介 Pha lê - 22/04/2025 07:39 Nhận định bóng đá g lịch c1lịch c1、、
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
- Cô đào Trang Thanh Xuân tuổi 71 sống nghèo khó, cô độc trong căn trọ 14m2
- NAPAS gây quỹ ủng hộ bệnh nhân ung thư vú
- Phương Mai gặp ngôi sao phim 'Anh hùng xạ điêu'
- Nhận định, soi kèo Copenhagen vs Aarhus, 23h00 ngày 21/4: Thắng vì ngôi đầu
- NSƯT Kim Xuyến 18 năm chăm chồng tai biến, U80 vẫn nhận mình trẻ trung
- Khán giả nên bỏ tiền mua vé xem hòa nhạc để có trách nhiệm với tấm vé của mình
- Kiếm được 10.000 USD nhờ livestream khi ngủ
- Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Kuressaare, 22h00 ngày 22/4: Tự tin lấn lướt chủ nhà
- Đến nhà chơi mà nghe thấy 3 câu này, cách ứng xử tốt nhất là rời đ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Djurgardens IF vs GAIS, 19h00 ngày 21/4: Không dễ dàng
Một học sinh lấy ví dụ: Hết kỳ 1 lớp 6, học sinh phải học hết kiến thức môn Hóa, chuyển sang Vật lý rồi đến Sinh học. Lên lớp 7, các em tiếp tục theo trình tự Hóa, Lý, Sinh. Các môn học được bố trí theo cách này vừa cấp tập, vừa ngắt quãng, khiến các em không nhớ nổi kiến thức cũ. Còn giáo viên phải dạy cả 2-3 môn dù được đào tạo để dạy đơn môn.
Đây là nhận định gây ngạc nhiên với tôi - một người theo dõi sát quá trình đổi mới sách giáo khoa.
Sau khi lật tìm một số bộ sách giáo khoa lớp 6 và so sánh với tài liệu giảng dạy ở các nước, tôi không cho rằng Việt Nam học nặng hơn. Ngược lại, một số khái niệm như đo chiều dài, thể tích, cấu tạo sinh vật... đã được các nước giới thiệu ở bậc học nhỏ hơn. Việc học sinh cảm thấy quá áp lực có lẽ cần nhìn nhận từ một góc độ khác hơn là nội dung học tập. Tôi sẽ sử dụng môn Khoa học Tự nhiên để phân tích ba lý do.
Lý do thứ nhất, theo tôi, là số lượng giờ học dàn ra không đủ. Nếu chỉ nhìn vào số lượng giờ trên lớp, điều này thoạt nghe vô lý, vì trước kia môn vật lý lớp 6 chỉ có 35 tiết, gộp ba môn thì cũng chỉ cần 105 tiết. Trong khi đó, môn Khoa học Tự nhiên có tới 140 tiết. Tuy nhiên nếu xét về học trình, thì thay vì có cả một năm để làm quen khái niệm, học sinh sẽ phải học cấp tập một môn trong một vài tháng rồi để đó, quên đi cho tới năm sau. Lên lớp 7, các em phải khởi động lại trong thời gian cực ngắn, học cấp tập trong một hai tháng rồi lại để đó. Điều này càng khó khăn với sinh học, là một môn phải ghi nhớ nhiều. Đây là một sự bất cập cần thay đổi.
Lý do thứ hai tôi chợt nhận ra khi nhìn vào đề thi học kỳ. Mặc dù môn Khoa học Tự nhiên được thiết kế lại theo hướng trải nghiệm, chú trọng vào làm theo dự án (project-based), cách kiểm tra vẫn là trắc nghiệm theo kiến thức lý thuyết. Điều này vô tình tạo áp lực phải ghi nhớ tất cả kiến thức. Như vậy thay vì thi ba môn khác nhau, các em phải thi tất cả các môn trong cùng một đề. Khối lượng kiến thức có thể không thay đổi, nhưng áp lực thi cử gấp ba.
Lý do thứ ba là do phương pháp giảng dạy. Để giải bài toán: giáo viên được đào tạo đơn môn mà phải dạy đa môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn một môn được dạy bởi nhiều giáo viên. Điều này tháo gỡ phần nào khó khăn và thực tế cũng được một số nước áp dụng trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, qua theo dõi một số tiết học, tôi cho rằng giáo viên vẫn chưa được đào tạo cẩn thận về phương pháp mới để giảng dạy sách khoa mới. Họ vẫn đi theo hướng cũ là nặng lý thuyết mà lơ là thực hành, nhét mọi thứ có thể vào slide bài giảng. Một số trường sắp xếp học ba tiết để học sinh có thêm thời gian thực hành thì giáo viên lại dạy lý thuyết nguyên cả ba tiết này. Dẫn tới học sinh cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy đua với kiến thức.
