Nhà phê bình Nguyên An cho biết, ông nội tôi đã không quản ngại mưa nắng, nhiều lần đi tìm tung tích nhà văn Phan Khắc Khoan (1916-1998), người ông cho rằng "giỏi lắm, có công với thể loại kịch thơ Việt Nam". Nỗ lực của ông, để đưa nhà văn Phan Khắc Khoan trở lại sinh hoạt tại Hội Nhà văn, xuất phát từ việc ông được tin nhà văn "không được như xưa nữa" kể từ khi sa sút do "va quệt" vụ Nhân văn Giai phẩm. Nhờ cuộc tìm kiếm thành công của ông tôi, nhà văn Phan Khắc Khoan trở lại sinh hoạt trong Hội Nhà văn Việt Nam, được nhận phụ cấp, kế đó tuyển tập Phan Khắc Khoan được xuất bản vào năm 1999.

Tôi cũng từng đôi lần theo ông nội tới thăm nhà văn Ngọc Giao. Từ sau năm 1954, nhà văn Ngọc Giao hầu như không công bố sáng tác do các vướng mắc mà ông "chịu đựng suốt bốn thập kỷ mà không hề phân trần biện bạch" (trích nhật ký của ông tôi). Năm 1992, ông tôi chuyển giao cho Hội Nhà văn bản tự bạch của ông Ngọc Giao, góp phần giúp giải tỏa "án treo" cho nhà văn này. Năm 1993, nhà văn Ngọc Giao được Hội Nhà văn Việt Nam xác nhận tư cách hội viên từ năm 1957, thuộc thế hệ sáng lập cùng với ông nội tôi.

Còn nhiều lắm, những nhà văn tài hoa mà cuộc đời nhiều truân chuyên: Hà Minh Tuân, Chu Thiên, Nguyễn Địch Dũng... ông tôi đều dành cho họ sự trân trọng, chia sẻ. Đối với thế hệ sau, những kỷ niệm về ông thường đầy ắp sự nâng đỡ tinh thần trước một đời sống văn học luôn sôi động và không ít sóng gió. Nhà văn Lê Minh Khuê kể chính ông đã ân cần khích lệ cô trong giai đoạn nhiều nỗi niềm của thời kỳ trước Đổi Mới: "Cháu yên tâm, bác và các chú sẽ bảo vệ cháu. Những ai cho rằng truyện của cháu ám chỉ này nọ, chính họ mới có vấn đề", cô Khuê nhớ lại những buổi tâm sự với ông ở sân Hội Nhà văn khi cô mới vào nghề.

Sau cách mạng Tháng Tám, ông tôi thuộc lớp văn nghệ sĩ sớm tham gia công tác quản lý văn hóa, văn nghệ của chính quyền cách mạng non trẻ. Ông từng giữ cương vị Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiều năm. Trong điếu văn tại lễ tang của ông tôi, nhà văn Hữu Thỉnh nhớ về ông như người "nêu một mẫu mực về sự nghiêm cẩn, mực thước, tin cậy và ấm áp trước những công việc vô cùng tinh tế và nhạy cảm".

Đời sống văn hóa văn nghệ của một quốc gia thể hiện trình độ phát triển tư tưởng, tư duy và nhận thức của xã hội. Không chỉ một vài trường hợp đơn lẻ như ông tôi đã quan tâm, hàng loạt văn nghệ sĩ từng gặp "tai nạn lao động" từ lâu đã được phục hồi vị thế, được công nhận về tài năng và sự đóng góp đối với nền văn hóa, tư tưởng nước nhà, thể hiện qua các hành động rất ý nghĩa của cơ quan quản lý như trao giải thưởng, đặt tên đường. Mới đây nhất, Nghị quyết 45-NQ/TW được ban hành, yêu cầu có các chính sách đột phá trong trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là bộ phận trí thức tinh hoa, các nhà văn hóa lớn.

Việc thực hiện hiệu quả các quyết sách lớn như vậy rõ ràng đòi hỏi sự am tường chuyên môn cũng như tư duy quản lý hiện đại của những người "cầm cân nảy mực". Sự phát triển vượt bậc của các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đỉnh cao và khả năng phổ biến toàn cầu của văn hóa đại chúng Hàn Quốc là một câu chuyện tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài tài năng nghệ sĩ, sự đầu tư bài bản, có thể dễ dàng nhận ra chính cách ứng xử với sản phẩm văn hóa của các nhà quản lý là yếu tố quyết định cho một nền nghệ thuật phát triển.

