您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4
NEWS2025-04-23 13:33:45【Thể thao】2人已围观
简介 Linh Lê - 20/04/2025 07:41 Kèo phạt góc window 11window 11、、
很赞哦!(93673)
相关文章
- Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia vs Hebar Pazardzhik, 23h00 ngày 21/4: Dìm khách xuống đáy
- Hình ảnh lạnh người ở khu vực nhiễm phóng xạ của Fukushima
- Một 'thế hệ điều dưỡng mới' sẽ ra đời nhờ trí tuệ nhân tạo AI
- Tầm soát ung thư cổ tử cung cho hơn 100 phụ nữ bằng trí tuệ nhân tạo AI
- Soi kèo góc Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
- Hủy dự án tòa tháp 72 tầng của FLC tại khu đất vàng TP Hải Phòng
- Bằng chứng ADN phanh phui thủ phạm giết người 51 năm trước
- Khuất tất trong việc bồi thường đất dự án Đại học Quốc gia TP.HCM
- Nhận định, soi kèo Bryne vs Haugesund, 22h00 ngày 21/4: Điểm số đầu tiên
- Các loại thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Stromsgodset vs Brann, 22h00 ngày 21/4: Tự tin trên sân khách
Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị xử lý vi phạm được đăng tải công khai trên website. Ảnh chụp màn hình: Hoàng Linh Phòng Thanh tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình, cho biết các lỗi vi phạm mà các cơ sở gặp phải là độ sạch dụng cụ không đạt; Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực; Cống rãnh thoát nước thải khu vực nhà bếp ứ đọng, không được che kín; Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (kinh doanh giò, chả chứa hàn the)...
Trong số 14 cơ sở vi phạm, riêng cơ sở bánh kem Trang Moon ở thôn Trình Trung Đông, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, bị xử phạt 80 triệu đồng.
Trước đó, 25 học sinh lớp 4 ở xã này sau khi ăn bánh do cơ sở này cung cấp đã bị ngộ độc, phải nhập viện, không có trường hợp tử vong. Căn nguyên gây ngộ độc thực phẩm được xác định là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus (được tìm thấy trên mẫu bánh bông lan trứng muối và mẫu phân của học sinh bị ngộ độc thực phẩm).
Ngoài xử phạt hành chính là phạt tiền 80 triệu đồng, UBND tỉnh quyết định hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh trong thời gian 3 tháng...
Hoàng Linh
Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi xảy ra ngập lụtTrong mùa mưa bão, lũ lụt, sự thay đổi bất thường về thời tiết có thể tạo điều kiện thuận lợi các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là trên các loại lương thực, thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách.">Thái Bình công khai danh sách cơ sở bị xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Đường Bùi Đình Tuý, Q.Bình Thạnh, TP.HCM đoạn từ giao lộ Phan Văn Trị đến Nguyễn Thiện Thuật lâu nay là “điểm nóng” về tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Một đoạn đường Bùi Đình Tuý đang được mở rộng. Trước đây, đường Bùi Đình Tuý có lộ giới 16m nhưng thực tế đoạn đường nói trên chỉ rộng khoảng 5m. Nhiều năm qua, để giải quyết vấn nạn kẹt xe, UBND Q.Bình Thạnh đã xin chủ trương mở rộng đoạn đường này thành 12m và đến năm 2019 mới thực hiện được.
Quy hoạch lộ giới 16m nhưng thực tế đường Bùi Đình Tuý chỉ rộng khoảng 5m. Dự án mở rộng đường Bùi Đình Tuý khiến 70 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 180 tỷ đồng. Trong đó, UBND TP.HCM và UBND Q.Bình Thạnh chia đôi ngân sách.
70 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý. Từ giữa năm 2019, những hộ dân thuộc P.12, P14 và P.24.Q.Bình Thạnh nằm trong diện giải toả để mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý đã bắt đầu bàn giao mặt bằng. Đến nay, một số hộ dân vẫn đang hoàn thiện mặt tiền phần diện tích nhà sau giải toả.