Để giảm áp lực cho học sinh tôi cho rằng trước hết cần thay đổi cách kiểm tra. Ví dụ, thay vì kiểm tra kiến thức thuần túy, hãy kiểm tra theo một dự án có sản phẩm. Nếu điều này khó khăn với lớp 6, có thể kiểm tra từng giai đoạn thay vì dồn vào cuối kỳ. Phương thức kiểm tra có thể tham khảo thêm các nước tiên tiến. Việc đánh giá môn học này ở Australia tương đối linh động theo hướng dẫn chung của bộ. Học sinh có thể viết báo cáo, làm tin tức, trả lời trắc nghiệm... Có cả hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm.
Việc nghiên cứu lại cách dàn môn học để học sinh không bị bỏ bẵng đi gần một năm là cần thiết. Kiến thức như cơm ăn, học cấp tập theo cách ghi nhớ chỉ bội thực, không giúp gì nhiều cho sự ứng dụng sau học tập.
Khó khăn về lực lượng giảng dạy có thể sẽ được khắc phục dần dần qua quá trình đào tạo, bổ túc chuyên môn hàng năm. Tuy nhiên nếu ta mặc định là giáo viên môn nào dạy môn đó, thì nhược điểm này sẽ không được khắc phục.
Đối với tôi, việc học theo chương trình cũ hay mới đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu đã thay bình mới cho phù hợp với xu hướng thời đại, thì rượu cũng phải mới.
Tô Thức
">Giáo khoa mới, áp lực cũ
Họ trao đổi với nhau về những cuốn sách đã đọc, nhờ giới thiệu thêm sách hay. Vốn là người tin vào năng lực bản thân, tôi luôn cho rằng, khi ta gặp khó khăn trong việc gì đó, tức là ta chưa đủ khả năng chinh phục nó. Tôi vẫn thường nghiền ngẫm sách self-help kinh điển. Nên thoạt các bạn trẻ trao đổi, tôi rất vui. Nhưng khi họ chuyển sang than trách bố mẹ, vợ/chồng không chịu học hỏi, làm theo sách, tôi bỗng khựng lại.
Self-help là dòng sách có lịch sử hơn 200 năm và đã trở thành một phần của văn hóa Mỹ, thậm chí là văn hóa đọc thế giới. Tuy nhiên dòng sách này chủ yếu để phát triển bản thân chứ không nhằm phê phán hay rao giảng giáo điều với người khác. Sự phê phán chỉ gây nên ức chế không cần thiết trong các mối quan hệ của người đọc. Tình trạng thất vọng về người khác khi so sánh với những gì sách viết là hậu quả của một trong nhiều ngộ nhận phổ biến về dòng sách này.
Ngộ nhận thứ hai là sách self-help có tác dụng. Một số nghiên cứu về hiệu ứng giả dược tâm lý (placebo) cho thấy với đa số mọi người, sách self-help không có tác dụng, dù người đọc có thể không nghĩ vậy. Sách vẽ ra viễn cảnh tươi sáng về sự thay đổi của cả thế giới khi ta chỉ cần thay đổi nhỏ. Điều này tạo nên sự tự tin ở người đọc, khiến cho họ cảm thấy thế giới thôi thù địch với mình. Trên thực tế thì môi trường có thể thay đổi theo ứng xử của cá nhân, nhưng thế giới vẫn vậy, không vì sự thay đổi nội tại trong họ mà khác biệt; không ghét họ hơn hôm qua, và cũng không yêu họ hơn ngày mai. Nếu vấn đề của một người là thiếu nợ thì sách self-help không giúp gì được trực tiếp. Xét về yếu tố tâm lý học tích cực, sách self-help là có lợi cho người đọc. Tuy nhiên, rất nhanh, người đọc sẽ cảm thấy tự tôn chính mình hơn và tìm mua thêm các cuốn khác, như nghiện thuốc. Lúc đó, loại sách này không còn hiệu ứng chữa lành mà có thể đẩy người đọc vào thế giới ảo tưởng. Nhiều học giả phê phán sách self-help thường kể câu chuyện một chiều, thậm chí là giả tưởng. Sách thôi thúc người đọc bắt chước, làm theo mà không tính tới rủi ro, điển hình là các sách dạy làm giàu.
