您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
NEWS2025-02-07 06:29:32【Ngoại Hạng Anh】6人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 03/02/2025 09:56 Bồ Đào Nh lịch thi đấu mclịch thi đấu mc、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Sao Việt 19/12: Thanh Thúy
- Mã độc tống tiền WannaCry vẫn hoành hành dữ dội
- Bảo Yến Rosie: Trưởng thành sau chuỗi ngày trầm cảm vì scandal
- Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- Phát triển thành công sơn phản xạ nhiệt Make in Viet Nam
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương: Ưu tiên số 1 cho việc sửa Luật Bưu chính
- Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 của bộ GD
- Nhận định, soi kèo Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2: Ngựa ô hết thời
- Microsoft nghe lén thông tin nhạy cảm của người dùng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi và phổ điểm thí sinh trên cả nước, nhiều trường đại học phía Bắc dự kiến điểm chuẩn sẽ giảm từ 1-3 điểm.Điểm chuẩn đại học sẽ giảm từ 1 đến 4 điểm">
Điểm chuẩn dự kiến các trường đại học phía Bắc
Quang cảnh lễ trao giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” với chủ đề “Hải Phòng - Thành phố văn minh, hiện đại”. Ban Tổ chức đã nhận được 169 tác phẩm tham gia giải báo chí (báo, tạp chí in: 41 tác phẩm; báo, tạp chí điện tử: 100 tác phẩm; báo nói: 13 tác phẩm; báo hình: 15 tác phẩm) với 28 cơ quan báo chí, trong đó 26 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, 2 cơ quan báo chí của thành phố. Phần lớn là các cơ quan báo chí uy tín, có lượng bạn đọc lớn trong nước và quốc tế.
Các tác phẩm báo chí dự giải năm nay có sự thể hiện tốt về chất lượng, thể loại, hình thức đa dạng, phong phú, số lượng tác phẩm tham gia nhiều, các tác phẩm gửi dự thi có nội dung bám sát với chủ đề của giải “Hải Phòng - Thành phố văn minh, hiện đại”.
Nhiều tác phẩm với nhiều loạt bài phóng sự trên báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng về nội dung và hình thức trình bày, lựa chọn, phân tích, đánh giá sâu sắc kết quả đạt được về lĩnh vực thu hút đầu tư, giao thông, quy hoạch đô thị, nông thôn mới, chuyển đổi số, du lịch, an sinh xã hội đã nêu bật những đổi mới, vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế, tầm vóc của Thành phố Hải Phòng.
Các vấn đề được phản ánh trên báo chí đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh sinh động về phát triển kinh tế, xã hội bền vững của Hải Phòng hôm nay.
Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, thể hiện sự dấn thân của tác giả, khi đăng phát đã có hiệu quả truyền thông lớn, có tầm ảnh hưởng xã hội và mang lại hiệu quả xã hội tích cực.
Một số tác phẩm có hình thức thể hiện chuyên nghiệp, hấp dẫn, sáng tạo, đầu tư công phu, ứng dụng công nghệ làm báo mới như video, longform và các hình ảnh đẹp, sống động để truyền đạt nội dung.
Đặc biệt ở tất cả các hạng mục giải thưởng đều có sự xuất hiện song hành của các cơ quan báo chí thành phố và các cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh bạn. Điều đó đã góp phần làm nên thành công và nâng cao vị thế của giải.
Ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng đánh giá trong các tác phẩm dự thi có nhiều bài viết kịp thời phát hiện những vấn đề còn nổi cộm, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với các chủ trương lớn của thành phố. Phát biểu tại lễ trao giải, ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng cho biết: “Qua 5 năm tổ chức, giải báo chí Vì một Hải Phòng phát triển đã nhận được sự tham gia của gần 1.000 tác phẩm báo chí và hàng trăm nhà báo, phóng viên, điều đó đã khẳng định uy tín của giải. Điểm mới năm nay là có nhiều bài viết về công tác xây dựng Đảng, phân tích đánh giá tổng kết về nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố. Bên cạnh đó, nhiều bài viết kịp thời phát hiện những vấn đề còn nổi cộm, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với các chủ trương lớn của thành phố và phân tích đánh giá chuyên sâu, mang tính phản biện giúp thành phố kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách phù hợp”.