Mở rộng đường Bùi Đình Tuý hình thành nên những căn nhà "siêu mỏng". Việc mở rộng đoạn đường Bùi Đình Tuý đã hình thành nên những căn nhà “siêu mỏng”. Như nhà của ông Đ.V.L (P.24, Q.Bình Thạnh), sau khi bị tháo dỡ gần 30m2, căn nhà ông chỉ còn lại 14m2.
Bề ngang căn nhà này chỉ khoảng 3 gang tay. Theo ông L, đoạn đường này được mở rộng sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm. Hết quy hoạch treo, đường xá thông thoáng hơn thì giá trị căn nhà của người dân cũng được nâng lên.
Một căn nhà xây mới trên phần diện tích còn lại đang hoàn thiện. Ghi nhận củaVietNamNet, một số căn nhà trên đường Bùi Đình Tuý bị giải toả gần hết, hầu hết được sử dụng để mở cửa hàng, ki ốt buôn bán. Một số nhà xây dựng mới trên phần diện tích còn lại nhưng bề ngang chỉ khoảng 3 gang tay.
Căn nhà (ngoài cùng bên phải) sau giải toả chỉ còn 3,3m2 và đang được chủ rao bán giá 1,3 tỷ đồng. Có trường hợp, căn nhà bị giải toả phần lớn chỉ còn lại 3,3m2. Chủ nhà cho biết do không có nhu cầu sử dụng nên đang rao bán với giá 1,3 tỷ đồng. Như vậy, mỗi mét vuông nhà trên đoạn đường mới được mở rộng này có giá gần nửa tỷ đồng.
Nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, người dân lo nhà thành “rốn ngập” mới
Chưa kịp vui vì tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh thường xuyên ngập nặng mỗi khi trời mưa, người dân hai bên đường này đã phải đối mặt với nỗi lo nhà biến thành “rốn ngập” mới.
">Mở rộng đường ở TP.HCM xuất hiện nhà ‘siêu mỏng’, một mét vuông giá gần nửa tỷ
Lần đầu tiên Shark Tank Việt Nam chứng kiến màn song đấu giữa 2 startup. Người ra thuyết trình đầu tiên là Lê Trung - nhà sáng lập và điều hành của Beekids - nền tảng kết nối học tập và phát triển tư duy cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Beekids đến với Shark Tank để kêu gọi 3 tỷ cho 10% cổ phần.
Theo giới thiệu của Lê Trung, Beekids là nền tảng chuyển đổi số các chương trình phát triển tư duy như biến sách, tài liệu, video thành trò chơi tương tác.
Điều này nhằm giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, suy luận, biện luận, logic, số học và ghi nhớ. Trẻ sẽ được rèn luyện với bạn bè, gia đình, giáo viên online (trực tuyến) và offline (trực tiếp).
Beekids sẽ hỗ trợ cha mẹ, thầy cô giáo, ông bà khi họ bí ý tưởng, thiếu đề tài để tương tác với trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng những bộ giáo cụ, đồ chơi bên ngoài để chơi với trẻ theo những ý tưởng này.
Beekids bắt đầu phát triển đội ngũ và sản phẩm công nghệ vào tháng 7/2020. Đến nay, Beekids đã ra mắt 2 phiên bản app phục vụ dạy và học tại 3 cơ sở toán tư duy.
Chỉ trong 2 tháng ra mắt, nền tảng này có 25.000 lượt tải ứng dụng, 92.000 người dùng và 1.000 giáo viên tham gia. Ứng dụng của startup nhận được hơn 90% đánh giá tích cực từ người dùng, 30% trong số đó sẵn sàng trả phí. Mục tiêu năm 2022 của Beekids là có 250.000 người dùng, trong đó 12% người dùng trả phí.
Nhà sáng lập Trần Thanh Thảo của startup Bunny. Startup công nghệ giáo dục thứ hai là thương hiệu đồ chơi Bunny Boo của nhà sáng lập Trần Thanh Thảo.
Bunny Boo là thương hiệu đồ chơi giáo dục theo phong cách Montessori dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Sản phẩm của Bunny Boo được nhà sáng lập giới thiệu là tiên phong tại Việt Nam.
