您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
NEWS2025-04-12 05:38:23【Bóng đá】2人已围观
简介 Hồng Quân - 07/04/2025 07:08 Nhận định bóng đ xem kết quả bóng đá ýxem kết quả bóng đá ý、、
很赞哦!(677)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Penarol vs San Antonio, 7h00 ngày 9/4: Tiếp tục bất ngờ
- Kết quả bóng đá Napoli 2
- HLV Thái Lan tuyên bố thắng Việt Nam ở chung kết AFF Cup
- Kết quả bóng đá PSG 2
- Nhận định, soi kèo Atletico GO vs Athletic Club, 05h00 ngày 8/4: Bắt nạt ‘lính mới’
- Video bàn thắng Ukraine 0
- CĐV Đông Nam Á dậy sóng, chê cầu thủ Indonesia tại AFF Cup 2022
- Ông Donald Trump có thể tái cử chức tổng thống Mỹ nếu bị kết tội?
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4: Khó lường
- Độc giả 'hiến kế' giải bài toán nghìn học sinh Hà Nội trượt 'tấm vé' lớp 10
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Gold Coast United vs Capalaba, 16h30 ngày 8/4: Chiến thắng dễ dàng
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris. Ảnh: MEGA Nếu so sánh, các thành tựu chính sách đối ngoại của bà Harris trước khi làm “phó tướng” cho ông Biden, từ thời làm công tố viên đến tổng chưởng lý bang và thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu tiên, rõ ràng rất ít ỏi. Tuy nhiên, trang Project Syndicate nhận định, 4 năm giữ chức phó tổng thống vừa qua đã cung cấp cho bà Harris một khóa học cấp tốc về quan hệ quốc tế mà ít thành viên đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa nào có thể sánh kịp.
Cũng như một số ít quan chức cấp cao khác trong chính quyền Biden, bà Harris nhận được báo cáo tóm tắt tình hình hàng ngày dành cho tổng thống vào mỗi buổi sáng, tham dự hầu hết các cuộc tiếp xúc của ông Biden với các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ nước ngoài đến thăm Mỹ cũng như có mặt tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng khi các quyết định quan trọng về an ninh quốc gia được đưa ra.
Bà Harris cũng đã công du hơn 20 quốc gia, gặp gỡ hơn 150 nhà lãnh đạo nước ngoài và đích thân dẫn đầu nhiều phái đoàn chủ chốt, bao gồm 3 phái đoàn Mỹ gần đây nhất đến Hội nghị An ninh Munich (Đức).
Trong suốt đại dịch Covid-19, quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, cuộc xung đột Nga - Ukraine, sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt với Trung Quốc, cuộc xung đột mới nhất ở Trung Đông và nhiều cuộc khủng hoảng nhỏ hơn, các đồng minh và đối tác của Mỹ đã coi bà Harris là “một người vững vàng, có năng lực”.
Ian Bremmer, thành viên Ủy ban điều hành Cơ quan cố vấn cấp cao của Liên Hợp Quốc về trí tuệ nhân tạo, nhận định ngay cả khi các đồng minh của Washington không đánh giá cao bà Harris như ông Biden, họ chắc chắn coi bà “đáng tin cậy hơn nhiều” so với đối thủ Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, thế giới quan và ưu tiên chính sách của bà Harris có gì khác biệt so với ông Biden? Giới quan sát tin, giữa họ có rất nhiều điểm trùng lặp, nhưng cũng có sự khác biệt đáng kể.
Tổng thống Biden, hiện 81 tuổi, trưởng thành vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh và thế giới quan của ông phản ánh điều này. Ông tin tưởng mạnh mẽ vào "chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ" và nhìn quan hệ quốc tế theo hướng trắng - đen, cụ thể là cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và chế độ độc tài, nơi Mỹ luôn là một thế lực vì điều tốt đẹp.
Ông Biden cũng tin vào lý thuyết chính trị "người vĩ đại", vốn cho rằng những chính khách như ông có thể thay đổi tiến trình các sự kiện thông qua việc xây dựng mối quan hệ cá nhân và sức mạnh ý chí.
