您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Tuyển futsal Việt Nam nhảy vọt trên bảng xếp hạng FIFA dù thua Indonesia
NEWS2025-03-31 21:39:08【Thế giới】0人已围观
简介ểnfutsalViệtNamnhảyvọttrênbảngxếphạngFIFAdùkết quả bóng đá aff cup Minh Long - kết quả bóng đá aff cupkết quả bóng đá aff cup、、
很赞哦!(23)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Farashganj SC vs Arambagh KS, 15h45 ngày 27/3: Nỗi buồn xa nhà
- Vụ CSGT xô xát: Sai đâu, xử đó
- Quà tặng ngày Giáng sinh độc đáo nhất cho trẻ nhỏ
- Người bán đậu phụ bị bạn nghề đâm vì... đông khách
- Nhận định, soi kèo Watford vs Plymouth Argyle, 19h30 ngày 29/3: Chủ nhà sa sút
- Yêu thầm: Lỡ một nhịp, lạc nhau một đời!
- Cặp đôi sinh viên cãi nhau to vì mâu thuẫn chọn quà Valentine
- Chàng trai thiết kế hàng trăm poster cho nghệ sĩ Việt
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao
- Volkswagen tung ưu đãi lên đến 100% phí trước bạ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
Ảnh minh họa
Sức mạnh của sự hòa thuận
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088, trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi. Đôi khi họ thường xuyên cãi vã dù trong lòng còn rất yêu nhau. Có đôi khi, hôn nhân sứt mẻ vì những điều hết sức nhỏ nhặt. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của sự hòa thuận vợ chồng.
Chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa cho rằng, xung đột hôn nhân không chỉ là sự khác biệt về quan điểm mà còn do bởi khả năng ứng xử kém, làm tổn hại sâu sắc đến mối quan hệ hôn nhân. Những vấn đề hôn nhân thường liên quan đến sự bướng bỉnh, kiêu hãnh, giận dữ, tổn thương, cay đắng... Căn nguyên của hầu hết mọi bất hòa hôn nhân nghiêm trọng là sự ích kỷ từ phía một hoặc cả hai bên. Để cứu giúp một cuộc hôn nhân bên bờ vực tan vỡ, chuyên gia thường giúp các cặp vợ chồng buông bỏ sự ích kỷ, từ bỏ niềm kiêu hãnh và phát triển lòng tha thứ và biết ơn. Nhờ đó mà một số cuộc hôn nhân thường xảy ra xung đột đã được cứu vãn.
Trong quá trình tư vấn hôn nhân, chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa cũng nhận ra rằng, những cặp vợ chồng chung sống hòa thuận họ thường có một đặc điểm chung đó là "kính nhau như tân". Đây có lẽ là một trong những điều quan trọng nhất đối với các cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng hòa hợp thường xuyên nói với nhau rằng người kia luôn luôn đúng, hôm nay trông anh rất tuyệt... Họ thường đề nghị người kia làm những công việc vặt vãnh cho nhau. Họ cũng thường bày tỏ sự kính trọng và đánh giá cao về nhau. Họ thường hỏi nhau, anh có thể làm gì cho em hoặc ngược lại là em có thể làm gì cho anh?
Những cặp vợ chồng này luôn tặng cho nhau cảm giác bất ngờ hạnh phúc như ngày mới cưới. Đó là cái cảm giác của một người được người kia chọn làm người duy nhất để đi đến hết cuộc đời. Cảm giác đó hết sức quan trọng. Bởi nếu không, các cặp vợ chồng sẽ quên mất việc tận hưởng thời gian bên nhau và dễ dàng để cho lỗi lầm của người bạn đời lấn át tâm trí mình.
Những cặp vợ chồng này dường như bỏ qua mọi lỗi lầm của nhau. Bỏ qua lỗi của người khác là một việc khó nhưng đặc điểm kỳ diệu của việc bao dung này là, bạn càng bỏ qua chúng thì chúng càng ít dần đi. Khi bạn càng chấp lỗi người khác thì lỗi người khác càng tăng lên.
4 giai đoạn làm gia tăng bất hòa trong hôn nhân
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, vợ chồng mâu thuẫn xung đột thường mang lại cảm xúc bị tổn thương, cảm xúc dâng trào và không tìm ra hướng giải quyết. Vợ chồng mâu thuẫn thường kéo theo những ảnh hưởng tai hại tới cả gia đình, đến cả những đứa con. Do vậy, việc mâu thuẫn vợ chồng không chỉ làm thiệt hại đến mối quan hệ của họ mà thiệt hại thường nhân lên cấp số nhân.