Ngộ nhận thứ ba là: sách bán chạy là sách tốt. Loại sách này thường rất ít dựa trên các nghiên cứu bài bản, dù một số tự nhận như vậy. Các đầu sách bán chạy thông thường là vì được viết tốt, bút pháp lôi cuốn và có lối kể chuyện ấn tượng. Thông điệp và phương pháp đề cập trong cuốn sách có thể không chính xác, thậm chí thường xuyên tự mâu thuẫn hoặc mâu thuẫn với sách khác. Điển hình là có người viết về sức mạnh của việc không quan tâm rồi sau đó lại viết về sức mạnh của việc quan tâm. Một số lý giải tâm lý cho rằng không có giải pháp nào đúng cho mọi trường hợp, nên các tác giả cố gắng đề cập tới từ nhiều khía cạnh. Đây là một lời cảnh tỉnh cho độc giả, hãy đọc sách self-help với cái đầu lạnh. Đừng vội vã thử các phương pháp chỉ vì chúng được đề cập tới trong sách. Hãy nghĩ tới an toàn của bạn, người thân và các mối quan hệ xung quanh.
Tuy nhiên như đã nói ở đầu, loại sách này vẫn có tác dụng nếu biết đọc đúng cách. Một nghiên cứu của Đại học Erasmus Rotterdam chỉ ra rằng các sách tập trung vào vấn đề cụ thể (problem-focused) là có chứng cứ khoa học cho thấy tác dụng. Còn các cuốn sách tập trung vào quá trình phát triển (growth-oriented) thường cho thấy hiệu quả lẫn lộn.
Sách self-help khích lệ con người phải thay đổi, nhưng sự thay đổi này cần được cân nhắc sau quá trình nghiền ngẫm cẩn thận. Không nên để áp lực thay đổi đè nát lên mục tiêu. Ví dụ ta cần thay đổi để gia đình được hạnh phúc hơn thì mọi việc cũng cần có lộ trình, dục tốc bất đạt. Đặc biệt không nên ép người thân phải thực hiện được như trong sách, để rồi không được thì quay ra than trách, gây ức chế cho nhau.
Thành công ở đời thực không thể đạt được chỉ bằng việc đắm chìm vào thế giới trong sách.
Tô Thức
">Ngộ nhận sách self
">Hệ thống tàu điện ngầm không người lái dài nhất thế giới
Nhận định, soi kèo Alianza Lima vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 23/4: Điểm số đầu tiên
Cân gan chân là một dải mô dày nối gót chân với các ngón chân. Việc sử dụng quá mức, căng thẳng và chấn thương có thể gây viêm ở mô này, gây đau đớn. Tình trạng này được gọi là viêm cân gan chân.
Viêm cân gan chân có thể gây ra cơn đau điếng như dao đâm ở gót chân. Nó thường xảy ra ở những người có trọng lượng cơ thể dư thừa, nhưng cũng có thể xảy ra khi runner tập luyện quá sức. Cơn đau thường nặng nhất vào buổi sáng hoặc sau khi đứng trong thời gian dài.
">Các bài tập cho runner bị viêm cân gan chân
Ông Gerry và bà Lisa Cannings ăn mừng khi trúng số độc đắc. "Tôi đã kiểm tra lại 2 lần, đọc tới đọc lui. Dường như không thể tin nổi, nhưng đây là sự thật", ông Gerry cho biết.
Cả ông Gerry và người vợ Lisa Cannings đều là giáo viên đã nghỉ hưu. Họ chia sẻ rằng đó là một trải nghiệm "đầy căng thẳng", không bao giờ quên của họ.Hai vợ chồng có 3 người con và 5 đứa cháu. Họ đã mua xổ số trước khi đến thăm cha mẹ ông Gerry ở Datchet, Berks (Anh).
Phát biểu tại thời điểm giành chiến thắng thay đổi cuộc đời, Gerry nói: "Chúng tôi là những người bình thường, làm công việc bình thường và chúng tôi muốn tiếp tục như vậy. Bạn có thể nói rằng chúng tôi hơi nhàm chán".
Anh ấy khẳng định sẽ không có sự thay đổi xa hoa nào trong lối sống gia đình. Nhưng số tiền lớn giúp 2 người có thêm niềm vui cho quãng đời hưu trí.
Họ cũng từng tuyên bố việc bất ngờ nhận được khoản tiền lớn sẽ không thể thay đổi gia đình yên ấm của 2 người.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại của Gerry và Lisa Cannings khiến nhiều người bất ngờ. Cặp đôi đã ly hôn và mỗi người đều sống vui vẻ bên người tình mới.
