您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Como vs Torino, 22h59 ngày 13/4: Sân nhà là tất cả
NEWS2025-04-15 08:33:16【Kinh doanh】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 13/04/2025 05:25 Ý kết quả giải vô địch quốc gia tây ban nhakết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Al Muharraq, 23h00 ngày 14/4: Kết quả dễ đoán
- HLV Hà Nội FC giải thích lý do để Quang Hải dự bị ở vòng 2 V
- Tuấn Anh đảm nhận thêm nhiệm vụ dưới thời tân HLV Lee Tae
- Cắt dây leo trên cổng nhà, người đàn ông ở TPHCM bị điện giật tử vong
- Soi kèo phạt góc Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4
- Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 8 V.League 2019: Viettel vs SLNA
- Đình Trọng vắng mặt khỏi đội hình Hà Nội FC vì vấn đề phức tạp
- Khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu VIB
- Nhận định, soi kèo Godoy Cruz vs Lanus, 7h15 ngày 15/4: Nối mạch bất bại
- Kháng cáo thành công, Hà Nội FC thoát treo sân ở trận gặp TP HCM
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Thế trận căng thẳng
Chân dung doanh nghiệp cam kết "Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc
Ninh An
(Dân trí) - Tập đoàn Sơn Hải nâng vốn điều lệ lên hơn 4.478 tỷ đồng sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh cuối tháng 5 vừa qua. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên - ông Nguyễn Viết Hải - góp 4.476 tỷ đồng.
Những ngày qua, Tập đoàn Sơn Hải thu hút sự chú ý của dư luận khi phản ánh về việc dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị xóa bỏ.
Doanh nghiệp cho rằng đó là hành vi phá hoại và đã trình báo cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc Khu quản lý đường bộ II (Khu II) - Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết chính Khu II đã chỉ đạo xóa bỏ dòng chữ trên vì không có trong hồ sơ thiết kế.
Dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" được ghi trên biển báo (Ảnh: Ngọc Tân).
Sự việc tương tự cũng từng xảy ra khi tập đoàn này tham gia dự án mở rộng quốc lộ 1A năm 2014. Lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm, nhưng Sơn Hải đề xuất với Bộ Giao thông và Vận tải bảo hành tới 5 năm cho các gói thầu mà mình thực hiện như gói thầu số 10 và gói thầu số 14 dài 15km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình, gói thầu số 6 thuộc Dự án nâng cấp quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông.
Tuy nhiên, sau đó, Cục Quản lý đường bộ III đã yêu cầu nhà thầu phải tháo toàn bộ biển đã cắm ở mép QL14 vì chưa xin phép và bị gán mác PR thương hiệu.
Bên cạnh đó, các tuyến đường công ty thi công cũng bị một số đối tượng rải hóa chất nhằm hạ bệ uy tín.
Tập đoàn Sơn Hải là tên thường gọi của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải. Công ty này được thành lập vào ngày 13/4/1998 có trụ sở chính tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà để ở.
Trong bản thay đổi đăng ký kinh doanh hồi tháng 5, thời điểm trước khi thay đổi tập đoàn có vốn điều lệ gần 2.366 tỷ đồng gồm gần 2.055 tỷ đồng tiền mặt và hơn 311 tỷ đồng là giá trị quyền sử dụng đất.
Cổ đông góp vốn gồm ông Nguyễn Viết Hải góp 2.363,8 tỷ đồng (99,9% vốn góp) và ông Lê Thanh Hướng góp 2,1 tỷ đồng (gần 0,1% vốn góp).
Lúc này, Tập đoàn Sơn Hải có 6 người đại diện pháp luật gồm ông Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1985) là Giám đốc, ông Hoàng Minh Trường (sinh năm 1948) là Phó giám đốc, Ông Ngô Minh Ngọc (sinh năm 1987) là Giám đốc, ông Nguyễn Viết Vương (sinh năm 1994) là Tổng giám đốc, ông Nguyễn Viết Hải (sinh năm 1966) là Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Lê Thanh Hướng (sinh năm 1994) là Giám đốc.
Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh hồi cuối tháng 5, Tập đoàn Sơn Hải nâng vốn điều lệ lên hơn 4.478 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Viết Hải góp 4.476 tỷ đồng, ông Lê Thanh Hướng góp 2,1 tỷ đồng. Toàn bộ vốn góp bằng tiền. Ông Nguyễn Viết Vương không còn trong danh sách người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Cổ đông góp vốn Tập đoàn Sơn Hải (Nguồn: DKKD).
Ông Nguyễn Viết Hải có quê quán tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1984 đến năm 1993, ông Hải được giới thiệu từng là cán bộ công an tỉnh Quảng Bình. Năm 1994, ông nghỉ theo chế độ 176 và bắt đầu kinh doanh tư nhân. Ông Hải từng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2016-2021. Vị doanh nhân này khá kín tiếng và chưa từng xuất hiện trên truyền thông.