Nhà báo Nguyễn Thu Hằng Báo VietNamNet nhận giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần V. Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần V đã chọn ra 19 tác phẩm đoạt giải. Trong đó có 2 giải A, 3 Giải B, 4 Giải C và 10 Giải Khuyến khích.
Năm nay, Báo VietNamNetcó tác phẩm “Luồng sinh khí giúp Hải Phòng vươn lên top đầu về chuyển đổi số” đoạt giải C của phóng viên Nguyễn Thu Hằng.
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả đạt giải. “Thành công của giải đã thể hiện vai trò quan trọng và sự đóng góp tích cực của các cơ quan báo chí đối với sự phát triển chung của thành phố, góp phần đưa Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – logistic, thương mại và du lịch hàng đầu cả nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI. Đó cũng là sự thể hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của những người làm báo. Thành công của giải thể hiện sự công tâm, khách quan của Hội đồng chấm giải; sự cố gắng, nỗ lực của Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành, đơn vị nhằm tạo sân chơi cho những người làm báo của Trung ương, thành phố và tỉnh bạn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền”,ông Tuấn khẳng định.
">Hải Phòng trao giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ V
- Theo thống kê điểm trung bình thi THPT quốc gia 2018 các địa phương trên cả nước, Hà Nam và Nam Định là 2 tỉnh dẫn đầu, ngược lại Hà Giang và Sơn La ở cuối.
Cụ thể, theo thống kê từ dữ liệu điểm thi của VietNamNet, Hà Nam dẫn đầu cả nước với mức điểm trung bình thi THPT quốc gia năm 2018 là 5,49.
Nam Định xếp thứ 2 với mức điểm 5,48. Ninh Bình và Vĩnh Phúc lần lượt xếp thứ 3 và 4 với các mức điểm 5,45 và 5,40.
TP.HCM xếp thứ 9 với mức điểm là 5,25.
Hà Nội xếp thứ 26 với mức điểm là 5,04.
Nghệ An có lẽ là địa phương gây bất ngờ nhất khi năm nay vùng đất học này xếp thứ 42 với mức điểm trung bình là 4,88. Đà Nẵng xếp ngay sau Nghệ An với mức điểm là 4,87.
Sơn La và Hà Giang là 2 địa phương xếp cuối cùng của cả nước về mức điểm trung bình thi THPT quốc gia năm 2018 với lần lượt 4,26 và 4,28 điểm.
Thanh Hùng – Vũ Dung
Hà Nam có điểm trung bình thi THPT quốc gia 2018 cao nhất cả nước
Theo phân tích của VietNamNet từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT, Hà Nam là địa phương có trung bình điểm thi THPT quốc gia năm 2018 cao nhất cả nước.
">Xếp hạng điểm trung bình thi THPT quốc gia 2018 các địa phương trên cả nước
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
Cựu hoa hậu Nga Oksana Voevodina (25 tuổi) vừa cưới vua Muhammad V của bang Kelantan, Malaysia (49 tuổi) trong một đám cưới hoàng gia hoàng tráng.
Nga truy tố nhóm thủy thủ Ukraina, Kiev phản ứng dữ dội
Cảnh sát Nhật hé lộ nguyên nhân vụ thảm sát 6 người
Xem trực thăng 'quắp' chiến cơ trên bầu trời Nga
Hôn lễ diễn ra vào hôm 22/11 tại một phòng hòa nhạc ở Barvikha, Moscow, Nga, trang Islam News đưa tin.