Khi người chồng và người vợ không thể kiểm soát và điều hướng được những bất đồng của họ, họ rơi vào những giai đoạn xung đột chung trong hôn nhân. Đây cũng là 4 giai đoạn được cảnh báo về sự xung đột trong hôn nhân, làm gia tăng bất hòa trong hôn nhân mà các cặp vợ chồng cần nhận ra để biết cách điều chỉnh.
Những hành vi đó, như được đề xuất bởi 4 giai đoạn của xung đột hôn nhân. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng tất cả các giai đoạn này là rối loạn chức năng. Giai đoạn đàm phán và thỏa hiệp có thể có vẻ tích cực, nhưng nó sẽ sụp đổ nếu không có cam kết và hiểu biết chín chắn về những khó khăn và phiền nhiễu cần phải vượt qua. 4 giai đoạn đó là:
Có nó theo cách của bạn: Các cặp vợ chồng mới cưới và chưa học được cách giải quyết thành công sự khác biệt của họ có xu hướng cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng cách tránh đối đầu. Họ nhượng bộ lẫn nhau mà không bao giờ thảo luận về cốt lõi của vấn đề. Nếu bạn thấy mình nhượng bộ bất cứ khi nào bạn cãi nhau với chồng, cuối cùng bạn sẽ thấy rằng bạn mệt mỏi với mô hình này và sẽ bắt đầu thay đổi thái độ của bạn đối với giai đoạn tiếp theo.
Có nó theo cách của tôi: Sau khi các cặp vợ chồng kiệt sức vì bỏ qua nhu cầu của bản thân, họ thường rẽ theo hướng ngược lại và bắt đầu yêu cầu rằng nhu cầu của họ hiện được đáp ứng. Một người vợ luôn giữ ý kiến của mình với chính mình có thể đột nhiên nhận ra rằng điều này đã góp phần vào sự khốn khổ của cô ấy và có thể bắt đầu nói lên suy nghĩ và thái độ của mình ở mọi cơ hội. Nhưng thật không may, giai đoạn này không hoạt động khi chồng và vợ bắt đầu húc đầu.
Có nó theo cách của chúng tôi: Giai đoạn thứ ba liên quan đến việc thỏa hiệp và đàm phán với nhau. Ban đầu, cặp đôi có thể nhiệt tình với phong cách giao tiếp mới phát hiện, nhưng cuối cùng sự háo hức cũng mất dần. Trong khoảng thời gian này trong một cuộc hôn nhân, các cặp vợ chồng đang phải đối mặt với nhiều nhu cầu và căng thẳng hơn từ trách nhiệm nuôi dạy con cái, mối quan tâm tài chính và lịch trình bận rộn. Giữa một phong cách giải quyết xung đột không hiệu quả và áp lực cuộc sống ngày càng tăng, các cặp vợ chồng có thể bắt đầu nghi ngờ về khả năng tương thích của họ trong giai đoạn này.
Có bất cứ cách nào bạn muốn: Giai đoạn này đánh dấu một cảm giác bàng quan, chán nản và buông trôi. Các cặp vợ chồng trong giai đoạn này đã kiệt sức vì những xung đột không hồi kết.
Mẹ chồng xông thẳng vào buồng ngủ, tặng váy sexy, thuốc tráng dương
Nghe mẹ chồng dạy dỗ chuyện chăn gối, ái ân, tôi đỏ mặt, ngượng chín người...
">Những bí mật giúp đời sống vợ chồng hòa thuận hạnh phúc
Nhưng chỉ vài tháng sau kết hôn, cô nhận được một tin nhắn từ người yêu cũ - một người bạn tâm giao trước kia và giờ đây nói rằng, anh rất hối hận khi chia tay với cô và muốn gặp mặt ôn chuyện xưa.
Cô còn chia sẻ về quá trình họ gặp nhau, "ôn lại chuyện xưa" trong khách sạn và cô tình cờ nhận được một cuộc gọi bất thường từ anh trai, yêu cầu cô chấm dứt chuyện này và quay về với chồng.
Sau khi chia tay với mối tình 10 năm, trái tim cô tan nát và cuối cùng cũng quay trở về với anh chàng "thanh mai trúc mã" từ hồi bé. Anh là bạn thân nhất của anh trai cô và chuyện tình của họ rất lãng mạn. Nhưng 3 tuần sau đó, anh đòi chia tay với lý do sợ anh trai cô không đồng ý.
Một năm sau, cô gặp người chồng hiện tại, một chàng trai tuyệt vời, tận tuỵ và luôn làm mọi thứ để khiến cô hài lòng nhưng cô không thật lòng yêu anh.
Dù vậy, cô vẫn chấp nhận cuộc hôn nhân đó và cảm thấy "nhẹ nhõm" khi tìm được một người đàn ông luôn yêu thương mình.