Thông tin hiếm hoi về ông Nguyễn Viết Hải (Nguồn: Sơ yếu lý lịch).
Một số dự án quy mô lớn doanh nghiệp này từng tham gia như dự án trọng điểm Quốc gia hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế; dự án hồ chứa nước Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận; dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh; Gói thầu XL-01 cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, gói thầu XL-07 cao tốc Cam Lộ - La Sơn, gói thầu XL-10 tại cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Công ty chứng khoán VNDirect từng cho biết vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Sơn Hải tại cuối quý III/2022 ở mức 2.377 tỷ đồng. Trung bình, doanh thu mảng xây dựng giai đoạn 2019-2021 của doanh nghiệp này là 1.368 tỷ đồng.
Thông tin về các gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải (Nguồn: VnDirect).
Ngoài hoạt động xây dựng, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải còn được tỉnh Quảng Bình chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài, phường Phú Hải, TP Đồng Hới và Công ty TNHH Sơn Hải Riverside là doanh nghiệp phát triển. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 434.680m2.
Công ty TNHH Sơn Hải Riverside được thành lập năm 2020. Trụ sở doanh nghiệp có cùng địa chỉ với Tập đoàn Sơn Hải. Tháng 3 vừa qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình công bố thông tin Công ty TNHH Sơn Hải Riverside nợ hơn 53,7 tỷ đồng.
">Chân dung doanh nghiệp cam kết "Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc
"Chữ Bác Hồ" soi sáng đời ta
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục.
Trong chuyến thăm Yên Bái năm 1958, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, Người nhấn mạnh: "Muốn cho dân giàu nước mạnh, mọi người phải biết chữ, có văn hóa mới làm được việc". Thực hiện lời dạy của Bác, suốt chặng đường 65 năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái gặp mặt học sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2022 - 2023.
Trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, Yên Bái cũng như các địa phương trong cả nước, phong trào xóa mù, mở lớp bình dân học vụ diễn ra khá rầm rộ với nhiều hình thức phong phú và độc đáo, hàng nghìn người đã thoát nạn mù chữ, 1/4 dân số toàn tỉnh biết đọc, biết viết năm 1948.
Sau chiến dịch Tây Bắc, Phong trào "Bình dân học vụ" vẫn được phát triển mạnh ở mọi vùng giải phóng trong toàn tỉnh. Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, bình dân học vụ được chia thành 4 cấp: sơ cấp, dự bị bổ túc, bổ túc, trung cấp.
Năm 1954, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 23% dân số mù chữ. Ngày 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm Yên Bái. Lời căn dặn của người là những chỉ thị cụ thể, toàn diện về mọi mặt, động viên toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh thi đua phấn đấu đoàn kết một lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong giai đoạn này, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn song nhiều địa phương trong tỉnh đã trở thành điển hình trong công tác giáo dục, giáo dục Yên Bái đã phát triển nhanh chóng, toàn diện. Lời căn dặn của Người như lời hiệu triệu toàn dân, toàn quân trong tỉnh dồn sức xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. 65 năm qua sự nghiệp GD&ĐT Yên Bái từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức; tạo những chuyển biến căn bản và toàn diện trên các mặt.
Đến nay, mạng lưới trường, lớp đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả với quy mô 443 trường, 7.096 lớp, 229.603 học sinh mầm non, phổ thông. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có gần 6.500 phòng học, trên 1.000 phòng học tương tác, phòng học thông minh; trên 600 phòng học bộ môn; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 84%, đáp ứng đủ cho học hai ca và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các trường mầm non, tiểu học. Đến nay có 326 trường đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ gần đạt 30%, trẻ mẫu giáo đạt 97%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; bậc tiểu học không còn học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 97% trở lên; hoàn thành cấp THCS đạt trên 95%, hoàn thành cấp THPT đạt trên 90%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học liên tục tăng cao; nhiều học sinh đã đỗ thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Công tác giáo dục mũi nhọn được nâng cao về số lượng, chất lượng và duy trì ở vị trí nửa đầu trong 15 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, năm 2015, Yên Bái có 1 học sinh đạt Bằng khen trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á; năm 2019, có 1 học sinh đoạt Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế.
Công tác giáo dục dân tộc có những chuyển biến mạnh mẽ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển góp phần giữ vững phổ cập giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; hướng tới phát triển giáo dục vùng cao một cách bền vững.
Toàn tỉnh hiện có gần 40% học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách nội trú, bán trú; 7,3% học sinh người dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, nâng cao theo hướng bền vững.