Ảnh: East2west News Chú rể mặc trang phục truyền thống của Malaysia, còn cô dâu khoác lên mình một chiếc váy cưới trắng muốt. Trong tiệc cưới không có đồ uống có cồn và chỉ sử dụng các món ăn của người Hồi giáo.
Ảnh: East2west News Hiện không rõ cặp đôi gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào.
Ảnh: East2west News Vua Muhammad V từng kết hôn nhưng ly hôn vào năm 2008.
Ảnh: East2west News Cô dâu Voevodina đã giành được danh hiệu Hoa hậu Moscow vào năm 2015 và từng làm người mẫu tại Trung Quốc, Thái Lan. Cô đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh tại đại học kinh tế Plekhanov. Cha cô là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Nga, năm nay đã ngoài 50 tuổi.
Ảnh: East2west News Truyền thông Malaysia đưa tin, Voevodina đã cải đạo sang đạo Hồi và lấy tên là ihana Oxana Gorbatenko từ ngày 16/4.
Ảnh: East2west News Sầm Hoa
Dân mạng sốc thấy mèo tập gập bụng như người
Người xem vô cùng sửng sốt khi chứng kiến cảnh một con mèo trắng tập gập bụng điêu luyện như người ở phía dưới một chiếc xe hơi trong bãi đỗ.
">Ngắm cựu hoa hậu Nga trở thành vợ của vua Malaysia
Vào 17/12, hoa hậu Dương Mỹ Linh và ông xã Bảo Anh đã tổ chức lễ vu quy tại quê nhà cô dâu ở Bến Tre. Người mẫu Anh Thư có mặt tại quê nhà để chúc mừng người bạn thân. Cô là người đã dìu dắt Dương Mỹ Linh bước vào nghề mẫu từ những ngày đầu. NTK Thuận Việt cùng hai vợ chồng. Lễ cưới đơn giản của hoa hậu Dương Mỹ Linh đã được diễn ra tại quê nhà cô ở huyện Ba Tri, Bến Tre, nơi cô sinh sống từ nhỏ cho đến khi lên Sài Gòn lập nghiệp. NTK Thuận Việt là một trong số ít những người bạn từ TP.HCM xuống trước 1 ngày để phụ giúp cô và gia đình trang trí nhà cửa, đồng thời chuẩn bị trang phục áo dài cho cặp đôi làm lễ ra mắt hai họ. Hai vợ chồng thắp hương để cúng gia tiên. Toàn bộ không gian nhà cửa được trang trí theo tông màu trắng nhẹ nhàng với các loại hoa chủ đạo là hoa sen và hoa hồng trắng. Chồng Dương Mỹ Linh hạnh phúc hôn vợ thể hiện tình cảm ấm áp dành cho người yêu thương. Cả 2 có 4 năm bên nhau trước khi làm đám cưới. Khách mời chủ yếu là bà con 2 bên gia đình. Đây cũng là dịp vợ chồng cô gặp gỡ thăm hỏi họ hàng sau nhiều năm sống ở Mỹ. Nhân ngày trọng đại của Dương Mỹ Linh, NTK Thuận Việt đã dành tặng cô bộ áo dài cưới thêu tay có họa tiết rồng phượng làm quà cưới đặc biệt. Điểm nhấn nổi bật của 2 mẫu áo dài là hình ảnh rồng phượng được chính NTK Thuận Việt thêu bằng tay trong vòng 2 tháng với loại chỉ tơ mỏng mềm mại có độ óng ả vừa phải tạo nên sự sang trọng. Đây là món quà mà anh mong muốn thực hiện hơn bao giờ hết sau bao nhiêu năm chờ đợi. Dương Mỹ Linh chia sẻ trong ngày trọng đại diễn ra ở Bến Tre, cô sẽ cầm hoa sen trắng khi mặc bộ áo dài đặc biệt này. Vì cô yêu thích sự mộc mạc, bình dị, vốn cũng là phong cách ăn mặc thường ngày của mình. Trước đó, hai vợ chồng Dương Mỹ Linh tổ chức tiệc cưới ở TP.HCM. Cả hai hiện chủ yếu sống ở Mỹ, nhưng chọn tổ chức đám cưới tại quê nhà vì nhớ nguồn cội và gặp gỡ những người thân thiết. Sau đám cưới ở quê, cả 2 sẽ trở về Mỹ để đón năm mới và đang mong sớm có em bé. Dương Mỹ Linh sinh năm 1984, đến từ Bến Tre. Năm 2006, cô đoạt giả Hoa hậu Phụ nữ Viêt Nam qua ảnh. Bên cạnh đó, người đẹp cũng tham gia một số bộ phim Vũ khí sắc đẹp, Người Mẫu, Mỹ nhân Sài thành. Đến năm 2014, cô rời làng giải trí sang Mỹ để tập kinh doanh. Tôn Thất Bảo Anh - ông xã Dương Mỹ Linh sinh năm 1973, đến từ Huế. Ông xã và quen biết hoa hậu ảnh 4 năm trước khi kết hôn. 2 năm sau khi quen nhau, hoa hậu mới hé lộ chuyện tình cảm trên mạng xã hội.
