您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo America de Cali vs Deportes Tolima, 06h00 ngày 12/9: Bất phân thắng bại
NEWS2025-02-07 06:30:59【Giải trí】8人已围观
简介ậnđịnhsoikèoAmericadeCalivsDeportesTolimahngàyBấtphânthắngbạlịch phát sóng bóng đá hôm nay Nguyễn Qulịch phát sóng bóng đá hôm naylịch phát sóng bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(4748)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- Mỗi ngày có 50.000 người mua phải game rác
- Galaxy S8, S8+ gặp vấn đề về âm thanh
- Apple lập website giúp người dùng tải về tất cả dữ liệu trên iPhone
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
- Apple lập website giúp người dùng tải về tất cả dữ liệu trên iPhone
- Bộ đôi Galaxy S8/S8+ của Samsung tiếp tục dính lỗi thường xuyên tự khởi động lại
- 5 tựa game nhập vai kinh điển trên PC nên chơi lại mùa lễ
- Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
- Bắt giữ lô điện thoại trị giá hơn 600 triệu đồng nhập lậu tại Quảng Ninh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
Park Hang Seo và câu chuyện 'nhìn thấy điều không thể'
West Virginia đang thử nghiệm một giải pháp bỏ phiếu di động an toàn quân sự dành cho các thành viên dịch vụ quân sự, những người không thể bỏ phiếu trực tiếp. Nó sẽ trở thành bang đầu tiên thử nghiệm bỏ phiếu di động bằng blockchain trong một cuộc bầu cử liên bang.
Quốc vụ khanh Mac Warner đã tuyên bố ra mắt giải pháp bỏ phiếu di động an toàn quân sự dành cho các cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 8/5 sắp tới. Đây là một dự án thí điểm và sẽ được giới hạn ở hai quận, bao gồm Quận Harrison và Quận Monongalia. Với động thái này cử tri quân đội triển khai và tuyển cử sẽ có khả năng bỏ phiếu bằng cách sử dụng hệ thống mới bắt đầu từ Thứ Sáu, 23/3/2018, cho đến khi cuộc thăm dò kết thúc vào ngày bầu cử sơ bộ vào ngày 8/5/2018. Tất cả những gì họ cần để bỏ phiếu là một điện thoại thông minh Apple hoặc Android thông thường và được chấp thuận định danh ID Nhà nước hoặc Liên bang.
">West Virginia trở thành bang đầu tiên triển khai giải pháp bỏ phiếu di động trên nền blockchain
Công nghệ đang trở thành yếu tố chi phối, dẫn dắt nền kinh tế
Cuối tháng 3/2018 vừa qua, tại Ba Vì, Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Tư pháp phối hợp cùng NextTechGroup tổ chức hội thảo “Xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra”. Đây là dịp để cơ quan xây dựng chính sách lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực Crypto Currencies (Tiền điện tử) để từ đó có những đề xuất liên quan đến việc xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo tại Việt Nam hiện nay.
Trong tham luận “Hành lang pháp lý quản lý tiền ảo tại các nước trên thế giới” trình bày tại hội thảo, điểm lại 4 làn sóng khoa học công nghệ làm thay đổi thế giới kể từ thế kỷ 18 cho đến nay, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group nhận định, mỗi cuộc cách mạng đều đem lại năng suất lao động cao hơn và sự thịnh vượng cho những quốc gia đi đầu biết nắm bắt cơ hội; nhưng đồng thời cũng đưa đến tai họa cho những nước không biết tận dụng cơ hội.
Ông Bình cũng chỉ rõ, các cuộc cách mạng sau có thời gian để “lây lan” ra toàn thế giới càng nhanh hơn. Cụ thể, trong khi các cuộc cách mạng trước phải mất vài chục năm thậm chí hàng trăm năm mới được phổ biến ra toàn thế giới, thì với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh. Đơn cử như, chỉ cần từ 3 - 5 năm là đủ thời gian để 1 ứng dụng công nghệ trong cuộc cách mạng về CNTT, Internet, di động như Uber, Grab, GoJek… phổ biến rộng khắp và đe dọa đến ngành công nghiệp taxi. “Từ đó, có thể thấy rằng, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, đất nước chúng ta cần nhanh chóng lướt trên các cơn sóng của thời đại mới, còn nếu chần chừ, chậm chạp thì sẽ bị “nhấn chìm”, bị lỡ tàu như trong các cuộc cách mạng trước”, ông Bình nêu quan điểm.
