Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phườngHoài ThuHoài Thu

(Dân trí) - Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ còn UBND.

454/459 đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, sáng 30/11.

Với nghị quyết này, chính quyền địa phương của TP Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, các huyện, xã, thị trấn tại thành phố vẫn tổ chức cả HĐND và UBND.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 1

Một góc thành phố Hải Phòng (Ảnh: Haiphong.gov.vn).

Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch, không quá 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, phó chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu hoạt động chuyên trách.

Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ gồm các UBND.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 2

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng (Ảnh: Phạm Thắng).

Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm: chủ tịch UBND quận; phó chủ tịch UBND quận; trưởng công an quận; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự quận; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận.

Theo nghị quyết của Quốc hội, UBND quận loại I có không quá 3 phó chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá 2 phó chủ tịch.

UBND quận làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường trực thuộc và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định rõ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường; quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, UBND phường loại I và loại II có không quá 2 phó chủ tịch; phường loại III có 1 phó chủ tịch.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 3

Các đại biểu dự phiên họp quốc hội sáng 30/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng công chức theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của UBND cấp trên.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng theo mô hình quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2026.

HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2026.

Kể từ ngày 1/7/2026, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này. Trường hợp chưa bổ nhiệm được chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường mới được bổ nhiệm.

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết các đại biểu quốc hội đều tán thành với sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị thống nhất trên phạm vi cả nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền đô thị như ý kiến góp ý của các đại biểu.

Hiện nay, các cơ quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự kiến trình Quốc hội xem xét trước năm 2026.

" />

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường

Hoài ThuHoài Thu

(Dân trí) - Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ còn UBND.

454/459 đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, sáng 30/11.

Với nghị quyết này, chính quyền địa phương của TP Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, các huyện, xã, thị trấn tại thành phố vẫn tổ chức cả HĐND và UBND.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 1

Một góc thành phố Hải Phòng (Ảnh: Haiphong.gov.vn).

Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch, không quá 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, phó chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu hoạt động chuyên trách.

Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ gồm các UBND.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 2

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng (Ảnh: Phạm Thắng).

Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm: chủ tịch UBND quận; phó chủ tịch UBND quận; trưởng công an quận; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự quận; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận.

Theo nghị quyết của Quốc hội, UBND quận loại I có không quá 3 phó chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá 2 phó chủ tịch.

UBND quận làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường trực thuộc và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định rõ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường; quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, UBND phường loại I và loại II có không quá 2 phó chủ tịch; phường loại III có 1 phó chủ tịch.

Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường - 3

Các đại biểu dự phiên họp quốc hội sáng 30/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng công chức theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của UBND cấp trên.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng theo mô hình quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2026.

HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2026.

Kể từ ngày 1/7/2026, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này. Trường hợp chưa bổ nhiệm được chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường mới được bổ nhiệm.

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết các đại biểu quốc hội đều tán thành với sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị thống nhất trên phạm vi cả nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền đô thị như ý kiến góp ý của các đại biểu.

Hiện nay, các cơ quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự kiến trình Quốc hội xem xét trước năm 2026.