Diệu Thu
">Dương Mỹ Linh ngọt ngào bên chồng doanh nhân trong hôn lễ ở Bến Tre
Huyện Vĩnh Tường tổ chức diễn tập PCTT&TKCN năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước cho biết, tỉnh này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng do nằm ở phía Tây Nam của dãy núi Tam Đảo nên Vĩnh Phúc là một trong những tâm mưa lớn của cả nước.
Năm 2022, các đợt mưa lớn cuối tháng 5 và mưa lớn do hoàn lưu bão số 2, bão số 3 đã làm 7 người chết, thiệt hại trên 16.000ha lúa, hoa màu, thủy sản; làm ngập úng cục bộ nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh, thiệt hại trên 850 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai chưa gây ảnh hưởng nhiều đến địa bàn tỉnh, tuy nhiên trận mưa dông kèm theo lốc, sét đầu tháng 5 đã gây một số thiệt hại về nhà ở, hoa màu tại huyện Tam Đảo và Bình Xuyên khoảng gần 2 tỷ đồng.
Đặc biệt, những năm qua, công tác phòng chống thiên tai luôn được Vĩnh Phúc đặt lên hàng đầu, tỉnh đã chủ động đầu tư, tu bổ, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, an toàn đê điều; thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tại các huyện, thành phố.
Trong vòng 15 năm qua, Vĩnh Phúc đã phải chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm như: Hoàn lưu bão, ngập lụt nội đồng, hạn hán, lốc, sét, rét đậm, rét hại. Trong đó, có các loại hình thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng như: Không khí lạnh gây mưa lớn, ngập úng cuối tháng 10/2008; bão gây mưa lớn, ngập úng nội đồng các năm 2012, 2013, 2016, 2017, 2022; giông lốc làm sập xưởng gỗ; đặc biệt đợt mưa lớn lịch sử, trái mùa cuối tháng 5/2022, gây tổng thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan, Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều giải pháp, phương án phòng chống thiên tai, ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
Theo đó, để chủ động trước mọi tình huống do mưa lớn có thể xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai, thông tin kịp thời tới người dân; sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời khi có các tình huống thiên tai.
Tại các tràn thường xuyên bị ngập sâu, chảy xiết gây nguy hiểm như tràn Km 8+700 ĐT 302B (Bình Xuyên), tràn Công Nông Binh trên ĐT.310C (Tam Đảo), tràn Km12+600 trên ĐT.301 (Phúc Yên) Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các Đội cảnh sát giao thông các huyện và chính quyền địa phương tổ chức rào chắn, cảnh báo, trực gác phân luồng để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, TKCN trong mùa mưa bão năm 2023 và những năm tiếp theo, vừa qua, huyện Vĩnh Tường đã huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn luyện tập, diễn tập ứng phó với bão lụt, TKCN và được đánh giá đạt kết quả xuất sắc.