Cặp đôi hiện sống trong những căn biệt thự riêng biệt, cách nhau khoảng 12km. Không rõ lý do vì sao họ chia tay nhưng hiện tại vẫn giữ mối quan hệ bạn bè, theo Daily Mail.
Ông Garry bên người phụ nữ mới ít hơn 15 tuổi. Một người bạn thân của cặp đôi cho biết: "Mọi người đều cố tìm hiểu nguyên nhân nhưng không rõ. Gerry vốn là người hiểu biết, không tiêu xài hoang phí. Nhưng giờ đây, anh đã tìm được người cùng anh tận hưởng hàng triệu USD đến cuối đời".
Ông Gerry 70 tuổi tìm thấy tình yêu với Samantha Cardell 55 tuổi, là phụ huynh học sinh cũ. Họ sống trong căn biệt thự 6 phòng ngủ sang trọng, 2 nhà để xe, nhiều tiện ích. Trị giá của căn biệt thự hơn 2,1 triệu USD.
Cặp đôi duy trì lối sống trẻ trung, tận hưởng những chuyến du lịch nước ngoài, đi ăn hàng, chụp ảnh đăng mạng xã hội.
Hàng xóm của ông cho biết: "Ông ấy là một người tử tế và chúng tôi rất thích ông. Nhưng chúng tôi cũng hơi ghen tị vì ông ấy không cần phải làm việc nữa".
Bà Lisa bên người đàn ông mới Carl Weaver. Bà Lisa chuyển đến sinh sống với người đàn ông mới Carl Weaver, làm tài xế xe tải, rất yêu thích bóng đá. Một người bạn thân của bà Lisa cho biết: "Lisa đang tận hưởng cuộc sống bình lặng bên người đàn ông mới tốt bụng".
Đã gần tuổi 60, bà Lisa chăm tập thể dục, đi bộ để giữ dáng, rèn sức khoẻ. Căn biệt thự bà đang sống có 5 phòng ngủ, được mở rộng vào thế kỷ 19. Bên ngoài có một sân tennis. Hiện tại căn biệt thự có trị giá khoảng 2,62 triệu USD.
Lương 35 triệu, có 3 con trai, tôi cũng không bằng hàng xóm có 1 con gái
Dù lương hưu khá cao, con cái cũng có sự nghiệp ổn định nhưng ở tuổi ngoài 70, ông Mão vẫn không thể an lòng bởi còn quá nhiều kì vọng vào cuộc sống.">Cuộc sống ít ai ngờ của cặp đôi giàu lên nhờ trúng số 46 triệu USD
Một năm học 9 tháng, danh sách này liệt kê ra có đến... 6 ngày lễ trong năm phụ huynh đi phong bì giáo viên.
Danh sách dự chi quỹ phụ huynh nặng "tiền phong bì" tại một lớp ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TPHCM (Ảnh chụp lại màn hình).
Ngoài ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, danh sách này không trừ bất cứ một dịp lễ nào trong năm để tặng quà cho thầy cô. Cụ thể, ngày 20/10 thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, 8/3 và cả ngày tổng kết năm học.
Tùy dịp, khoản "phong bì" cho giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, bộ môn với mức chi dao động từ 1 đến 2,5 triệu đồng.
Bảng dự chi trên của quỹ phụ huynh lớp học này đã bị nhà trường "tuýt còi" do thực hiện không đúng quy định và yêu cầu quỹ trả lại tiền cho phụ huynh đã đóng góp.
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, việc thu chi này không đúng quy định theo Thông tư 55 về điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường cũng đã phân tích cho phụ huynh hiểu về việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, bảo mẫu là sai quy định.
Cũng cần nhìn thẳng, không chỉ riêng bảng dự chi "một năm 6 ngày lễ đi thầy cô" tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu mà thực tế quỹ phụ huynh ở không ít nơi đều "nặng" vấn đề phong bì như vậy.
Còn nhớ, cách đây không lâu, tờ dự toán thu chi gây sốc dài như "sớ Táo Quân" một lớp 9 tại trường THCS ở TPHCM cũng "nặng" khoản phong bì cho giáo viên dịp 20/11 và dịp Tết.
Trong đó, dịp 20/11, các khoản chi cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, bộ môn, bảo mẫu, giám thị, nhập liệu tuyển sinh... với tổng số tiền 31 triệu đồng. Còn dịp Tết Âm lịch, tổng số tiền "đi" thầy cô là 27 triệu đồng.