Montessori giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, hướng tự giải quyết vấn đề. Lợi điểm bán hàng của Bunny Boo là chất lượng cao, chi phí thấp và sản phẩm độc đáo trên thị trường. Đồ chơi của Bunny Boo hướng đến trải nghiệm thực, giúp bé tương tác với gia đình và bạn bè, xa rời các thiết bị độc hại.
Theo nhà sáng lập Trần Thanh Thảo, tất cả sản phẩm đồ chơi đều do Bunny Boo tự R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng như tự thiết kế, sản xuất tại Việt Nam.
Sau 3 tháng ra mắt, sản phẩm của Bunny Boo đã có mặt tại các cửa hàng mẹ và bé và các nhà sách với giá từ 259.000 đến 519.000 đồng. Doanh thu của Bunny Boo tăng trưởng liên tục 150% trong 3 tháng, với lợi nhuận dự kiến từ 25-30%.
Cảm xúc vỡ òa của startup sau khi "chốt deal" cùng "cá mập". Thanh Thảo đến với Shark Tank để kêu gọi số tiền đầu tư 1,5 tỷ cho 20% cổ phần. Nhà sáng lập cũng đưa ra cam kết giúp “cá mập” của chương trình chỉ mất 3 năm để thu hồi vốn.
Sau khi trao đổi qua lại với cả hai startup, các “cá mập” của chương trình Shark Tank đã tiến hành hội ý riêng. Cuối cùng, các shark lựa chọn Bunny Boo ở lại để tiếp tục vòng thương thảo.
Kết quả của màn đấu trí là Shark Hưng và Shark Liên đã cùng nhau rót vốn vào Bunny Boo với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đổi lấy 36% cổ phần.
Trọng Đạt
">Hai startup công nghệ giáo dục “song đấu” tại Shark Tank
Nhận định, soi kèo Colo
Đi sớm, vật vờ ngồi chờ mang đến tâm lý mệt mỏi của không ít người dân đi khám. Ảnh minh họa Thời gian chờ đợi lâu và các giấy tờ, thủ tục cồng kềnh, phiền phức nên đa số người dân ngại đi khám bệnh, khi quyết tâm đến gặp bác sĩ thường là lúc ốm nặng, lúc này hiệu quả điều trị thấp, gây tốn kém tài chính và thời gian.
Tận mắt chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài chờ đợi, hoặc chủ quan không đi khám kịp thời mà bỏ qua giai đoạn “vàng” phát hiện và điều trị, TS.BS Nguyễn Anh Trí ngày ấy đau đáu, nung nấu quyết tâm mang đến người dân hình thức chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng.
Như một cơ duyên, trong thời gian cử đi học tập tại Nhật Bản, ông học được “công nghệ” lấy mẫu xét nghiệm tận nơi và thấy rằng đây là một dịch vụ hữu ích cho cộng đồng. Bởi vậy, ngay sau khi trở về Việt Nam, ông cùng các cộng sự tâm huyết triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Khi ấy, văn hóa cố hữu của người dân khó để thay đổi nên việc tiên phong triển khai dịch vụ này tại Việt Nam là điều vô cùng táo bạo, nhưng đã khẳng định sự quyết tâm, bền trí của nhà sáng lập MEDLATEC.
GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn MEDLATEC GROUP, chia sẻ: “Làm sao để thay đổi được văn hóa sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, thay đổi quy trình khám chữa bệnh truyền thống đã trở thành thâm căn cố đế của người Việt Nam. Thay đổi hai thói quen này là cực khó. Nếu không đủ sự bền bỉ, quyết tâm và niềm tin thì không thể làm được. Nhưng lúc đó, tôi có niềm tin là làm được, vì thời gian ở Nhật, tôi biết họ làm được và thành công”.
Tiên phong phủ khắp cả nước
Với quyết tâm và sự bền trí của “người khai sáng” dịch vụ và mục tiêu xuyên suốt gần 3 thập kỷ qua: “chủ lực là lấy bệnh phẩm tại nhà, nòng cốt là xét nghiệm”, MEDLATEC đã và đang mang lại giá trị tốt nhất để nâng cao sức khỏe Việt. Đến nay, dịch vụ này không chỉ là thương hiệu chăm sóc sức khỏe tin cậy của người dân Thủ đô, mà còn đặt chân tới 54 tỉnh thành trên toàn quốc.
Bên cạnh sự phát triển lớn mạnh trong nước, MEDLATEC hiện thực hóa giấc mơ vươn tầm quốc tế bằng sự ghi dấu của Phòng khám MEDLATEC Cambodia
Hệ thống Y tế MEDLATEC gồm 43 bệnh viện/phòng khám và hơn 200 văn phòng là tiền đề vững chãi đưa dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phủ sóng toàn quốc. Đặc biệt, đơn vị đã hiện thực hóa giấc mơ vươn tầm quốc tế bằng sự ghi dấu của Phòng khám MEDLATEC Cambodia vào tháng 10/2023.
Cán mốc 4 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ
Nếu trước đây để được khám bệnh, người dân phải xếp hàng chờ khám, hoặc có bệnh mới đi khám, thì nay MEDLATEC giúp người dân thay đổi “văn hóa” này từ bị động thành chủ động, từ việc đến viện khám thì nay được phục vụ tận chỗ/ tại nhà...
Ngày đầu triển khai dịch vụ, người dân còn hoài nghi, chưa biết tới lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, thì nay mỗi năm có 4 triệu người dân cả nước tin tưởng và hài lòng lựa chọn.Kết quả xét nghiệm bảo đảm chính xác, tin cậy, do toàn bộ mẫu sau khi lấy/ thu gom được bảo quản theo quy định và chuyển về Trung tâm Xét nghiệm phân tích - đơn vị tiên phong quản lý song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP và các chương trình nội, ngoại kiểm quốc tế khác. Sau khi có kết quả, khách hàng an tâm được bác sĩ gọi điện tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập và hướng dẫn điều trị khi cần thiết.
Toàn bộ mẫu lấy tại nhà được vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm phân tích cho kết quả chính xác của hơn 2.000 danh mục xét nghiệm đa chuyên khoa Ngoài ra, khách hàng sẽ còn hài lòng hơn với những điểm cộng khác như thu theo giá niêm yết, khách hàng chỉ cần trả thêm phí đi lại lấy mẫu và kết quả trả tận nơi chỉ có 10.000 đồng/lần, phục vụ kịp thời kể cả ngày Lễ/ Tết...
Khách hàng tin tưởng, hài lòng bởi sự phục vụ tận tâm, tận tụy của đội ngũ nhân viên đi lấy mẫu Trước những giá trị đem lại, dịch vụ không chỉ có sự tin tưởng trọn vẹn của người dân, mà còn được vinh danh và thừa nhận bởi các tổ chức trong nước, quốc tế qua các giải thưởng danh giá, trong đó gần nhất là Chứng nhận Dịch vụ chất lượng ASEAN và giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á (Corporate Excellence Award - APEA 2023).
ThS. Nguyễn Ngọc Lâm nhận chứng nhận Dịch vụ chất lượng ASEAN cho dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC Đăng ký dịch vụ qua tổng đài 1900 56 56 56, hoặc app My Medlatec.
Thế Định
">Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC ‘phủ sóng’ 54 tỉnh thành
Xác định việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua TP. Hạ Long, Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như số hoá điện tử dữ liệu hồ sơ TTHC.
Đến nay, 100% TTHC tại Trung tâm Hành chính công thành phố và 70% thủ tục cấp xã, phường được đưa lên dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, bảo đảm việc giải quyết TTHC được thực hiện công khai, minh bạch trên môi trường mạng.
Để ngày càng tạo thuận lợi cho tổ chức và người dân giao dịch TTHC, TP. Hạ Long đã đưa dịch vụ hành chính công vào hợp phần thành phố thông minh trên app Hạ Long Smart, trong đó có dịch vụ hành chính công.
Qua đó, tổ chức, công dân chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối Internet thì ở bất cứ đâu cũng có thể thao tác nộp được hồ sơ trực tuyến mà không phải đến Trung tâm Hành chính công của thành phố như trước kia.
Bên cạnh đó, nhằm từng bước tạo thói quen không dùng tiền mặt, Trung tâm Hành chính công TP. Hạ Long cũng đã thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí giải quyết TTHC qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là bước đột phá trong cải cách TTHC và chuyển đổi số được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.
TP Hạ Long triển khai phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 Nhằm chuẩn hóa các quy trình giải quyết TTHC, mới đây TP. Hạ Long đã triển khai phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước.
Trước đây quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được lưu thành các tập tài liệu, mỗi khi có yêu cầu tra soát hay chỉnh sửa quy trình 1 TTHC thì việc tìm kiếm, ký xác nhận thay đổi mất rất nhiều thời gian.
Sau khi TP Hạ Long số hóa các quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO trên hệ thống điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, khắc phục được các nhược điểm của việc quản lý thủ công trước đây.
Đông Triều trên hành trình chuyển đổi số
Ngành giáo dục TX Đông Triều là một trong những đơn vị tiên phong trong thử nghiệm, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, trở thành điểm sáng về chất lượng GD&ĐT của tỉnh Quảng Ninh.
Đến nay, 100% các đơn vị trường học, cơ sở tư thục trên địa bàn thị xã thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý trường học Smas, có thể kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT.
75/75 trường học, hơn 2.300 cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo hệ thống phòng giáo dục điện tử với một số chức năng chủ yếu là soạn duyệt kế hoạch bài giảng, cung cấp kho dữ liệu giáo án, bài giảng điện tử.
Hệ thống dữ liệu, thông tin cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh được các đơn vị cập nhật đầy đủ, chính xác lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Sở GD&ĐT.
Học sinh Trường Tiểu học Quyết Thắng, TX Đông Triều sử dụng máy tính bảng trong thảo luận bài học Hệ thống email tên miền @dongtrieu.edu.vn với hơn 2.300 tài khoản và 96 website các đơn vị, hoạt động ổn định, phục vụ công tác tuyên truyền, trao đổi văn bản chỉ đạo và cung cấp công cụ giảng dạy trực tuyến Google Meet.
Hệ thống tuyển sinh đầu cấp sau 5 năm được triển khai, hoạt động ổn định với tỷ lệ đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1, lớp 6 đạt từ 72-85%, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành.
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục thị xã tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp nói chung, hạ tầng CNTT nói riêng.
Đến nay, tất cả các đơn vị trường trên địa bàn thị xã được trang bị ít nhất 1 đường truyền internet tốc độ cao (67/75 trường có 2 đường truyền FTTH riêng biệt); 68 trường lắp đặt hệ thống camera phục vụ công tác quản trị, công khai trong trường học; 100% các trường học thường xuyên sử dụng ký số cho các văn bản lưu thông trên internet; 98,6% các lớp học lắp đặt các thiết bị CNTT phục vụ công tác dạy và học.
Năm 2022, đoàn học sinh của thị xã lần thứ 11 liên tiếp dẫn đầu hội thi tin học trẻ cấp tỉnh; 3 học sinh đoạt giải khuyến khích hội thi tin học trẻ toàn quốc; Phòng GD&ĐT thị xã có 1 giải pháp đoạt giải nhì hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 8, năm 2020-2021.
Vân Đồn với quyết tâm chuyển đổi số toàn diện
Huyện Vân Đồn đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, ban hành kế hoạch chuyển đổi số, thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại 12/12 xã, thị trấn.
Đặc biệt ngày 22/8, UBND huyện Vân Đồn đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, năm 2030 huyện sẽ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Qua đó, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân.
Đồng thời, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm hay, sáng tạo, phong trào thi đua, tạo sự lan tỏa trong toàn huyện. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số của huyện.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh - Giám đốc Trung tâm Hành chính công huyện Vân Đồn, tính đến tháng 8, huyện đã cung cấp 267/267 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền cấp huyện trên cổng dịch vụ công của tỉnh.
Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh luôn đạt ở mức cao.
100% người lao động tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đã sử dụng Hệ thống thông tin CSDL quản lý văn bản để thực hiện trình văn bản điện tử. 100% lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương ký số (bao gồm cả ký nháy) trực tiếp trên Hệ thống thông tin CSDL quản lý văn bản.
Các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện đã cập nhật, số hoá 277/277 quy trình từ ISO bản giấy trong giải quyết TTHC lên hệ thống ISO điện tử.
Thực hiện đính kèm 203 văn bản liên quan (tài liệu viện dẫn) là căn cứ giải quyết TTHC và các biểu mẫu đính kèm các quy trình giải quyết lên trang ISO điện tử.
Người dân thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt tại Trung tâm Hành chính công huyện Vân Đồn Để thực hiện kinh tế số, huyện quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn vận động các doanh nghiệp đưa 17/43 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Huyện đang đẩy mạnh triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP. Thanh toán điện tử khi thực hiện TTHC tại Trung tâm Hành chính công huyện vượt 6% so với kế hoạch đề ra.
Toàn huyện hiện có trên 54.100 thuê bao. Để thực hiện nội dung về xã hội số, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn hoàn thiện 2/5 trạm BTS phát phủ lõm sóng thông tin di động.
Đầm Hà: Phát huy vai trò Tổ công nghệ số cộng đồng
Huyện Đầm Hà với những ưu thế về hạ tầng công nghệ thông tin vừa qua, đồng loạt 10 Tổ công nghệ số cộng đồng thị trấn Đầm Hà được thành lập tại khu phố, với sự tham gia của 90 thành viên.
Phấn đấu trong năm 2022, 100% trường học, bộ phận một cửa, điện, nước và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
100% hộ gia đình có địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số, 20% người dân có kỹ năng số cơ bản. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt 90%, có chữ ký số cá nhân đạt 15%. 100% người dân có sổ sức khỏe điện tử được đưa vào sử dụng, 100% người dân trưởng thành sử dụng nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
90% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh, trong đó 90% cài đặt sổ BHXH số (VssID).
UBND xã Dực Yên, huyện Đầm Hà ra mắt, công bố hoạt động của 4 tổ công nghệ số cộng đồng Sau thị trấn Đầm Hà, ngày 18/7, Tổ công nghệ số cộng đồng tại xã Dực Yên được thành lập với 40 thành viên. Các thành viên trong Tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực tuyên truyền cho nhân dân về thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt, cài đặt, sử dụng sổ BHXH số.
Giới thiệu và hướng dẫn cách truy cập, sử dụng dịch vụ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, chính quyền điện tử tỉnh, chuyển đổi số Quảng Ninh trên nền tảng zalo.
Giới thiệu về Cổng dịch vụ công tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia, hướng dẫn người dân truy cập, thực hiện giao dịch TTHC mức độ 4.
Giới thiệu về sàn thương mại điện tử, giới thiệu và hướng dẫn người dân sử dụng 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu.
Giới thiệu về lợi ích chữ ký số công cộng dành cho người dân, hướng dẫn cách sử dụng chữ ký số công cộng.
Tiên Yên: Nhiều giải pháp thiết thực trong chuyển đổi số
Để phát triển chính quyền số, Tiên Yên tích cực thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng và mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
Ngay trong tháng 6, huyện đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 436 học viên là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các xã, thị trấn, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố.
Đến nay, 100% công chức, viên chức người lao động trên địa bàn huyện trong toàn huyện đã được đào tạo, được cấp chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản.
17 CC, VC được đào tạo về CNTT từ cao đẳng trở lên, trong đó có 4 cán bộ có trình độ đại học CNTT. 100% các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị cũng phân công cán bộ phụ trách lĩnh vực CNTT. Huyện còn bố trí 2 cán bộ CNTT theo các vị trí phụ trách tại Văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Trung tâm Hành chính công huyện.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số toàn diện huyện Tiên Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã thành lập 86 tổ công nghệ số (gồm 1 tổ công nghệ số cấp xã, 85 tổ công nghệ số thôn, khu phố) với 585 thành viên.