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2015; PCGD tiểu học mức độ 3 năm 2022, PCGD THCS mức độ 2 năm 2023. Công tác phân luồng học sinh luôn được chú trọng, triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên toàn tỉnh lên 63%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Việc xây dựng trường học hạnh phúc được quan tâm. Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc; phát động phong trào thi đua trong toàn ngành "Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc".
Đến nay, tất cả các trường học trong tỉnh đều tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Công tác chuyển đổi số được quan tâm, đầu tư hiệu quả. Ngành GD&ĐT được tỉnh chọn là đơn vị ưu tiên thực hiện, tiên phong trong công tác chuyển đổi số. Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ được quan tâm, đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các bậc học được bổ sung kịp thời đảm bảo về số lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống được quan tâm; các chế độ, chính sách về lương, các khoản phụ cấp được thực hiện đầy đủ, minh bạch, kịp thời. Đến nay, toàn ngành có trên 13.000 lao động, trên 82% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên 20% đạt trên chuẩn, trên 400 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng ngàn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý; có 78 nhà giáo được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển giáo dục địa phương, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Ngành giáo dục tỉnh Yên Bái đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua các năm 2011, 2016, 2020; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập hạng Ba.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh chuyển đổi số, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy và học truyền thống với các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, quản lý giáo dục; từng bước xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, có chất lượng, hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu xây dựng Mô hình "Trường học chuyển đổi số" trên địa bàn tỉnh; triển khai sâu rộng, hiệu quả việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc"...
Kỷ niệm 65 năm Bác về thăm Yên Bái, các thế hệ cán bộ, giáo viên Yên Bái tự hào về những thành tựu đã đạt được và xác định phải nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn nữa để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc", xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", phấn đấu đưa Yên Bái sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Theo baoyenbai.com.vn">"Chữ Bác Hồ" soi sáng đời ta
Đồng won lao dốc sau khi tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Đồng won đã giảm mạnh so với đồng USD ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật khẩn cấp.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 3/12 bất ngờ ban bố thiết quân luật trong một bài phát biểu trên truyền hình đêm khuya không báo trước. Ông cáo buộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc có động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước.
Sau thông tin trên, giá đồng won Hàn Quốc bất ngờ lao dốc, về mức thấp nhất trong 8 năm qua khi giảm 2,5% về 1.442 KRW đổi 1 USD.
"Sự bất ổn đang chi phối thị trường. Khi thông tin còn chưa rõ ràng, bất ổn có thể tiếp tục gây sức ép lên đồng won", ông Christopher Wong, chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng OCBC (Singapore), nhận định với Reuters.
Là một trong những đồng tiền có diễn biến tệ nhất châu Á, từ đầu năm đến nay, đồng won đã mất giá hơn 9%. Đồng tiền này liên tục chịu sức ép khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất mạnh tay để hỗ trợ nền kinh tế.
Giá won giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua (Ảnh: Reuters).
Nhiều nhà đầu tư cũng rút khỏi thị trường do nhận định kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào xuất khẩu và sẽ chịu tác động mạnh từ thuế mà Mỹ dọa áp lên Trung Quốc.
"Đồng won vốn chịu sức ép từ rủi ro Mỹ áp thuế nhập khẩu. Diễn biến mới nhất này càng khiến tình hình tệ đi", ông Rong Ren Goh, Giám đốc danh mục đầu tư tại Eastspring Investments (Singapore), nói với Reuters. Vị chuyên gia cho biết diễn biến mới nhất có thể khiến đồng won suy yếu thêm.
Cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Hàn Quốc niêm yết tại Mỹ cũng đồng loạt giảm. Giá cổ phiếu của Coupang, Posco Holdings, KT Corp, KB Financial đều giảm 2-5%. Cổ phiếu của ông lớn điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics niêm yết trên sàn London cũng có thời điểm mất 5,5% giá trị.
Sau tuyên bố của Tổng thống Yoon, quan chức tài chính Hàn Quốc đã tổ chức họp khẩn. Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ triển khai "không hạn chế" tất cả biện pháp có thể để ổn định thị trường tài chính nếu cần thiết. Tờ Money Todaycho biết thị trường chứng khoán nước này vẫn mở cửa vào ngày 4/12.
Theo Reuters, CNBC">Đồng won lao dốc sau khi tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Nice, 2h05 ngày 13/4: Lên tận mây xanh
Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồng
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Bà chủ chuỗi Katinat Trương Nguyễn Thiên Kim và chồng là ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap, sở hữu khối cổ phiếu VCI trị giá khoảng 3.600 tỷ đồng.
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap. Bà Kim là vợ ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap.