Cuộc diễn tập diễn ra với tình huống giả định: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hoàn lưu bão số 1 khiến các tỉnh Đông Bắc bộ và trung du, miền núi phía Bắc mưa to đến rất to kèm dông lốc, gió giật mạnh.
Tại xã Ngũ Kiên nói riêng và huyện Vĩnh Tường nói chung, một số nhà dân bị đổ, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt, mực nước Sông Hồng dâng cao ở mức báo động 3, có nguy cơ tràn qua đê tả Sông Hồng gây ngập úng diện rộng.
Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện họp nhận định, đánh giá tình hình, bàn cách xử trí tình huống sự cố và cứu hộ, cứu nạn do thiên tai gây ra.
Về diễn tập phần thực binh, chỉ đạo lực lượng tại chỗ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, thực hành sơ tán nhân dân thôn Ven, xã Ngũ Kiên ra khỏi khu vực nguy hiểm; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Cuộc diễn tập đã diễn ra theo đúng trình tự, nội dung, kế hoạch; các tình huống sát với tình hình thực tế tại địa phương và tại thời điểm tổ chức diễn tập.
Điều này khẳng định sự chủ động, nâng cao khả năng hiệp đồng trong công tác phòng, chống các hiểm họa do thiên tai trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác ứng phó với bão lụt và TKCN.
Tam Đảo là địa phương có hệ thống suối, luồng tiêu phức tạp, khi lượng nước đổ về nhanh, nguy cơ mất an toàn về người và tài sản rất lớn. Để hạn chế những thiệt hại do mưa bão gây ra, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án, sẵn sàng ứng phó và xử lý các tình huống thiên tai, sự cố; bảo đảm an toàn hệ thống hồ, đập, nhất là 5 hồ chứa có dung tích lớn là Xạ Hương, Bản Long, Làng Hà, Đồng Mỏ và Vĩnh Thành.
Theo ông Chu Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đảo, thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính”, thời gian tới, huyện Tam Đảo luôn chú trọng nâng cao năng lực phòng ngừa sức chống chịu trước thiên tai, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các hình thái thiên tai cực đoan, nhất là năng lực dự báo, cảnh báo, chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, truyền thông, giáo dục, thực thi pháp luật phòng chống thiên tai; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chủ động, hiệu quả.
Với phương châm 4 tại chỗ “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, ngay từ đầu năm, huyện Yên Lạc đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là tại các xã ven đê hay xảy ra ngập úng như: Hồng Phương, Hồng Châu, Trung Hà.
Sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bão lũ gây ra, huyện Yên Lạc đã huy động lực lượng cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị; yêu cầu mỗi xã, thị trấn thành lập 1 đội xung kích với hơn 100 người tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; lập các đội giao thông hỏa tốc từ 3-4 người, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc đến các thôn, xóm trong các tình huống thiên tai xảy ra; thành lập đội gác điếm canh đê tại xã có đê; trang bị đầy đủ vật tư phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như: Bao tải, cuốc, xẻng, dao dựa, xà beng…
Đặc biệt, huyện Yên Lạc đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm an toàn, thông suốt trong mọi tình huống giữa Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện với các cụm phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn.
Cùng với đó, khai thác hiệu quả hệ thống mạng internet, facebook, zalo, cài đặt App phòng chống thiên tai; đẩy mạnh truyền thông trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện về các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và cập nhật diễn biến mới nhất về thời tiết để kịp thời có biện pháp ứng phó.
Cùng với đó, về vấn đề ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, đặc biệt tại tuyến đê tả Sông Hồng, ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Chi cục Thủy lợi chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các sự cố tại các trọng điểm xung yếu.