Chị H.Ng.H., người mẹ có hai con học ở TPHCM cho rằng, việc tri ân thầy cô vào các dịp lễ trong năm không phải là chuyện lạ, phụ huynh có con đi học đều hiểu vấn đề này.
Vậy nhưng, theo chị H., việc đi quà cáp cho thầy cô gây bức xúc vì bị lạm dụng quá mức. Lẽ ra một năm chỉ 1-2 dịp tri ân, cảm ơn thầy cô thì giờ đây ở không ít nơi, ngày nào cũng có thể biến thành ngày... nhà giáo, kể cả Tết Trung thu. Nhiều nơi quỹ phụ huynh mặc định những khoản này trong năm gây ức chế cho không ít người.
Chị H. cho hay, mới đây, chị là người phản đối hội phụ huynh lớp chi quỹ mừng giáo viên dịp 20/10.
Bản thân không tiếc vài chục nghìn đóng góp nhưng với chị H. đây không phải là dịp phụ huynh tri ân nhà giáo. Chị cũng là phụ nữ, chị không có nhu cầu chúc mừng hay quà cáp cho người phụ nữ khác vào dịp này, dù đó là ai.
Chị H. bày tỏ, việc đi "phong bì" thầy cô tràn lan vào dịp lễ trong năm kéo theo rất nhiều hệ lụy. "Phú quý sinh lễ nghĩa", nhiều thứ bày vẽ ra không cần thiết, trong khi ở một tập thể, không phải ai cũng có điều kiện. Với nhiều gia đình, vài chục nghìn lo cho con ăn học cũng đã phải tính toán.
Đặc biệt, chị H. băn khoăn việc tặng phong bì thầy cô như hiện nay là phụ huynh "đi" thầy cô chứ không mang ý nghĩa giáo dục con trẻ bài học về tấm lòng biết ơn người thầy. Bố mẹ đang làm thay con quá nhiều, kể cả việc cảm ơn, bày tỏ tình cảm với thầy cô.
Chưa nói đến việc, chúng ta còn dạy cho con trẻ quen với bầu không khí "văn hóa phong bì" từ sớm.
Từng tham gia vào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, chị H. chia sẻ, cũng có trường hợp, quỹ phụ huynh chi tiêu các khoản đều phải thông qua giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nhất là khoản quà cáp, giáo viên không nắm được mà do ban đại diện phụ huynh tự lên kế hoạch.
"Phong bì nở rộ trong trường học nhiều khi rất mang tiếng cho thầy cô. Tính ra giá trị chẳng bao nhiêu nhưng người thầy gánh đủ điều tiếng không hay liên quan đến chiếc phong bì của phụ huynh", chị H. nói.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên bậc tiểu học ở TPHCM chia sẻ, cô rất đau lòng khi nghe mọi người bàn luận về chuyện quà cáp cho thầy cô. Các ngày lễ, cô thường thấy phụ huynh lên mạng hỏi nhau: "Nên tặng gì cho thầy cô? Đi bao nhiêu?, rất nặng nề.
Cô Linh từng gặp trường hợp phụ huynh trong lớp lên kế hoạch đi quà cáp thầy cô trong năm. Nhưng ngay sau đó, phụ huynh quay sang "tố" phải đóng tiền quỹ phụ huynh không đúng quy định.
"Có trường hợp giáo viên vòi vĩnh nhưng cũng không ít trường hợp giáo viên rất mang tiếng với những khoản lễ nghĩa này từ phụ huynh", cô Linh nói.
Để bảo vệ giáo viên cũng như tránh áp lực cho phụ huynh, tại nhiều trường học, đặc biệt là tại các trường tư thục lâu nay có hẳn quy định giáo viên không nhận quà cáp, phong bì từ phụ huynh.
Một giáo viên ở TPHCM trả lại tiền mừng của phụ huynh (Ảnh: N.A).
Có nơi trường không quy định về vấn đề này nhưng giáo viên chọn cách nói "không" với quà cáp phụ huynh gửi tặng... Với họ, đưa ra một lời từ chối là để chọn cho mình sự nhẹ lòng.
Tặng quà mang ý nghĩa tri ân là một nét đẹp, đặc biệt giữa mối quan hệ thầy trò. Vậy nhưng, khi việc tặng quà trở thành gánh nặng cho cả người tặng và người nhận thì việc tri ân này đã bị méo mó, biến tướng.
Chiếc phong bì trong danh sách dự chi của quỹ phụ huynh tưởng nhẹ tênh nhưng hóa ra nặng trĩu...
">Danh sách một năm 6 ngày lễ thầy cô: Quỹ phụ huynh "nặng"... phong bì