Nhưng 4 tháng sau đám cưới, anh chàng người yêu cũ đã liên lạc lại với cô và nói anh đã phạm sai lầm "tày trời" khi ngày ấy nói lời chia tay. Cô đồng ý gặp mặt dẫu biết "đó không phải điều cô nên làm lúc này".
Sau cuộc tái ngộ, cảm xúc ngày xưa ùa về và họ dẫn nhau vào khách sạn ngay trong giờ làm việc. Dù rất thích làm chuyện ấy với "thanh mai trúc mã" ngày xưa, cô vẫn cảm thấy có lỗi với người chồng hiền lành ở nhà.
"Tôi không thể hoàn toàn đắm chìm vào cuộc ngoại tình này vì tôi cảm thấy rất tội lỗi", cô thổ lộ.
Và rồi, cô như bừng tỉnh khi anh trai gọi điện - anh biết chúng tôi đang bên nhau - và yêu cầu tôi phải dứt khoát với mối quan hệ "ngoài luồng" này để quay về với chồng.
"Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn khi kết thúc mọi chuyện. Giờ đây tôi mới nhận ra, tôi đồng ý quay lại với người kia chỉ vì trong tôi vẫn còn chút cảm xúc "dang dở" với anh ta, nhưng giờ đây thì hết rồi.
Cô tập trung vào gia đình nhỏ của mình hơn, cố gắng đáp lại tình yêu của chồng và cô lựa chọn im lặng vì không muốn anh phải đau lòng.
Bạn trai ghen khi tôi ngủ chung phòng với vợ chồng chị gái
Về nhà anh rể chơi, vì không có chỗ ngủ nên tôi ngủ tạm trong phòng vợ chồng chị gái một đêm. Vậy mà anh ghen, hạch sách đủ điều.
">Lầm lỡ khi cùng bạn trai cũ 'ôn lại chuyện xưa' trong khách sạn
Ánh mắt, vẫy tay thay lời cảm ơn
Ngày 10/2/2020, Tùng cùng đồng nghiệp có mặt tại sân bay từ 1h sáng để đón chuyến bay từ Vũ Hán (Trung Quốc), dự kiến sẽ hạ cánh xuống Vân Đồn lúc 3h35. Tuy nhiên, hơn 5h chuyến bay mới hạ cánh. Từ 4h, tổ phục vụ chuyến bay đã khẩn trương mặc quần áo bảo hộ. Anh em tự chỉnh quần áo cho nhau. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh (hiện được điều làm Giám đốc Bệnh viện số 2 điều trị và cách ly bệnh nhân nCoV) trực tiếp kiểm tra, đủ điều kiện an toàn mới cho làm việc. Sau đó, Tùng vào vị trí đứng dưới chân xe thang, nơi đón hành khách từ máy bay bước xuống sân bay.
Là người tiếp cận hành khách ở vị trí rất gần, khi khách bước từ máy bay xuống thang, Tùng cảm nhận rõ sự vui mừng, hạnh phúc của những công dân Việt Nam khi trở về quê hương, dù là ánh mắt nhìn qua bộ đồ bảo hộ to sụ.
Từ 4h sáng nhân viên SB Vân Đồn đã được hướng dẫn mặc quần áo bảo hộ để chuẩn bị đón chuyến bay “Lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vì đã cùng anh em góp một phần bé nhỏ trong việc hỗ trợ đón đồng bào từ vùng dịch về. Nhưng xen vào đó là đôi chút lo lắng nếu chẳng may đồng bào mình có ai đó bị làm sao và mình hay đồng nghiệp có nguy cơ lây nhiễm. Tâm lý này dần được tháo gỡ khi những ngày sau đó, cơ quan y tế thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của nhân viên sân bay và đến hôm nay mọi người vẫn khỏe mạnh”, Tùng chia sẻ.
Trước đó, Tùng đã giấu gia đình việc mình sẽ tham gia phục vụ chuyến bay “đặc biệt” này vì sợ bố mẹ can ngăn. Sau khi mọi việc suôn sẻ, Tùng mới gọi điện về nhà báo tin vừa đón một chuyến bay đưa người Việt ở Vũ Hán về.
Mọi CBNV làm công tác đón chuyến bay đều phải mặc trang phục bảo hộ Cũng thuộc số ít người có mặt trong khoảnh khắc đón 30 hành khách Việt Nam đặt chân về quê hương, nhiệm vụ của anh Trình Hồng Như - Giám sát hạ tầng khu bay, là đảm bảo an toàn cho chuyến bay khi cất hạ cánh, tìm vị trí đỗ, chuẩn bị trang thiết bị cho tàu bay. Thời điểm máy bay hạ cánh, tuy trời vẫn mờ tối nhưng anh Như vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự phấn chấn của những vị khách đầu tiên đặt chân xuống máy bay.