Bà Kim cũng được biết đến là chủ chuỗi cafe Katinat, Phê La. Chuỗi đồ uống Katinat thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat và bà Kim góp hơn 84,2% vốn để thành lập công ty này.
Bà Thiên Kim - chủ chuỗi cafe Katinat - vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI.
Ngoài ra, nữ doanh nhân còn được biết đến khi đảm nhận chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác như Thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần Sữa quốc tế (mã chứng khoán: IDP), Thành viên HĐQT độc lập tại Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), Thành viên ban kiểm soát tại Công ty cổ phần Bến xe miền tây (mã chứng khoán: WCS).
Giao dịch tại Chứng khoán Vietcap của bà Kim được thực hiện từ ngày 4/9 đến ngày 11/9. Trong thời gian này, cổ phiếu VCI dao động trong khoảng 33.690-35.310 đồng/đơn vị. Ước tính theo giá trị khớp lệnh trên sàn, bà Kim thu về hàng trăm tỷ đồng.
Sau giao dịch, bà Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap. Còn ông Tô Hải hiện sở hữu hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 22,44% vốn.
Tổng số cổ phần 2 vợ chồng ông Hải, bà Kim sở hữu tại Chứng khoán Vietcap là hơn 108,7 triệu cổ phiếu VCI, tương đương khoảng 3.600 tỷ đồng.
">Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồng
Văn Đức tự tin xuất ngoại như Công Phượng, Xuân Trường
Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường chung khởi sắc, KBC là một trong số ít mã tăng trần trên HoSE thì ITA vẫn bị bán tháo, giảm kịch sàn.
Cú bứt tốc trong chiều 24/9 đã giúp các chỉ số chính phần lớn đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên. VN-Index tăng 8,51 điểm tương ứng 0,67% lên 1.276,99 điểm; VN30-Index tăng 9,75 điểm tương ứng 0,74%; HNX-Index tăng 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 816,42 triệu cổ phiếu tương ứng 17.881,49 tỷ đồng; trên HNX có 40,31 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 801,42 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 28,06 triệu cổ phiếu tương ứng 411,61 tỷ đồng.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index phiên 24/9 (Nguồn: Tradingview).
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng giá. 256 mã tăng và 119 mã giảm trên HoSE; sàn HNX có 89 mã tăng, 56 mã giảm; UPCoM có 161 mã tăng, 101 mã giảm.
Chỉ 3 mã VN30 điều chỉnh nhẹ là PLX giảm 0,1%; BVH giảm 0,3% và VNM giảm 0,3%. Còn lại, rổ chỉ số này có đến 25 mã tăng, trong đó, nhóm ngân hàng tăng giá tốt và được khớp lệnh rất mạnh.
Cụ thể, SSB tăng 3,4%; STB tăng 3,4%; VIB tăng 3,2%; MBB tăng 1,8%; VPB tăng 1,1%; BID tăng 1,1%. Đáng chú ý, khớp lệnh tại VPB đạt 36,7 triệu đơn vị; STB khớp 24,8 triệu đơn vị; VIB khớp 19,1 triệu đơn vị; ACB khớp 12,8 triệu đơn vị. Các mã đầu ngành khác như GVR cũng tăng 1,7%; VHM tăng 1,4%; MWG tăng 1,2%.
Phiên này chứng kiến sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu bất động sản. KBC và LDG tăng kịch trần. Trong đó, KBC tăng trần lên 28.200 đồng, khớp lệnh đạt xấp xỉ 12 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần thanh khoản bình quân trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, SGR tăng 3,9%; SZC tăng 3,3%; LHG tăng 2,7%; D2D tăng 2,5%; VPH tăng 2%. Một loạt mã khác đạt mức tăng trên 1% như HDG, DXG, KDH, PDR, VHM, VPI.
Trái ngược với không khí chung, cổ phiếu ITA của Tân Tạo vẫn bị bán tháo rất mạnh. Mã này giảm sàn về mức 2.400 đồng, khớp lệnh đạt 2,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 3,6 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng chịu áp lực điều chỉnh là PTL giảm 1,7%; NVT giảm 1,4%; SZL giảm 1,2% nhưng thanh khoản tại các mã này rất thấp.
Phiên này chứng kiến diễn biến hoàn toàn đối lập của 2 mã cổ phiếu bất động sản KBC và ITA. Trong khi cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì ITA là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. ITA bị HoSE đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính diễn biến tương đối gay cấn. FIT tăng 4%. CTS, VDS, AGR, FTS đóng cửa tăng hơn 1% nhưng trước đó đều giảm giá. APG và DSE có thời điểm giảm sàn nhưng đóng cửa đã thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 1,2% và 1,6%.
">Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến