Tuy nhiên, có anh, cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn, tôi đã biết tự học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Chúng tôi cũng có mâu thuẫn nhưng suy nghĩ đơn giản, ở cùng nhau là để có trải nghiệm về nhau trước khi chung một nhà, chúng tôi không áp lực sẽ hiểu nhau về mọi thứ" - chị N. tâm sự.

Sống thử, chịu trách nhiệm thật - 1

Ảnh minh họa: Theo Người Lao Động.

Có con đầu được 5 tuổi, chị N.T.M.L (32 tuổi, quê TP Hải Phòng) cho biết trước khi kết hôn, vợ chồng chị đã có khoảng thời gian sống thử. Với chị, sống cùng nhau là để nhận biết sự hòa hợp, tránh tình trạng ly hôn, không hiểu nhau sau này.

"Tôi và anh có gần một năm sống chung trước khi tiến đến hôn nhân, cả hai đều hiểu và hợp nhau. Cũng có lúc chúng tôi xảy ra cãi vã do anh ấy bận rộn nên không làm việc nhà, trong khi tôi muốn anh chú ý, quan tâm hơn. Sau đó, chúng tôi trao đổi với nhau nhiều hơn về mong muốn của mình và tình yêu dần ấm áp trở lại. Hiện tại, dù không thường xuyên nhưng anh đã biết san sẻ cùng tôi, tôi bận nấu cơm thì anh ấy chăm con" - chị L. kể.

Trong khi đó, chị T.T.H (26 tuổi) cho biết từng sống thử nhưng thất bại. Nhiều lần trong hiện tại, H. cho rằng đó là giây phút đáng quên.

"Trước khi sống chung, anh ấy nhẹ nhàng và lễ phép. Khi quyết định sống thử sau lời đề nghị của anh, tôi như một bà nội trợ toàn thời gian, không còn không gian để có sở thích riêng và bạn bè cũng ít đi. Ở nhà, anh ấy sai tôi làm đủ thứ việc, nếu không thì chê tôi lười. Thời gian sống thử tôi nghĩ có thể khuyên bảo anh, giúp cả hai trưởng thành và biết suy nghĩ, quan tâm nhau nhiều hơn nhưng tôi đã lầm" - chị L. than thở.

Cân nhắc kỹ

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải An, sống thử nhưng thực chất là sống thật bởi cùng ăn, ở và sinh hoạt như vợ chồng, chỉ là không chính danh vì chưa đăng ký kết hôn. Sống thử cho phép các cặp đôi có dự định kết hôn phát hiện được phần tính cách không tương hợp của người bạn đời. Quan trọng hơn, họ học cách đồng thuận, phân bổ trách nhiệm hôn nhân.

"Ở Việt Nam, những người sống thử chịu nhiều định kiến từ xã hội. Tuy nhiên, thực tế sống thử và quan hệ trước hôn nhân đã trở thành chuyện bình thường, miễn cả hai biết mình đang làm gì, muốn gì, hậu quả ra sao và chấp nhận điều đó. 

Sống cùng nhau thì hai người có trách nhiệm với nhau. Không đồng nghĩa với việc sẽ kết hôn nhưng là bước đệm để các cặp đôi đánh giá sự hòa hợp lâu dài. Chỉ nên sống thử khi cả hai đã hoàn toàn tự chủ cuộc sống, độc lập về tài chính và có ý định gắn bó với nhau lâu dài" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.

Ông An cũng lưu ý sống thử nhưng phải duy trì cuộc sống riêng của mình và mối quan hệ xã hội để phát triển bản thân: Có bạn bè như trước đây, tự lập tài chính, dành thời gian tập trung vào sự nghiệp. "Các cặp đôi không nên che giấu chuyện sống thử, bởi nếu phải che giấu điều gì đó vì nghĩ rằng là sai thì không nên làm; hơn nữa khi gặp rắc rối trong chuyện sống thử, cũng không thể tìm được sự giúp đỡ từ ai. 