Ngược lại, bà Harris, 59 tuổi, lớn lên trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi thách thức lớn nhất đối với quyền bá chủ của Mỹ là không duy trì được các lý tưởng của mình ở trong và ngoài nước.
Với tư cách là một công tố viên, bà có khuynh hướng đánh giá các quốc gia dựa trên mức độ tuân thủ pháp quyền và các chuẩn mực quốc tế, thay vì hệ thống chính trị hoặc các nhà lãnh đạo của họ. Nhận ra sự cần thiết của việc Mỹ can dự vào các quốc gia bị cáo buộc thiếu dân chủ và thừa nhận những thiếu sót về mặt dân chủ của chính nước Mỹ, nữ chính khách này coi khuôn khổ "dân chủ đối đầu độc tài" là “giản lược và phi thực tế”.
Giới quan sát lưu ý, dù nhất trí với ông Biden rằng Mỹ nhìn chung là một thế lực vì điều tốt đẹp, nhưng bà Harris vẫn cảnh giác với những hậu quả không mong muốn và ủng hộ các cách tiếp cận đa phương hơn là những biện pháp can thiệp đơn phương. Bà cũng tin đi đầu làm gương là cách hiệu quả nhất để Mỹ thực thi quyền lực trong một thế giới đa cực và cạnh tranh hơn.
Sự tương phản về thế giới quan giữa hai người được thể hiện rất khác nhau ở các lĩnh vực chính sách. Ông Biden và bà Harris hoàn toàn nhất trí về việc cần hợp tác với Trung Quốc bất cứ khi nào có thể, trong khi vẫn cạnh tranh mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với các đồng minh về những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
Với tư cách là phó tổng thống, bà Harris đã dành nhiều nỗ lực để củng cố mối quan hệ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, 4 lần công du đến châu Á và thường xuyên gặp gỡ Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Chính quyền của bà sẽ ưu tiên xây dựng liên minh hơn các biện pháp đơn phương như áp hàng rào thuế quan, kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt, đồng thời tăng cường "xoay trục sang châu Á" vượt ra ngoài cách tiếp cận của ông Biden.
Tuy nhiên, với cuộc xung đột Nga - Ukraine, dù cùng ủng hộ Kiev, nhưng bà Harris nhìn nhận cuộc khủng hoảng theo khía cạnh pháp lý, còn ông Biden xem xét vấn đề qua lăng kính đạo đức. Sự khác biệt cơ bản về quan điểm này có thể dẫn đến sự khác biệt về chính sách trong các hoàn cảnh thay đổi. Mặc dù tán thành một thỏa thuận ngừng bắn song phương, nhưng bà Harris được tin sẽ ít khả năng gây sức ép buộc Ukraine tham gia đàm phán không mong muốn hơn ông Biden.
Xung đột Israel - Palestine đánh dấu sự chia rẽ chính sách đối ngoại đáng kể nhất giữa ông Biden và nữ “phó tướng”. Bà Harris nhạy cảm hơn trước những cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế ở Dải Gaza và Bờ Tây. Bà cũng thường ủng hộ nhà nước Palestine hơn ông Biden, người công khai tán thành giải pháp 2 nhà nước nhưng vẫn ưu ái chính quyền cực hữu của Thủ tướng Israel Netanyahu.
Các nhà phân tích cho rằng, dù tiếp tục công nhận Israel là đối tác an ninh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông và đảm bảo khả năng tự vệ của nước này, nhưng bà Harris sẽ gây thêm áp lực buộc Tel Aviv duy trì luật pháp. Cách tiếp cận khác biệt với "mối quan hệ đặc biệt" này sẽ phản ánh sự thay đổi so với các chính quyền trước đây, nhưng điều chỉnh chính sách của Washington gần gũi hơn với chính sách của hầu hết các đồng minh.
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, khả năng định hình các vấn đề toàn cầu của bà Harris nếu lên nắm quyền trong 4 năm tới đang trở nên rõ nét hơn. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với ông Biden nhưng thế giới quan độc đáo của bà Harris hứa hẹn sự khác biệt về chính sách đối ngoại trên trường quốc tế.