Hai bộ phim từng rất ăn khách của Hàn Quốc, Hạ cánh nơi anhBỗng dưng trúng số đều có tuyến nhân vật là các chiến sĩ quân đội của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Trong cả hai phim, tình yêu, tình đồng bào, tình người giữa những con người nảy nở xuyên biên giới bất chấp nhiều khác biệt trong cách vận hành xã hội ở mỗi bên. Các câu chuyện đều hư cấu nhưng rất tài tình trong cách kể, đã được khán giả nhiều nước, đặc biệt là khu vực châu Á, ủng hộ nhiệt liệt, tạo nên các cơn sốt về doanh thu phòng vé và kỷ lục người xem.

Thực tế là, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên mới chỉ ký Hiệp định đình chiến chấm dứt trên danh nghĩa cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, do vậy, cả hai nước hiện vẫn ở trong tình trạng chiến tranh với nhiều nghi kỵ. Tuy nhiên, ứng xử đối với văn hóa nghệ thuật của các nhà quản lý Hàn Quốc dường như phát đi thông điệp rằng, một sản phẩm văn hóa là có ích và đáng được khuyến khích khi nó khơi gợi tình yêu thương, vẻ đẹp của cuộc sống và những giá trị nhân bản nhất của con người. Ở một khía cạnh khác, bộ phim Ký sinh trùng của Hàn Quốc đoạt giải Oscar được đánh giá cao bởi chia sẻ góc nhìn thẳng thắn vào các vấn đề nhức nhối của xã hội Hàn Quốc.

Cách ứng xử với các đề tài sáng tác, sáng tạo của Hàn Quốc gợi mở câu chuyện về bản lĩnh của người quản lý văn hóa văn nghệ. Các khuôn mẫu vốn được coi là khuôn vàng thước ngọc như "phản diện - chính diện", "giàu tham - nghèo thảo", cần được mạnh dạn dỡ bỏ để khuyến khích sáng tạo nguyên bản. Triết lý "gác bỏ hận thù, hướng tới tương lai", "làm bạn với cả thế giới" giúp Việt Nam nhảy vọt về kinh tế cũng rất đáng tham khảo trong địa hạt văn hóa.

Tư duy để nghệ thuật tỏa sáng đúng sứ mệnh "vị nhân sinh" sẽ giúp hình thành nền văn hóa tiên tiến, đưa văn hóa nghệ thuật thành nền công nghiệp đóng góp dồi dào cho kinh tế. Người quản lý văn hóa cũng theo đó trưởng thành, trở thành những hạt nhân tích cực thúc đẩy văn hóa chứ không chỉ là các nhà quản lý "vị giấy phép".

Cẩm Hà

" />

Nghệ thuật mắc 'án treo'

Nhà phê bình Nguyên An cho biết,ệthuậtmắcála liga 2024 ông nội tôi đã không quản ngại mưa nắng, nhiều lần đi tìm tung tích nhà văn Phan Khắc Khoan (1916-1998), người ông cho rằng "giỏi lắm, có công với thể loại kịch thơ Việt Nam". Nỗ lực của ông, để đưa nhà văn Phan Khắc Khoan trở lại sinh hoạt tại Hội Nhà văn, xuất phát từ việc ông được tin nhà văn "không được như xưa nữa" kể từ khi sa sút do "va quệt" vụ Nhân văn Giai phẩm. Nhờ cuộc tìm kiếm thành công của ông tôi, nhà văn Phan Khắc Khoan trở lại sinh hoạt trong Hội Nhà văn Việt Nam, được nhận phụ cấp, kế đó tuyển tập Phan Khắc Khoan được xuất bản vào năm 1999.

Tôi cũng từng đôi lần theo ông nội tới thăm nhà văn Ngọc Giao. Từ sau năm 1954, nhà văn Ngọc Giao hầu như không công bố sáng tác do các vướng mắc mà ông "chịu đựng suốt bốn thập kỷ mà không hề phân trần biện bạch" (trích nhật ký của ông tôi). Năm 1992, ông tôi chuyển giao cho Hội Nhà văn bản tự bạch của ông Ngọc Giao, góp phần giúp giải tỏa "án treo" cho nhà văn này. Năm 1993, nhà văn Ngọc Giao được Hội Nhà văn Việt Nam xác nhận tư cách hội viên từ năm 1957, thuộc thế hệ sáng lập cùng với ông nội tôi.

Còn nhiều lắm, những nhà văn tài hoa mà cuộc đời nhiều truân chuyên: Hà Minh Tuân, Chu Thiên, Nguyễn Địch Dũng... ông tôi đều dành cho họ sự trân trọng, chia sẻ. Đối với thế hệ sau, những kỷ niệm về ông thường đầy ắp sự nâng đỡ tinh thần trước một đời sống văn học luôn sôi động và không ít sóng gió. Nhà văn Lê Minh Khuê kể chính ông đã ân cần khích lệ cô trong giai đoạn nhiều nỗi niềm của thời kỳ trước Đổi Mới: "Cháu yên tâm, bác và các chú sẽ bảo vệ cháu. Những ai cho rằng truyện của cháu ám chỉ này nọ, chính họ mới có vấn đề", cô Khuê nhớ lại những buổi tâm sự với ông ở sân Hội Nhà văn khi cô mới vào nghề.