Thực ra, hôn nhân là ăn ở cả đời với nhau, khi đặt trong một gia đình lớn hơn và mối quan hệ với họ hàng, sẽ có những sự việc phức tạp, dễ nảy sinh mâu thuẫn. Đừng nghĩ rằng sống thử như thế nào, lấy nhau rồi cũng như thế đấy" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.

Còn theo chuyên gia tâm lý Mai Thanh Thủy (Trung tâm Tham vấn tâm lý The Sight), sống thử cần rõ ràng trong vấn đề tài chính. Nếu hai người trẻ chưa làm ra tiền nhiều thì có thể cùng đóng góp để tạo nên sự bền vững. Hoặc chi tiêu như vợ chồng thật sự, tức một người đảm nhận quản lý tài chính, miễn không làm người còn lại cảm thấy khó chịu hay bị lợi dụng.

"Sống thử, nếu may mắn vượt qua khó khăn sẽ cùng nhau đi tới hôn nhân bền vững. Nhưng nếu mối quan hệ tan vỡ, người từng sống thử, nhất là phụ nữ sẽ bị đánh giá là dễ dãi. Để hạn chế điều đáng tiếc xảy ra, các cặp đôi cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về hôn nhân, gia đình, cách hành xử trong các mối quan hệ đôi bên…" - bà Mai Thanh Thủy nhấn mạnh.

Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về sống thử, người sống thử phải tự chịu trách nhiệm khi nảy sinh mâu thuẫn. Vì vậy, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sống cùng nhau vì thực tế không đơn giản.

" />

Sống thử, chịu trách nhiệm thật

Xác định sẽ kết hôn,ốngthửchịutráchnhiệmthậlịch c1 hôm nay chị N.T.B.N (25 tuổi) và anh L.H.H (29 tuổi) quyết định dọn về chung một nhà sau gần 3 năm gắn bó.

Hạnh phúc và ly tan

Anh H. là kỹ sư phần mềm tại một tập đoàn công nghệ, chị N. làm nhân viên tư vấn. Trước khi dọn về sống cùng nhau, họ xác định đây là giai đoạn tiền hôn nhân. Chị N. chia sẻ thời gian đầu, họ vấp phải nhiều khó khăn khi chưa thực sự hiểu về cuộc sống hôn nhân. Ngay sau đó, cả hai đã dành nhiều thời gian để trò chuyện.

"Cuộc sống chung không dễ dàng. Những ngày đầu, tôi áp lực vì hình tượng của mình trong anh có thể sụp đổ. Trước đây, lần nào gặp anh, tôi cũng trong "phiên bản" tốt nhất. Tài chính cũng khiến chúng tôi bận rộn, thời gian bên nhau vì thế cũng giảm đi. 

Tuy nhiên, có anh, cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn, tôi đã biết tự học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Chúng tôi cũng có mâu thuẫn nhưng suy nghĩ đơn giản, ở cùng nhau là để có trải nghiệm về nhau trước khi chung một nhà, chúng tôi không áp lực sẽ hiểu nhau về mọi thứ" - chị N. tâm sự.

Sống thử, chịu trách nhiệm thật - 1

Ảnh minh họa: Theo Người Lao Động.

Có con đầu được 5 tuổi, chị N.T.M.L (32 tuổi, quê TP Hải Phòng) cho biết trước khi kết hôn, vợ chồng chị đã có khoảng thời gian sống thử. Với chị, sống cùng nhau là để nhận biết sự hòa hợp, tránh tình trạng ly hôn, không hiểu nhau sau này.

"Tôi và anh có gần một năm sống chung trước khi tiến đến hôn nhân, cả hai đều hiểu và hợp nhau. Cũng có lúc chúng tôi xảy ra cãi vã do anh ấy bận rộn nên không làm việc nhà, trong khi tôi muốn anh chú ý, quan tâm hơn. Sau đó, chúng tôi trao đổi với nhau nhiều hơn về mong muốn của mình và tình yêu dần ấm áp trở lại. Hiện tại, dù không thường xuyên nhưng anh đã biết san sẻ cùng tôi, tôi bận nấu cơm thì anh ấy chăm con" - chị L. kể.

Trong khi đó, chị T.T.H (26 tuổi) cho biết từng sống thử nhưng thất bại. Nhiều lần trong hiện tại, H. cho rằng đó là giây phút đáng quên.

"Trước khi sống chung, anh ấy nhẹ nhàng và lễ phép. Khi quyết định sống thử sau lời đề nghị của anh, tôi như một bà nội trợ toàn thời gian, không còn không gian để có sở thích riêng và bạn bè cũng ít đi. Ở nhà, anh ấy sai tôi làm đủ thứ việc, nếu không thì chê tôi lười. Thời gian sống thử tôi nghĩ có thể khuyên bảo anh, giúp cả hai trưởng thành và biết suy nghĩ, quan tâm nhau nhiều hơn nhưng tôi đã lầm" - chị L. than thở.

Cân nhắc kỹ

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải An, sống thử nhưng thực chất là sống thật bởi cùng ăn, ở và sinh hoạt như vợ chồng, chỉ là không chính danh vì chưa đăng ký kết hôn. Sống thử cho phép các cặp đôi có dự định kết hôn phát hiện được phần tính cách không tương hợp của người bạn đời. Quan trọng hơn, họ học cách đồng thuận, phân bổ trách nhiệm hôn nhân.

"Ở Việt Nam, những người sống thử chịu nhiều định kiến từ xã hội. Tuy nhiên, thực tế sống thử và quan hệ trước hôn nhân đã trở thành chuyện bình thường, miễn cả hai biết mình đang làm gì, muốn gì, hậu quả ra sao và chấp nhận điều đó. 

Sống cùng nhau thì hai người có trách nhiệm với nhau. Không đồng nghĩa với việc sẽ kết hôn nhưng là bước đệm để các cặp đôi đánh giá sự hòa hợp lâu dài. Chỉ nên sống thử khi cả hai đã hoàn toàn tự chủ cuộc sống, độc lập về tài chính và có ý định gắn bó với nhau lâu dài" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.

Ông An cũng lưu ý sống thử nhưng phải duy trì cuộc sống riêng của mình và mối quan hệ xã hội để phát triển bản thân: Có bạn bè như trước đây, tự lập tài chính, dành thời gian tập trung vào sự nghiệp. "Các cặp đôi không nên che giấu chuyện sống thử, bởi nếu phải che giấu điều gì đó vì nghĩ rằng là sai thì không nên làm; hơn nữa khi gặp rắc rối trong chuyện sống thử, cũng không thể tìm được sự giúp đỡ từ ai. 

Thực ra, hôn nhân là ăn ở cả đời với nhau, khi đặt trong một gia đình lớn hơn và mối quan hệ với họ hàng, sẽ có những sự việc phức tạp, dễ nảy sinh mâu thuẫn. Đừng nghĩ rằng sống thử như thế nào, lấy nhau rồi cũng như thế đấy" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.

Còn theo chuyên gia tâm lý Mai Thanh Thủy (Trung tâm Tham vấn tâm lý The Sight), sống thử cần rõ ràng trong vấn đề tài chính. Nếu hai người trẻ chưa làm ra tiền nhiều thì có thể cùng đóng góp để tạo nên sự bền vững. Hoặc chi tiêu như vợ chồng thật sự, tức một người đảm nhận quản lý tài chính, miễn không làm người còn lại cảm thấy khó chịu hay bị lợi dụng.

"Sống thử, nếu may mắn vượt qua khó khăn sẽ cùng nhau đi tới hôn nhân bền vững. Nhưng nếu mối quan hệ tan vỡ, người từng sống thử, nhất là phụ nữ sẽ bị đánh giá là dễ dãi. Để hạn chế điều đáng tiếc xảy ra, các cặp đôi cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về hôn nhân, gia đình, cách hành xử trong các mối quan hệ đôi bên…" - bà Mai Thanh Thủy nhấn mạnh.

Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về sống thử, người sống thử phải tự chịu trách nhiệm khi nảy sinh mâu thuẫn. Vì vậy, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sống cùng nhau vì thực tế không đơn giản.