Cuộc 'so găng' then chốt giữa ông Trump và bà Harris
Cuộc tranh luận trực tiếp trước tổng tuyển cử giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với nền chính trị Mỹ.">Chính sách đối ngoại của bà Harris tương đồng hay khác biệt Tổng thống Biden?
Phe cực hữu thu hút một lượng lớn cử tri trẻ ở châu Âu. Ảnh: Politico Trên thực tế, các quốc gia như Pháp và Đức đã có những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ, và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy vậy, sự ủng hộ với phe cực hữu vẫn tăng nhanh, do ngày càng có nhiều thống kê thể hiện một sự thật đáng buồn: dù có cố gắng làm việc đến đâu, phần lớn người trẻ vẫn sẽ khó khăn hơn thế hệ trước.
Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở thị trường lao động, mà đã lan tới toàn bộ khía cạnh trong đời sống ở châu Âu. Người trẻ hiện nay phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở, chi phí học tập đắt đỏ, hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải. Trước những sức ép này, giới trẻ ở châu Âu đã bị thuyết phục bởi các chính trị gia cánh hữu - những người đã tận dụng rất tốt mạng xã hội để tương tác.
Trong thời đại hiện nay, thế hệ cử tri trẻ tiếp xúc với thông tin chủ yếu qua các nền tảng như YouTube, TikTok và Instagram. Một báo cáo mới đây chỉ ra rằng 57% thanh niên Đức tìm hiểu về tình hình chính trị thông qua mạng xã hội, và xu hướng tương tự cũng xuất hiện trên khắp châu Âu.
Nhắm vào yếu tố này, phe cực hữu ở châu Âu đã tạo ra các đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội để thu hút giới trẻ. Họ đã tận dụng rất tốt thuật toán của các mạng xã hội, khi những thông điệp gây tranh cãi thường được ưu tiên bởi chúng tạo tương tác tốt hơn các nội dung chính trị nghiêm túc.
Trong khi đó, các chính trị gia truyền thống lại tương đối chậm chạp trong việc bắt kịp xu thế. Ví dụ điển hình là trường hợp của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi ông mới đăng ký tài khoản TikTok vào tháng 4, trong khi phe cực hữu ở Đức đã làm điều này suốt một thời gian dài. Và kết quả là những gì chúng ta đã được chứng kiến trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Bầu cử châu Âu: Làn sóng cực hữu không mạnh như mong đợiBất chấp dự đoán của những nhà quan sát, các đảng cực hữu đã không đạt được chiến thắng lớn như mong đợi trong cuộc bầu cử châu Âu. Tuy nhiên, phe cực hữu vẫn gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là tại Pháp.">Tại sao thanh niên châu Âu ủng hộ phe cực hữu?
Một tòa nhà trong trường đại học ở Dải Gaza bị phá hủy do bom đạn. Ảnh: Bộ Giáo dục Palestine “Khuôn viên trường UCAS đã bị hư hại nghiêm trọng bởi các cuộc không kích do Israel tiến hành, và nhiều sinh viên ở đây đã thiệt mạng. Tôi biết có ít nhất một sinh viên tôi giảng dạy đã thiệt mạng trong ngày đầu tiên cuộc xung đột nổ ra. Đó là một trong những người hài hước nhất trong lớp tôi dạy. Thật không thể tưởng tượng được việc lớp học sẽ ra sao khi không có cậu ấy. Niềm hứng thú khi giảng dạy của tôi đã biến mất, khi biết việc cậu sinh viên đó qua đời”, Al-Naami nói.
Al-Naami cho hay, anh không thể ngừng nghĩ về những gì sẽ xảy ra, khi cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và các tay súng Hamas còn kéo dài. “Hôm nay là ngày thứ 13 kể từ khi xung đột nổ ra. Khoảng nửa Dải Gaza đã bị san phẳng. Ngay cả khi chúng tôi, những người dân Gaza, sống sót sau các cuộc không kích và nạn đói, thì chúng tôi sẽ còn lại những gì?”.
Trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza hoang tàn sau một vụ không kích. Ảnh: Reuters Theo Al Jazeera, quân đội Israel trong những ngày đầu xung đột đã tuyên bố phong tỏa hoàn toàn khu vực Dải Gaza, tức hạn chế tới mức tối đa việc người dân ở đây được tiếp cận với những nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, điện, năng lượng…
“Người dân ở Dải Gaza chưa bao giờ có một cuộc sống bình thường. Nhưng tình hình hiện nay là điều tôi chưa từng chứng kiến. Mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi đều bị coi là mục tiêu như các tòa chung cư, trường đại học, nhà thờ, tiệm bánh, bệnh viện và trường học. Với những cuộc không kích không ngừng nghỉ như vậy mỗi ngày, thì chúng tôi sẽ khó có thể khôi phục mọi thứ. Sẽ mất hàng năm trời chỉ để chúng tôi dọn sạch đống đổ nát trên các đường phố”, Al-Naami buồn bã nói.
Al-Naami cho hay, bản thân trong những ngày đầu xung đột đã từng suy tính việc di tản, nhưng anh và người thân trong gia đình quyết định không làm vậy “bởi không còn nơi nào ở Dải Gaza an toàn”.
Một góc khuôn viên bệnh viện Al Ahli Arab sau vụ tấn công đêm 17/10. Ảnh: Reuters “Vụ tấn công nhằm vào bệnh viện Al Ahli Arab gần đây đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng, và làm dư luận quốc tế sục sôi. Nhưng các cuộc bắn phá của Israel vẫn tiếp diễn. Không chỉ máy bay ném bom, mà họ còn dùng pháo binh nã đạn từ hướng đông, dùng chiến thuyền trên Địa Trung Hải để pháo kích ‘không ngừng nghỉ’ vào Dải Gaza từ hướng tây. Dù vậy, tôi đã chuẩn bị cho việc ở lại Dải Gaza với bất cứ giá nào. Chúng tôi sẽ không rời khỏi Palestine”, Al-Naami nhấn mạnh.
Palestine chính thức lên tiếng về vụ tấn công bệnh viện ở Dải GazaBộ Ngoại giao và Kiều dân Palestine đã lên án vụ tấn công bệnh viện Al Ahli Arab ở Dải Gaza, khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng.">
Bất chấp ‘mưa bom bão đạn’ từ Israel, thầy giáo Palestine quyết ở lại Dải Gaza
Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024
Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật trên báo VietNamNet.">Đáp án môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023
Một bức ảnh chụp trùm khủng bố Al-Zawahiri năm 1998. Ảnh: AP Al-Zawahri sinh ngày 19/6/1951 trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Cairo. Cha của Al-Zawahri là một giáo sư tại Đại học Y Cairo, còn ông nội là người đứng đầu trường Đại học Al-Azhar, cơ sở nghiên cứu tôn giáo lớn nhất cả nước.
Năm 1970, Al-Zawahri nhận được chứng chỉ hành nghề với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật. Lúc này, hắn bắt đầu tham gia việc chữa trị cho thành viên các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Năm 1981, dù không trực tiếp liên quan tới vụ ám sát Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, Al-Zawahri vẫn bị tống giam trong 3 năm. Trong thời gian này, hắn bị tra tấn, yếu tố mà nhiều chuyên gia cho rằng đã biến một bác sĩ thành phần tử bạo lực cực đoan.
Sau khi mãn hạn tù vào năm 1984, hắn tới Pakistan để tham gia các hoạt động Hồi giáo chống lại Liên Xô. Tại đây, cuộc đời của Al-Zawahri chứng kiến một bước ngoặt định mệnh, khi hắn gặp gỡ và hợp tác với Osama bin Laden. Nhanh chóng tìm được điểm chung trong tư tưởng, Al-Zawahri đã bắt đầu trở thành cánh tay phải của thủ lĩnh al-Qaeda.
Al-Zawahri và Osama bin Laden tại Afghanistan. Ảnh: AP Do ảnh hưởng từ Bin Laden, tầm nhìn của Al-Zawahri thay đổi từ việc nhắm vào những kẻ thù ở gần như các đồng minh thân cận với phương Tây sang chính nước Mỹ. Kể từ năm 1998, hắn đã liên tiếp lên kế hoạch tổ chức các vụ đánh bom sứ quán Mỹ tại châu Phi, trước khi tiến hành vụ đánh bom liều chết trên tàu khu trục USS Cole ngoài khơi Yemen ngày 12/10/2000.
Đỉnh điểm của những hoạt động khủng bố do Al-Zawahri khởi xướng là vụ tấn công lịch sử 11/9/2001, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Kể từ đó, hắn trở thành một trong những phần tử khủng bố bị truy nã gắt gao nhất trên toàn cầu, nhưng dường như điều này không làm Al-Zawahri lo ngại. Hắn vẫn công khai xuất hiện trên nhiều video và băng ghi âm để kêu gọi người Hồi giáo tham gia thánh chiến chống Mỹ và các đồng minh.
CIA đã có cơ hội bắt được Al-Zawahri vào năm 2003 và 2004 nhưng đều để vuột mất. Tới năm 2009, khi CIA nghĩ rằng tên trùm khủng bố đã lọt lướt, họ lại bị lừa bởi một gián điệp hai mang của al-Qaeda. Tới năm 2011, khi Mỹ thành công tiêu diệt Osama bin Laden, Al-Zawahri chính thức trở thành thủ lĩnh tiếp theo của al-Qaeda.
Một video có sự xuất hiện của Al-Zawahri và Bin Laden năm 2002. Ảnh: AP Sau khi trở thành thủ lĩnh của tổ chức khủng bố khét tiếng nhất thế giới, Al-Zawahri đã lên kế hoạch kêu gọi những tổ chức Hồi giáo cực đoan tiếp tục nổi dậy. Nhưng kế hoạch của hắn đã thất bại bởi làn sóng dân chủ Mùa xuân Ảrập năm 2011, bởi sau sự kiện này, đã xuất hiện các Nhà nước Hồi giáo với quy mô và tầm ảnh hưởng vượt xa al-Qaeda.
Kể từ đó, Al-Zawahri chủ yếu lẩn trốn tại các tỉnh Kunar và Badakhshan phía tây bắc Afghanistan, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện để bác bỏ những thông tin về cái chết của mình. Lần cuối cùng hắn xuất hiện công khai trước khi bị Mỹ tiêu diệt là vào đầu tháng 4 năm nay.
Nhận xét về Al-Zawahri, chuyên gia khủng bố Bruce Hoffman của Đại học Georgetown cho rằng, hắn có một phương thức lãnh đạo trái ngược hẳn với Bin Laden. Với một bộ óc nhanh nhạy và tâm lý cực đoan, Al-Zawahri đã định hình lại hoạt động của al-Qaeda theo cách bài bản và hợp lý nhất có thể. Chính hắn đã tổ chức thành lập các chi nhánh của tổ chức khủng bố này tại Iraq, Ảrập Xêút, Yemen để gia tăng tầm ảnh hưởng.
"Việc bị tra tấn khi ở trong tù dường như đã khiến Al-Zawahri có những hành vi kiểm soát thái quá. Hắn sẵn sàng la mắng các thành viên trong tổ chức, sa thải các nhân vật chủ chốt nếu không hài lòng. Điều này trái ngược hẳn với Osama bin Laden, kẻ có cách tiếp cận và giọng nói nhẹ nhàng khiến cho các thành viên tôn thờ. Về cơ bản, Al-Zawahri thống trị thông qua việc kiểm soát và đe dọa, tạo nỗi sợ cho những người dưới quyền. Một điều khá thú vị khác là Bin Laden hết sức tin tưởng Al-Zawahri, khi hầu hết các kế hoạch khủng bố đều do Al-Zawahri thông qua", ông Hoffman cho biết.