“Đồng bào mình lúc đó vẫy tay chào. Khoảnh khắc đó gây xúc động cho toàn thể những người có mặt. Mặc dù không tiếp xúc với nhiều người nhưng qua cái vẫy tay, tôi cảm nhận được đó là lời cảm ơn của những người vừa ra khỏi tâm dịch. Họ cảm ơn đội ngũ nhân viên sân bay, cũng là cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ họ về nước” - anh Như cho biết.
Hành lý ký gửi của hành khách được xịt khử trùng sau khi đưa ra khỏi máy bay Anh Như chia sẻ, bản thân anh cũng có chút lo lắng, anh tâm sự với vợ rằng sau khi đón chuyến bay xong sẽ tự cách ly gia đình. Nhưng tham gia các cuộc họp, nắm được hết quy trình, công tác sàng lọc, sắp xếp công dân, phương tiện bảo hộ, khử trùng…anh đã yên lòng hơn.
“Ai cũng lo lắng khi trực tiếp phục vụ các chuyến bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Là lãnh đạo, chúng tôi không yêu cầu nhân viên của mình dấn thân vào những công việc nguy hiểm mà không có biện pháp phòng hộ, bảo vệ. Chúng tôi phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp an toàn nhất, động viên anh em, đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn rõ ràng để anh em yên tâm. Ngoài ra, với chuyến bay đặc biệt vừa rồi, tôi đã quyết định phải giảm số lượng nhân viên tham gia tiếp xúc trực tiếp đến mức tối thiểu cho phép. Tất cả anh em đều được bảo vệ và được khử trùng chặt chẽ. Mọi người đều hiểu được rằng đây không chỉ là công việc mà còn là sứ mệnh cùng nhau thực hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng” - ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn chia sẻ.
Xe chở hành lý được khử trùng sau khi đón chuyến bay “Quy trình đặc biệt”
HVN68 với sân bay Vân Đồn được coi là chuyến bay đặc biệt, không chỉ bởi việc áp dụng một quy trình riêng biệt như, máy bay phải đậu ở ngoài bến đỗ, sử dụng xe thang cho hành khách xuống để đưa vào khu vực dành riêng ngoài trời làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan. Với đội ngũ nhân sự đang làm việc tại sân bay Vân Đồn thì nó còn đặc biệt ở nhiều điểm khác.
Tiếp tục xịt khử trùng hành lý xách tay Ngô Thanh Tùng cho rằng đây là dịp giúp anh trang bị những kinh nghiệm quý giá khi tham gia vào quy trình phòng chống dịch, từ cách mặc trang phục bảo hộ cũng phải rất chuẩn xác. Còn với Trình Hồng Như, việc đón chuyến bay từ Trung Quốc là “đặc vụ” đáng nhớ nhất trong đời. Sau khi tất cả mặc đồ bảo hộ kín mít, việc nhận ra nhau không hề dễ. Để phân biệt đội phục vụ của sân bay với tổ bay và hành khách (đều mặc bảo hộ), các anh em trong đội giám sát hạ tầng khu bay đã nghĩ ra “sáng kiến” buộc dây băng rôn màu tím trên tay để phân biệt ai là “người nhà mình”.
Xịt khử trùng toàn bộ khu vực đã đón tiếp hành khách “Không phải mọi thứ đều sẵn sàng cả đâu, nhất là thuốc khử trùng tàu bay. Đây là hạng mục mà đơn vị Kiểm dịch y tế quốc tế cung cấp. Tuy nhiên thời điểm đó phía bên Kiểm dịch y tế quốc tế cũng không có sẵn, vì đây là thuốc nhập khẩu đặc chủng dành riêng cho máy bay. Chúng tôi cùng với Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Quảng Ninh tìm mọi cách để có đủ cơ số thuốc chuyển về ngay trước đó” - ông Phạm Ngọc Sáu nhớ lại.
Hiện tại số lượng thuốc vẫn đủ để đảm bảo sát trùng cho các chuyến bay tiếp theo. Và lực lượng có mặt tại sân bay Vân Đồn trải qua đợt “sát hạch” vừa rồi, nay đã sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống trong các chuyến bay đưa người Việt từ vùng dịch về nước tới đây.
“Tôi tin rằng Thủ tướng Chính phủ và Cục Hàng không Việt Nam không ngẫu nhiên chọn Sân bay Vân Đồn là địa điểm đón người Việt Nam về từ vùng dịch. Có thể là vì Vân Đồn là sân bay có vị trí địa lý tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, ngoài ra nơi đây cũng là sân bay mới với trang thiết bị hiện đại, số chuyến bay không quá đông và các quy trình đạt chuẩn mực tối ưu nhất để không lây nhiễm ra cộng đồng” (Ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc sân bay Vân Đồn).