Chuẩn bị các phương án và vật tư, sẵn sàng xử lý theo phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời diễn biến của sự cố. Thực hiện phát quang mái đê, chân đê, thu gom rác trong phạm vi bảo vệ đê điều, phục vụ công tác tuần tra canh gác đê.
UBND các huyện, thành phố có đê tăng cường quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các phường, xã ven đê tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ.
Tại gói thầu xây dựng tuyến kênh xả tạm bơm Ngũ Kiên, gói thầu xây dựng tuyến kênh xả trạm bơm Nguyệt Đức thuộc Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh, đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công dự án, lập tiến độ thi công chi tiết từng tuần, từng giai đoạn theo đúng cam kết, nhất là có phương án bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông, không gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân.
Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến của thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2023.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, thiên tai, cung cấp kịp thời chính xác số liệu khí tượng thủy văn cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai cho nhân dân và lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp. Các công ty thủy lợi chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các hồ chứa; tiến hành nạo vét, tháo dỡ các vật cản trên hệ thống sông tiêu, luồng tiêu, trục tiêu theo phân cấp quản lý.
Riêng đối với các dự án nạo vét luồng tiêu cần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là là trên địa bàn thành phố Phúc Yên, Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo…Đồng thời, nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, chú trọng công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn.
Để chủ động các phương án, kịp thời ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm, tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai; hiệp đồng giữa các lực lượng, bổ sung vật tư, trang thiết bị, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng phòng, chống thiên tai; mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ để nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo trong công tác PCTT &TKCN trên địa bàn.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng tăng cường các biện pháp, phương thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm ứng phó và cách phòng tránh đảm bảo thông tin phù hợp, đến được cơ sở, người dân. Tổ chức tập huấn, diễn tập về ứng phó lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, diễn tập ứng phó cháy rừng và bảo vệ rừng.
Năm 2022, tỉnh đã đầu tư nâng cấp các công trình PCTT với tổng kinh phí trên 750 tỷ đồng. Hiện nay, 136 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã xây dựng lực lượng xung kích trên 11.000 người tham gia, đây là lực lượng quan trọng để ứng phó giờ đầu khi có sự cố thiên tai tại cơ sở.
Để tiếp tục chủ động công tác phòng tránh, ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2022; thực hiện, triển khai có hiệu quả các nội dung đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giao nhiệm vụ. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh chủ động triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục chỉ đạo rà soát tất cả các văn bản, nội dung liên quan để phân công trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách,…Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đảm bảo công tác điều hành, chỉ huy được hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
UBND tỉnh giao Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Tỉnh đoàn nghiên cứu thành lập lực lượng thanh niên xung kích (cấp tỉnh, cấp huyện,…) và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Sở Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, lắp đặt hệ thống biển cảnh báo, hướng dẫn di chuyển tại các điểm thường xuyên ngập úng khi có mưa lũ; bố trí lực lượng phương tiện phối hợp với Công an tỉnh phân luồng, đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ người dân đi lại an toàn.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Công ty TNHH MTV thủy lợi và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống đê điều, hồ đập; rà soát phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai để hoàn thiện các kịch bản ứng phó với các tình huống khẩn cấp về thiên tai phù hợp với tình hình thực tế. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng phương án sơ tán người dân và tài sản ở khu vực hạ du các hồ chứa đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.
UBND các huyện, thành phố khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng trên địa bàn để có kế hoạch, phương án sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Đối với các điểm thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa lũ, UBND tỉnh giao UBND các xã, phường, thị trấn thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo để xây dựng phương án phong tỏa, cảnh báo, cấm đường, không để người dân đi qua khu vực nguy hiểm.
Đồng thời, sẵn sàng tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố; đảm bảo các điều kiện cần thiết để kịp thời hỗ trợ người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Văn Cảnh và nhóm PV, BTV">Vĩnh Phúc chủ động các phương án, kịp thời ứng phó với thiên tai