Việt Dũng
">Con đường từ bác sĩ tới trùm khủng bố của thủ lĩnh al
Ảnh: Reuters Bài viết dài 6.000 chữ của Vanity Fair đưa ra những thông tin quan trọng mà nhiều người muốn biết, từ cuộc đua kế vị Murdoch tới hàng núi chi tiết thú vị về vụ ly hôn gần đây của ông trùm truyền thông với Jerry Hall, cũng như tình hình sức khỏe hiện thời của Rupert Murdoch...
Rupert Murdoch, năm nay 92 tuổi, là người nắm giữ đế chế truyền thông gồm cả Fox News, The Sun, The Times, The Wall Street Journal và The New York Post.
Dưới đây là những tiết lộ chính trong bài báo của Vanity Fair:
Đặng Văn Địch và cái lưng gẫy của Rupert Murdoch
Ảnh: Vanity Fair Đầu năm 2018, tỷ phú Rupert Murdoch được tìm thấy trong tình trạng đau đớn tột độ trên chiếc du thuyền của ông. Người ta phải dùng cáng đưa ông xuống cảng ở Guadalupe, nghỉ một đêm trên băng ca rồi được máy bay riêng đưa tới bệnh viện.
"Ông ấy gần như sắp chết", một người thân cận với gia đình tỷ phú này nói với Vanity Fair. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị loạn nhịp tim và gãy lưng. Họ cũng phát hiện ông trước đó từng bị gãy đốt sống. Theo lời ông, vết thương đó là do vợ cũ, tỷ phú truyền thông Đặng Văn Địch (Wendy Deng) gây ra cho ông. Người vợ thứ 3 này đã đẩy ông vào một chiếc đàn piano khi hai người cãi nhau.
Bà Đặng từ chối đề nghị bình luận về thông tin trên.
Chia tay vợ 4 Jerry Hall qua thư điện tử
Ảnh: Reuters Rupert Murdoch và Jerry Hall gặp nhau lần đầu tiên ở Melbourne, Australia năm 2013 và 6 tháng sau đó, họ đính hôn. Tuy nhiên, 6 năm sau, tỷ phú này quyết định chia tay người vợ thứ 4 qua thư điện tử.
Nhà báo Gabriel Sherman, người đã dành nhiều thập niên viết về đế chế của Rupert Murdoch cho biết, đã được xem ảnh chụp màn hình thư chia tay vợ của ông trùm truyền thông Mỹ.
"Jerry, thật đáng buồn là tôi đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của chúng ta. Chắc chắn chúng ta đã có một khoảng thời gian vui vẻ, nhưng tôi còn nhiều việc phải làm... Luật sư ở New York của tôi sẽ liên lạc với em ngay lập tức".
Để xát muốn vào vết thương, Jerry Hall kể với bạn bè rằng cô chỉ có 30 ngày để rời khỏi dinh thự Bel Air, California của chồng cũ. Trong thời gian dọn đồ đạc, Jerry Hall bị các nhân viên an ninh giám sát và còn bị yêu cầu trình hóa đơn để chứng tỏ đó là các món thuộc về bà.
Murdoch không khỏe nhưng luôn tin sẽ trường thọ
Theo một nguồn tin, trong những năm gần đây, Rupert Murdoch bị gãy lưng, bị tai biến, hai đợt viêm phổi, mắc bệnh rung nhĩ và đứt gân gót chân. Tỷ phú này dường như rất yếu ớt, ông không thể đứng vững mà phải dựa vào con trai khi tham dự đám cưới của một người thân trong gia đình.
Ông thường nói đùa về sự bất tử của mình và đề cập tới người mẹ sống tới 103 tuổi, nhưng một nguồn tin cho hay, những người trong gia đình của ông thường nhắc nhở rằng: "40 tuổi có thể là 30, nhưng 80 là 80".
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ông tỏ ra rất thận trọng và lo lắng cho sức khỏe bản thân. Ông và vợ cùng nhau cách ly tại nhà ở Bel Air suốt nhiều tháng.
Tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch ly hôn với cựu siêu mẫuNăm tuần sau khi thông tin chia tay được công khai, tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch, 91 tuổi và cựu siêu mẫu Jerry Hall, 66 tuổi, đã hoàn tất vụ ly hôn gây náo động.">
Những bí mật của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch bị tiết lộ