Đề cập đến những hệ quả mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa lại, theo ông Bình, trước hết đó chính là nền kinh tế tri thức cho phép con người không cần có tư liệu sản xuất như đất đai, tài nguyên thiên nhiên… cũng có thể trở nên giàu có. Minh chứng rõ nhất là sự xuất hiện của các tỉ phú tự thân, đi lên từ 2 bàn tay trắng, chỉ nhờ vào chất xám. Hệ quả thứ hai cũng là hệ quả trực tiếp đang đe dọa sự tồn tại của mô hình kinh tế thị trường truyền thống. Và xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ là hệ quả lớn thứ ba mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến.
“Ngày nay, toàn cầu hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng. Các doanh nghiệp công nghệ như Grab mới khởi nghiệp cách đây 5-6 năm, hay GoJek khởi nghiệp từ 3-4 năm trước nhưng đến nay đều đã trở nên phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và “đô hộ” các quốc gia. Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không thể nghĩ trong phạm vi biên giới hẹp”, ông Bình nói.
Theo phân tích của người đứng đầu NextTech Group, trong kỷ nguyên Internet hiện nay, nền kinh tế được chi phối bởi dầu mỏ, tài nguyên, khai khoáng… đang bị thay thế bằng nền kinh tế do công nghệ dẫn dắt, chi phối. Ông Bình nhấn mạnh: “Điều này được thể hiện rõ qua danh sách 10 Công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất trên thế giới năm 2017 có sự góp mặt của 9 doanh nghiệp công nghệ, chỉ có có duy nhất 1 công ty truyền thống đứng ở vị trí thứ 10 là McDonald’s và chắc rằng trong năm nay Công ty này sẽ bị đánh bật khỏi danh sách. Đây sẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho luận điểm nền kinh tế hiện nay không còn bị chi phối bởi dầu mỏ, tài nguyên mà đang được dẫn dắt bởi công nghệ”.
Cùng với đó, kỷ nguyên Internet cũng chứng kiến sự xuất hiện của kinh tế ngang hàng. Khác với kinh tế thị trường truyền thống có công cụ điều tiết chung là tiền, với kinh tế ngang hàng, người này sẽ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp của người khác dựa trên sự chia sẻ và sử dụng tài nguyên, vật lực dư thừa của xã hội dựa trên nền tảng kết nối thông tin bằng CNTT và Internet.
Hiện nay, người ta có thể chia sẻ nhiều thứ từ nhà cửa, xe cộ, văn phòng…và ai cũng có thể vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Đơn cử như tại Mỹ, hiện nay ra đường có thế nhìn thấy sự hiện diện của kinh tế ngang hàng, kinh tế chia sẻ ở khắp nơi, như đi trên đường có Uber, Lyr, RelayRides; vận chuyển hàng có Postmate, Taskrabbit; đi vay ngân hàng có LendingClub; đặt phòng có Airbnb, Onefinestay…
">NextTech kiến nghị xây dựng hành lang pháp lý cho Blockchain và tiền ảo tại Việt Nam
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
"> VTVcab phát sóng trực tiếp Cúp Quốc gia 2018 khởi tranh từ 8/4
Cẩn trọng khi click vào các ứng dụng trên Facebook
Một trong những sự kiện ICT nổi bật, thu hút sự quan tâm của nhiều người trong tuần qua là vụ bê bối lộ thông tin của 50 triệu tài khoản Facebook. Cụ thể, ngày 17/3/2018, 2 tờ báo nổi tiếng tại Anh và Mỹ là New York Times và Guardian đã đồng loạt đưa tin kèm theo những bằng chứng về việc Facebook đã cho phép một công ty nghiên cứu tên là Cambridge Analytica lấy đi thông tin của 50 triệu tài khoản người dùng.
Trong thông tin chia sẻ với báo chí vào ngày 22/3 vừa qua liên quan đến vụ việc nêu trên, đại diện Facebook tại Việt Nam cũng cho rằng những điều đã xảy ra với Cambridge Analytica đã tạo một lỗ hổng trong niềm tin của Facebook và quan trọng hơn, điều này làm giảm niềm tin của mọi người dành cho Facebook trong việc bảo vệ những dữ liệu họ chia sẻ.
Ở góc độ của chuyên gia bảo mật, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav nhận định, trong vụ việc này, Facebook đã để cho 1 bên thứ 3 truy cập, khai thác thông tin cá nhân của 50 triệu tài khoản Facebook; các thông tin được thu thập và sử dụng là thói quen, danh sách bạn bè, thông tin được người dùng Facebook “công khai”.
“Những thông tin này được cho là sử dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có thông báo chính thức và ghi nhận nào về việc lộ mật khẩu tài khoản Facebook hay không? Như vậy, hiện tại người dùng Việt Nam có thể tạm yên tâm về tài khoản của mình bởi phạm vi lộ lọt thông tin quy mô lớn này của 50 triệu tài khoản ở Mỹ là chủ yếu”, ông Tuấn Anh cho hay.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, qua vụ việc đặt ra một vấn đề là khi mạng xã hội phát triển rất nhanh với quy mô rộng và mang lại nhiều lợi ích trong việc kết nối, chia sẻ thông tin thì mặt trái của nó cũng phát sinh nhiều vấn đề trong việc quản lý sử dụng thông tin cá nhân của người dùng.
Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam đang có rất nhiều ứng dụng được chia sẻ trên nền Facebook theo dạng trắc nghiệm, thu hút khá đông người dùng click để giải trí như: “Bạn là ai?”, “Bạn giống ai nhất?” Bao giờ bạn giàu?... Tại thời điểm này, khi thông tin về vụ lộ thông tin 50 tài khoản Facebook vẫn đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận, không ít người dùng lo ngại liệu việc họ click vào các ứng dụng giải trí này có dẫn đến việc lộ, lọt thông tin, dữ liệu cá nhân hay không?
Giải đáp băn khoăn của người dùng, chuyên gia Bkav cho biết, các ứng dụng dạng trắc nghiệm trên nền Facebook kể trên thông thường sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập bằng tài khoản Facebook và cho phép ứng dụng truy cập thông tin cá nhân, bạn bè, tên, tuổi giới tính, và các thông tin “công khai” khác…
">Người Việt quá “dễ dãi” khi sử dụng Facebook
- - Chiều tối ngày 3/5, Tiến sĩ Timothy Chou đã có buổi giao lưu kéo dài hơn 2 tiếng với 400 sinh viên của ĐH Bách Khoa HN và một số trường ĐH về công nghệ.
Sau phần thuyết trình mở đầu về khái niệm Internet Vạn vật (IoT) hướng đến mọi thiết bị đang thay thế dần khái niệm Internet cho con người (IoP), T.S Chou và các sinh viên đã có phần giao lưu hỏi đáp quanh vấn đề IoT và cách mạng công nghệ 4.0 đang mở ra những cơ hội gì cho giới trẻ Việt Nam.
T.S. Chou chia sẻ với sinh viên VN: "Tôi luôn tâm niệm rằng điều làm nên một sinh viên giỏi không phải bởi họ biết những gì, mà là cách họ đặt câu hỏi như thế nào".
Ngay trong đầu phần giao lưu, để khuyến khích các sinh viên trực tiếp đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, T.S. Timothy Chou chia sẻ: "Tại ĐH Stanford nơi tôi giảng dạy, lớp học cũng có hàng trăm sinh viên, tuy không được đông như các bạn hôm nay, nhưng tôi luôn tâm niệm rằng điều làm nên một sinh viên giỏi không phải bởi họ biết những gì, mà là cách họ đặt câu hỏi như thế nào".
Sống tại Thung lũng Silicon trong 35 năm qua, T.S Chou là người hiểu rõ và nghiên cứu về những xu thế mới của ngành công nghệ thế giới. Từ 10 năm trước, khi làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và tham gia xây dựng các phần mềm quản trị như CRM, ERP, quản trị CSDL... ông đã bắt đầu đặt câu hỏi rồi tương lai các phần mềm đó sẽ như thế nào.
"Ngày nay, với 3.000 USD, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về chi tiêu cho công nghệ hơn, chẳng hạn nên mua 1 chiếc máy tính dùng trong vài năm hay sử dụng đồng thời hiệu suất của 10 ngàn chiếc máy tính trong 30 phút?. Đó thực sự là một sự thay đổi rất lớn".
"Với IoT, Things có thể là con người, là máy móc, nhưng cũng có thể là chính dạ dày của bạn. Nếu các thiết bị cảm biến biết rõ trạng thái dạ dày của bạn, các phương pháp điều trị y tế sẽ chính xác và hiệu quả hơn, giảm thiểu các tai biến và phản ứng phụ khi điều trị bệnh."
Công nghệ hiện nay đã có rất nhiều phương thức kết nối để Things có thể giao tiếp với con người. "Đó cũng có thể là chiếc máy đào than trị giá 100 ngàn USD mà hãng khai thác mỏ tại Mỹ không hề muốn nó bị mắc kẹt do sập hầm. Để làm được điều này, họ sử dụng giải pháp cảm biến trên mái vòm của hầm để cảnh báo chống sập. Chúng có thể đo độ rung 10 ngàn lần/giây, nhanh hơn bất cứ cử động nào của con người".
Từ các thiết bị cảm biến được kết nối, con người sẽ có một lượng dữ liệu rất lớn để phân tích, giúp phần mềm và máy móc "tự học" để hoạt động chính xác, hiệu quả hơn. "Từ những năm trước, tôi đã nhận thấy các cảm biến có khả năng giao tiếp với chúng ta. Tôi đã thử nghiệm triển khai những hệ thống lớn có tới 40 ngàn cảm biến khác nhau, thu thập được một lượng dữ liệu khổng lồ. Nhiều người lúc đó thắc mắc hỏi tôi sẽ làm gì với đống dữ liệu đó? Tôi trả lời rằng tôi chưa biết chính xác phải làm gì với nó, nhưng chắc chắn rằng chúng ta sẽ cần phân tích lượng dữ liệu đó để làm cho hệ thống vận hành hoàn thiện hơn", T. S Timothy chia sẻ.
Xu thế "máy móc như một dịch vụ", theo T.S Chou, sẽ là hướng đi mới của thế giới, thay thế dần khái niệm "phần mềm như một dịch vụ" (software-as-a-service). "Cả thế giới sẽ tiến theo xu hướng đó, nên nếu bạn không ở đó, không đi theo hướng đó, bạn sẽ bị tụt hậu", T.S Chou cảnh báo.
"Máy móc như một dịch vụ" sẽ là thu thế mới của thế giới, thay thế cho ngành phần mềm dịch vụ. Trả lời câu hỏi của các sinh viên về việc họ có thể làm gì để thích nghi và bắt kịp xu thế IoT, T.S Chou cho biết: "Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau để triển khai IoT, chẳng hạn như chế tạo các máy móc chính xác tích hợp các hệ thống cảm biến, cung cấp các giải pháp phần mềm IoT. Các hãng phần mềm lớn trên thế giới từ trước đến nay mới chỉ viết phần mềm cho con người sử dụng. Họ cũng mới chỉ bắt đầu bước vào sân chơi IoT, nên cơ hội tham gia vào thị trường phần mềm IoT cho Việt Nam và các bạn sinh viên là rất lớn."
"Các phần mềm cho Things có thể rất đơn giản và gần gũi, chẳng hạn giải pháp máy quét đường chính xác và tự động, hệ thống nuôi trồng thuỷ sản chính xác mà Việt Nam có thế mạnh, hay các ứng dụng chính xác khác trong nông nghiệp. Khi có hiệu quả tốt, các bạn có thể xuất khẩu các phần mềm đó đi khắp thế giới.
Tiềm năng để ứng dụng IoT vào cuộc sống là rất lớn, ngay như trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có thể viết cần nhiều phần mềm IoT. Tương tự, các hệ thống máy dệt của Việt Nam cũng có thể sử dụng giải pháp để chính xác hơn, thúc đẩy ngành dệt may VN tăng tốc phát triển."
Sinh viên cần làm gì để sẵn sàng với IoT?
Trả lời câu hỏi này, T.S Chou cho rằng lộ trình là yếu tố quan trọng. Các bạn sinh viên cần rèn luyện nhiều về kỹ năng lập trình, tối ưu hoá phần mềm, cũng như cần tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo, các giải pháp Mechware - kết hợp giữa cơ khí máy móc và khoa học máy tính...
Mechware, sự kết hợp giữa khoa học máy tính và cơ khí máy móc. Về vấn đề nên tự xây dựng riêng toàn bộ giải pháp phần mềm IoT hay nên mua một số phần mềm cơ bản từ các hãng nước ngoài rồi tích hợp thành hệ thống riêng, T.S Chou cho rằng cách nào cũng có những ưu điểm riêng, nhưng để bắt kịp xu thế mới thì việc kế thừa các chất xám và trí tuệ của những người đi trước sẽ giúp các startups về IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách.
Huy Phong(ghi)
">Sinh viên Việt Nam cần làm gì để sẵn sàng với IoT?