Sau cách mạng Tháng Tám, ông tôi thuộc lớp văn nghệ sĩ sớm tham gia công tác quản lý văn hóa, văn nghệ của chính quyền cách mạng non trẻ. Ông từng giữ cương vị Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiều năm. Trong điếu văn tại lễ tang của ông tôi, nhà văn Hữu Thỉnh nhớ về ông như người "nêu một mẫu mực về sự nghiêm cẩn, mực thước, tin cậy và ấm áp trước những công việc vô cùng tinh tế và nhạy cảm".

Đời sống văn hóa văn nghệ của một quốc gia thể hiện trình độ phát triển tư tưởng, tư duy và nhận thức của xã hội. Không chỉ một vài trường hợp đơn lẻ như ông tôi đã quan tâm, hàng loạt văn nghệ sĩ từng gặp "tai nạn lao động" từ lâu đã được phục hồi vị thế, được công nhận về tài năng và sự đóng góp đối với nền văn hóa, tư tưởng nước nhà, thể hiện qua các hành động rất ý nghĩa của cơ quan quản lý như trao giải thưởng, đặt tên đường. Mới đây nhất, Nghị quyết 45-NQ/TW được ban hành, yêu cầu có các chính sách đột phá trong trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là bộ phận trí thức tinh hoa, các nhà văn hóa lớn.

Việc thực hiện hiệu quả các quyết sách lớn như vậy rõ ràng đòi hỏi sự am tường chuyên môn cũng như tư duy quản lý hiện đại của những người "cầm cân nảy mực". Sự phát triển vượt bậc của các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đỉnh cao và khả năng phổ biến toàn cầu của văn hóa đại chúng Hàn Quốc là một câu chuyện tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài tài năng nghệ sĩ, sự đầu tư bài bản, có thể dễ dàng nhận ra chính cách ứng xử với sản phẩm văn hóa của các nhà quản lý là yếu tố quyết định cho một nền nghệ thuật phát triển.

Hai bộ phim từng rất ăn khách của Hàn Quốc, Hạ cánh nơi anhBỗng dưng trúng số đều có tuyến nhân vật là các chiến sĩ quân đội của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Trong cả hai phim, tình yêu, tình đồng bào, tình người giữa những con người nảy nở xuyên biên giới bất chấp nhiều khác biệt trong cách vận hành xã hội ở mỗi bên. Các câu chuyện đều hư cấu nhưng rất tài tình trong cách kể, đã được khán giả nhiều nước, đặc biệt là khu vực châu Á, ủng hộ nhiệt liệt, tạo nên các cơn sốt về doanh thu phòng vé và kỷ lục người xem.

Thực tế là, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên mới chỉ ký Hiệp định đình chiến chấm dứt trên danh nghĩa cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, do vậy, cả hai nước hiện vẫn ở trong tình trạng chiến tranh với nhiều nghi kỵ. Tuy nhiên, ứng xử đối với văn hóa nghệ thuật của các nhà quản lý Hàn Quốc dường như phát đi thông điệp rằng, một sản phẩm văn hóa là có ích và đáng được khuyến khích khi nó khơi gợi tình yêu thương, vẻ đẹp của cuộc sống và những giá trị nhân bản nhất của con người. Ở một khía cạnh khác, bộ phim Ký sinh trùng của Hàn Quốc đoạt giải Oscar được đánh giá cao bởi chia sẻ góc nhìn thẳng thắn vào các vấn đề nhức nhối của xã hội Hàn Quốc.

Cách ứng xử với các đề tài sáng tác, sáng tạo của Hàn Quốc gợi mở câu chuyện về bản lĩnh của người quản lý văn hóa văn nghệ. Các khuôn mẫu vốn được coi là khuôn vàng thước ngọc như "phản diện - chính diện", "giàu tham - nghèo thảo", cần được mạnh dạn dỡ bỏ để khuyến khích sáng tạo nguyên bản. Triết lý "gác bỏ hận thù, hướng tới tương lai", "làm bạn với cả thế giới" giúp Việt Nam nhảy vọt về kinh tế cũng rất đáng tham khảo trong địa hạt văn hóa.

Tư duy để nghệ thuật tỏa sáng đúng sứ mệnh "vị nhân sinh" sẽ giúp hình thành nền văn hóa tiên tiến, đưa văn hóa nghệ thuật thành nền công nghiệp đóng góp dồi dào cho kinh tế. Người quản lý văn hóa cũng theo đó trưởng thành, trở thành những hạt nhân tích cực thúc đẩy văn hóa chứ không chỉ là các nhà quản lý "vị giấy phép".

Cẩm Hà