Doãn Phong
">Đón người Việt từ Vũ Hán, qua lời kể của nhân viên sân bay Vân Đồn
Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
Cô cho biết: "Sau 10 năm đăng quang hoa hậu tôi mới trở lại thi nhan sắc. Tôi từng đắn đo về quyết định này nhưng không muốn để vụt mất cơ hội. Hiện tôi có nhiều động lực thực hiện ước mơ của mình trước tuổi 30".
Đại diện nhà sản xuất cuộc thi cho biết bất ngờ khi nhận được hồ sơ đăng ký của Kỳ Duyên. Đơn vị này đặt kỳ vọng sự góp mặt của người đẹp sẽ tạo nên nét thú vị, gay cấn cho cuộc đua giành vương miện.
">Hoa hậu Kỳ Duyên thi Miss Universe Vietnam 2024
Phương Mai và chồng bật khóc trong hôn lễ Lễ ăn hỏi của Phương Mai và chồng Tây hơn 5 tuổi đã diễn ra vào ngày 13/6 năm nay, lễ rước dâu và tiệc cưới tổ chức vào ngày 15/6 tại một khách sạn cao cấp ở Hà Nội. Tiệc cưới chỉ có khoảng 250 khách, bao gồm gia đình, người thân và bạn bè của cô dâu, chú rể.
“Mai, khi anh gặp em, em luôn là một cô gái mạnh mẽ. Anh rất muốn nói với em điều đó. Và từ giờ phút này, anh hứa sẽ chăm sóc, yêu thương em cho đến hết cuộc đời. Anh yêu em”, chồng Tây xúc động nói với Phương Mai.
Phương Mai tâm sự, ông xã Marcin là con duy nhất trong nhà nên khi kết hôn với anh, cô cũng chịu nhiều áp lực. Dẫu vậy, sự gần gũi và cởi mở của bố mẹ chồng đã khiến cô thoải mái hơn. Cả hai không yêu cầu vợ chồng cô về Ba Lan định cư mà để cả hai lựa chọn nơi sống để thuận tiện cho công việc.
Nữ MC chia sẻ, cô rất trân trọng tình cảm mà gia đình chồng dành cho mình khi đã bỏ ra nhiều tâm huyết để làm hài lòng gia đình cô.
Bé Henryk là trái ngọt tình yêu của Phương Mai và ông xã người Ba Lan Marcin Miller.
Sau hôn lễ, vợ chồng Phương Mai sống ở TP.HCM và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp riêng. Người đẹp vẫn làm công việc MC song ngữ, còn ông xã là Giám đốc tại Việt Nam của một tập đoàn tư vấn tài chính quốc tế.
Bé Henryk là trái ngọt tình yêu của Phương Mai và ông xã người Ba Lan Marcin Miller.
Chồng Tây của Phương Mai rất hào hứng với việc chăm con. Anh thường giành hết việc chăm con như cho bé ăn, dỗ bé khóc... khiến Phương Mai đôi lúc thấy mình như bị “ra rìa”.
Ông xã Phương Mai thành thạo việc chăm sóc con.
Anh thường ôm và nựng con bằng giọng dịu dàng, thậm chí anh khiến cô phì cười khi cho con trai xuống đất thử đi dù mới hơn một tháng tuổi. Bên cạnh là “ông bố của năm”, chồng Tây cũng rất tâm lý và cưng chiều vợ.
Hình ảnh ông xã cho con tập đi dù mới 1 tháng tuổi khiến Phương Mai bật cười.
Có lẽ chính vì sự quan tâm, yêu thương của chồng nên Phương Mai có thời gian chăm chút cho bản thân và lại dáng nhanh chóng, giờ đây gần như cô đã có được vóc dáng thời son rỗi sau sinh.
Vợ chồng Phương Mai cũng thay đổi nhiều từ khi có con. Trước đây, cả hai thường đi chơi, gặp gỡ bạn bè, có các sở thích cá nhân nhưng hiện tại mọi sự quan tâm của hai vợ chồng đều dành cho em bé.
Nhan sắc "gái một con trông mòn con mắt" của Phương Mai.
Cô nhanh chóng về dáng sau sinh.
“Có con, tôi bắt đầu trở nên ki bo. Anh Marcin đòi mua sắm gì thì tôi lại quy ra bỉm sữa rồi... không cho. Nghe thì có vẻ thiệt thòi cho cả vợ lẫn chồng nhưng có lẽ vì bản năng làm cha mẹ, chúng tôi đều cảm thấy vui khi hi sinh, dành dụm mọi thứ tốt nhất cho con”, Phương Mai chia sẻ chân thành.
Hai vợ chồng Phương Mai trong đêm giao thừa Tết dương lịch.
MC - Á hậu Hoàng Oanh
MC - Á hậu Hoàng Oanh lên xe hoa cùng chồng ngoại quốc vào ngày 1/12/2019. Ông xã của Hoàng Oanh là người Mỹ hiện làm việc ở Singapore. Nữ MC chia sẻ, một nửa không phải đại gia nhưng rất “giàu”. Giàu về tình cảm và ý chí.
“Anh có cuộc sống lúc bé khó khăn nhưng tự mình xây dựng sự nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Anh ấy là người bản lĩnh, lạc quan, tích cực và yêu gia đình. Đó là điều khiến tôi đồng cảm khi đến với anh ấy”, cô tâm sự.
Hoàng Oanh chia sẻ, một nửa không phải đại gia nhưng rất “giàu”. Giàu về tình cảm và ý chí.
Trước đó, cả hai có tình yêu bình lặng, kín tiếng trong suốt 2 năm. Tiệc cưới của cặp đôi được tổ chức ngoài trời tại một khách sạn sang trọng ở TP.HCM trong sự chúc phúc của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ.
Vợ chồng Hoàng Oanh bật khóc trong lễ cưới Hoàng Oanh tiết lộ, con đầu lòng sẽ được đặt tên là Rose, vì ông xã tên Jack, lấy cảm hứng từ bộ phim Titanic. Trong khi đó, ông xã Hoàng Oanh tâm sự, muốn sinh 6 em bé.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, Hoàng Oanh cho biết, cô rất vui khi được ông xã và gia đình chồng yêu thương, đồng thời tạo sự tự do nhất định cho cô. Điều này giúp nữ MC cảm nhận được sự gần gũi và nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống của người phụ nữ có gia đình.
Người đẹp cũng kể: “Lễ vu quy rước dâu, lần đầu tiên nhà Jack hiểu hơn về đám cưới Việt Nam, mẹ Jack mặc áo dài trang trọng, ba Jack nhận chung rượu của con dâu.
Hai bên gia đình kết chặt tình thân trước bàn thờ gia tiên, đón cô con dâu mới về yêu thương như con mình và Oanh có thêm một gia đình nữa thương Oanh, thật sự cảm nhận được sự chở che ấy từ bố mẹ và em gái Jack, Oanh rất biết ơn tất cả”.
Bố mẹ chồng Hoàng Oanh vô cùng tâm lý và ủng hộ tình cảm của đôi trẻ.
Bố mẹ của Jack cho rằng con trai quá yêu Hoàng Oanh nên mới có thể gồng mình, chu toàn cho đám cưới dù bị sốt. Vì từ nhỏ tới lớn, mỗi khi Jack bị bệnh anh cần nằm một mình và không thể làm gì trong 1-2 ngày, thế nhưng trong đám cưới, Jack tất bật như chưa từng bị bệnh chăm lo cho Hoàng Oanh.
Ngay sau đám cưới, Hoàng Oanh bận làm MC chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 tại Nha Trang. Vì vậy, vợ chồng cô chưa có điều kiện để đi tuần trăng mật. Cặp đôi đã tranh thủ đưa bố mẹ Jack đi cùng trong chuyến công tác của Hoàng Oanh để kết hợp nghỉ ngơi, thăm thú Việt Nam.
Ban đầu, họ dự định đi Phuket (Thái Lan) nhưng khi biết Hoàng Oanh phải làm việc, mọi người đã ưu tiên cô.
Hoàng Oanh và chồng "khoá môi" ngọt ngào ở trời Tây.
Ngay sau khi có thời gian rảnh rỗi dịp lễ Giáng sinh, Hoàng Oanh và ông xã đã lên đường tận hưởng thời gian du lịch nhiều nước Châu Âu.
Ngày 1/1/2020 cũng tròn một tháng sau đám cưới của Hoàng Oanh, cô chia sẻ: “Đã trọn vẹn 1 ngày đầu tiên của năm mới, cũng vừa tròn 1 tháng là vợ chồng!
Mong sức khoẻ, bình an và cùng nhau góp nhặt những trải nghiệm, học được thật nhiều hạnh phúc trên con đường phía trước”.
Vợ chồng Hoàng Oanh nhận được nhiều lời chúc phúc bởi sự xứng đôi và luôn dành tình cảm ngọt ngào cho nhau.
Cả hai đi du lịch châu Âu và có những khoảnh khắc ngọt ngào bên nhau.
Bảo Hân 'Về nhà đi con' mặc áo dài hồng quậy cùng Quang Anh, Hồng Đăng
Ánh Dương của "Về nhà đi con" lạ lẫm trong trang phục áo dài màu hồng kết hợp cùng giày thể thao và tóc ngắn cá tính quậy tung hậu trường buổi ghi hình của VTV.
">Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của 2 MC Việt xinh đẹp lấy chồng Tây năm 2019
Được truyền cảm hứng từ người bố mắc bệnh ung thư
Khi được hỏi tại sao chọn ngành Sinh học và tại sao lại là nước Pháp cho tấm bằng cử nhân, tiến sĩ Đặng Đức Huy (sinh năm 1988) chia sẻ: ‘Bố tôi được chẩn đoán bệnh ung thư máu năm 1996, khi đó tôi mới 8 tuổi. Năm 2004, bố mất. Mẹ tôi kể giấc mơ cuối cùng của bố ngay trước đêm đó là thấy con trai được đi học ở Pháp, vì bố tôi có những mối liên kết chặt chẽ với đất nước này’.
‘Sau khi bố mất, tôi đã chọn học Sinh học tại ĐH Toulon (Pháp) với mong muốn tìm hiểu về các cơ chế sinh học tế bào và miễn dịch để tìm ra một phương pháp kiểm soát ung thư’.
Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, Huy được ĐH Nice nhận vào học Thạc sĩ ngành Sinh học tế bào, phát triển và miễn dịch, nhưng vì không có hỗ trợ tài chính nên anh đã chọn ở lại ĐH Toulon học ngành Hoá học môi trường.
Huy đang làm thực tập Thạc sĩ ở trường ĐH Toulon (Pháp) năm 2011. ‘Tuy hoàn toàn thay đổi hướng nghiên cứu nhưng cuối cùng, mối quan tâm của tôi vẫn không thay đổi. Hiện tôi đang tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường lên hệ sinh thái và sức khỏe con người. Thay vì nghiên cứu tìm ra cơ chế và cách chữa ung thư thì tôi rất vui vì đang nghiên cứu một trong nguồn gốc trực tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đó chính là ô nhiễm môi trường’.
5 năm phụ bếp, rửa bát thuê ở nước Pháp
Năm 26 tuổi, Đặng Đức Huy tốt nghiệp Tiến sĩ Hoá học môi trường. Năm 30 tuổi, anh được bổ nhiệm làm giáo sư trợ lý ĐH Trent (Canada). Cùng với đó, từ năm 2019, anh đảm nhận vị trí Phó Tổng biên tập Tạp chí Archives of Environmental Contamination and Toxicology (Q2) của nhà xuất bản danh tiếng Springer.
Con đường học tập, nghiên cứu của anh nhìn qua có vẻ thuận buồm xuôi gió, nhưng ít ai biết để đạt được những thành quả ấy, anh cũng phải lăn lộn vừa học vừa làm như nhiều du học sinh khác.
‘Năm 2006, tôi vay 2.000 Euro từ người thân để chuẩn bị cho con đường du học của mình và rất may mắn có được sự giúp đỡ của gia đình một người chị họ ở Pháp. Tôi đi làm thêm tất cả các buổi tối và cuối tuần trong suốt 5 năm đầu tiên ở Pháp. Lúc thì bán hàng cho tiệm đồ ăn nhanh, khi thì phụ bếp, rửa bát, đi hái nho...’.
Huy đi thực địa ở rừng Amazon (Brazil) ‘Tôi không nghĩ làm khoa học là một công việc khô khan. Người làm khoa học cần phải sáng tạo mỗi ngày’.
Một ngày điển hình của anh là lên lớp từ 8 giờ sáng đến 5 rưỡi tối. Từ 6 giờ tối, anh tiếp tục làm công việc rửa bát ở nhà hàng, cuối tuần thì làm 2 ca.
‘Tôi không thể quên được kỳ thi cuối kỳ năm đầu tiên khi tôi 18 tuổi. Ở Pháp, kỳ thi cuối kỳ rất quan trọng. Mỗi kỳ có tới 10-11 môn, thi trong vòng 1 tuần, tức là mỗi ngày 2-3 môn. Lúc đó tôi làm rửa bát trong một tiệm buffet và vẫn tranh thủ làm bình thường để giữ việc. Thời điểm cuối năm, tiệm rất đông khách vì gần đến Giáng sinh. Buổi tối trước khi thi môn Sinh học phân tử và tế bào - một môn rất nhiều kiến thức phải ghi nhớ, tôi có mang bài vở đến chỗ làm. Đúng hôm đó, máy rửa bát hỏng.
Hai khung cảnh tối đó hoàn toàn đối lập nhau: khách đến nhà hàng thì cười nói vui vẻ, sum họp cùng bạn bè và người thân. Phía sau căn bếp, tôi phải rửa hàng nghìn chiếc đĩa giữa không gian nóng nực, bẩn thỉu và đầy mùi đồ ăn thừa. Cảm giác lẫn lộn giữa mệt mỏi về thể chất và áp lúc tinh thần ấy tôi không bao giờ quên được’.
Nhưng anh cũng khẳng định, 5 năm đầu tiên đầy khó khăn ấy đã giúp anh trưởng thành và học được nhiều điều. ‘Tôi chưa bao giờ hối hận. Nếu không có thử thách thì sẽ không có thành công’ – anh nói. ‘Tôi tin chắc những khó khăn đó cũng là thử thách hàng ngày của rất nhiều du học sinh Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Tôi muốn chia sẻ những khó khăn đó với các thế hệ du học sinh Việt Nam và hy vọng gia đình và bạn bè trong nước sẽ hiểu và chia sẻ với khó khăn của con em mình ở nước ngoài.’
Người làm khoa học cần trung thực và hiếu kỳ
Huy đang làm việc tại ĐH Trent (Canada) Tại ĐH Trent, ngoài công việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, anh còn đang xây dựng một phòng thí nghiệm và dẫn dắt một nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực hoá học môi trường.
Anh nói: ‘Làm khoa học nói chung và làm khoa học ngày nay rất gian nan. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực công bố khoa học từ nhiều phía, với rất nhiều tạp chí ma và đánh giá của cộng đồng. Điều cần thiết nhất của người làm khoa học là tính trung thực và dám đối mặt với bệnh thành tích’ – Huy chia sẻ.
Huy cũng cho rằng, những người chọn con đường nghiên cứu khoa học phải thực sự có đam mê và nên giữ cho mình sự hiếu kỳ. ‘Và quan trọng nhất vẫn là giữ được đạo đức khi làm khoa học’.
Hy vọng Việt Nam không phải đánh đổi
‘Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phải đánh đổi tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người Việt Nam để tăng trưởng kinh tế'. Chia sẻ về định hướng nghiên cứu của mình, Huy cho biết việc đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường lên hệ sinh thái và sức khoẻ con người là một lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang phát triển kinh tế mạnh mẽ.
‘Trong những năm tới, tôi sẽ đẩy mạnh nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm rác thải công nghệ và sử dụng tài nguyên nước’.
Anh hy vọng định hướng nghiên cứu này sẽ giúp cho đất nước có thể phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao một cách bền vững – ‘nghĩa là chúng ta có thể đạt tới một mô hình kinh tế xã hội thân thiện với môi trường’.
‘Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phải đánh đổi tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người Việt Nam để tăng trưởng kinh tế. Định hướng này cũng phù hợp với xu thế phát triển bền vững của thế giới’.
Công bố quốc tế năm 2015 của Đặng Đức Huy trên tạp chí Environmental Science & Technology về đồng vị chì (Pb) trong môi trường trầm tích, nước và sinh vật biển đã góp phần thúc đẩy Chính quyền vùng PACA chi 93 triệu Euro nhằm nghiên cứu phục hồi môi trường biển ở cảng Toulon để giảm thiểu tác động của ô nhiễm chiến tranh.
Sau khi tốt nghiệp Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), mặc dù học tập và sinh sống ở nước ngoài suốt 14 năm qua nhưng anh luôn tâm niệm, tất cả cống hiến của các nhà khoa học người Việt dù ở đâu cũng đều mang tên Việt Nam. Và dù ở đâu, người Việt Nam cũng có thể đóng góp tài trí của mình cho đất nước.
‘Đó có thể là kinh nghiệm sống mà chúng tôi có thể chia sẻ cho các thế hệ sau’.
Cụ thể, anh đang trong quá trình tổ chức một hội thảo sinh viên quốc tế ở TP. HCM vào tháng 10/2020 để giúp các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội trao đổi trực tiếp với bạn bè quốc tế, hợp tác trong khoa học cũng như tìm hiểu về môi trường học thuật quốc tế.
Trong thời gian tới, anh cũng có kế hoạch hợp tác với các đồng nghiệp ở các trường đại học ở Việt Nam để cùng phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường.
Người đẹp học giỏi nhất lịch sử Hoa hậu Việt Nam làm Đại sứ hòa bình
Người đẹp Phùng Bảo Ngọc Vân vừa được trao nhiệm vụ làm đại sứ cho Dự án ‘Thanh niên với hoà bình và phát triển’ do ĐSQ Hoa Kỳ đài thọ và hỗ trợ.
">Khoản vay 2.000 euro và những đêm rửa bát thuê của giáo sư Việt 31 tuổi