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện phát phiếu khảo sát đến từng hộ gia đình hiện đang cư trú trên địa bàn huyện, mục đích nhằm đánh giá tình hình am hiểu công nghệ, sử dụng thiết bị máy tính, internet để đăng ký dịch vụ công.
huyện cũng tích cực triển khai cung cấp dịch vụ cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4.
Dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, cung cấp thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 94%, số thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 82%.
Phạm Công
">Những 'sao sáng' đưa chuyển đổi số rộng khắp Quảng Ninh
Bất thường bồi thường đất
Dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và TP.HCM, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung từ năm 1997 với quy mô ban đầu 792ha.
Mục tiêu dự án là trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành với hệ thống hoàn chỉnh các trường, các viện nghiên cứu, đơn vị thực nghiệm… có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm triển khai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn còn nhiều vướng mắc. Đáng nói, có sự phân biệt trong việc bồi thường đất giữa các hộ dân.
Hơn 20 năm được phê duyệt quy hoạch chung, dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn chưa hoàn tất công tác bồi thường. Phản ánh đến VietNamNet, bà Lê Thị Kim Sự (SN 1965, ngụ xã Đông Hoà, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết, gia đình bà sở hữu 512m2 nhà đất tại xã Đông Hoà thuộc quy hoạch dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong đó, có 140m2 đất thổ cư và 372m2 đất nông nghiệp.
Về nguồn gốc đất, 512m2 này thuộc thửa đất 912m2 được chính quyền địa phương cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho bà N.T.V vào năm 1998. Năm 2001, bà Sự nhận chuyển quyền sử dụng 512m2 đất từ bà N.T.V và được UBND xã Đông Hoà chứng thực.
Đến tháng 5/2009, tổ chuyên viên dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM tiến hành kiểm kê hiện trạng đất và tái sản trên đất của hộ bà Sự để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trên cơ sở đó, tháng 9/2009, UBND TP.Dĩ An ra quyết định xác nhận giá trị bồi thường tài sản đối với hộ bà Sự là 202 triệu đồng, gồm giá trị công trình kiến trúc, cây cối hoa màu và 1 triệu đồng hỗ trợ.
Không đồng ý với mức giá này, bà Sự yêu cầu kiểm kê lại tài sản và đền bù diện tích đất do bà đang sở hữu. Sau 2 lần áp giá bổ sung vào năm 2010 và 2011, tổng số tiền bồi thường tài sản trên đất của bà Sự là 654 triệu đồng.
Theo bà Sự, bà chấp nhận mức giá bồi thường tài sản trên đất như nói trên và đã nhận tiền. Trong các biên bản làm việc, bà nhiều lần đề nghị hội đồng phải bồi thường về đất và hưởng suất đất tái định cư theo đúng quy định, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Điều khiến bà Sự bức xúc hơn đó là cũng từ thửa đất bà N.T.V chuyển nhượng lại thì hai hộ dân khác được bồi thường đất và được cấp suất đất tái định cư, trong khi đó bà Sự chỉ được bồi thường tài sản trên đất, không được bồi thường về đất và cũng không có đất tái định cư.
Tìm hiểu của PV VietNamNet, ngoài bà Sự, còn có bà N.T.N và bà Đ.T.A nhận chuyển quyền sử dụng một phần từ thửa đất chung của bà N.T.V từ năm 2001, đều được UBND xã Đông Hoà chứng thực.
Trong đó, bà N.T.N đã nhận bàn giao đất tái định cư vào tháng 6/2019, còn bà Đ.T.A cho biết “không riêng mình tôi mà nhiều người khác cũng được cấp đất tái định cư”.
Việc bồi thường không thống nhất giữa các hộ dân đặt ra vấn đề phải chăng Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM cố tình “bỏ quên” bồi thường đất cho hộ bà Sự?
Trái quy định Luật Đất đai?
Sự việc kéo dài và đến tháng 5/2020, bà Sự có đơn đề nghị Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM giải quyết các vấn đề như: Bồi thường về đất, cấp 1 suất đất tái định cư và được mua thêm suất tái định cư vì gia đình có 12 nhân khẩu theo quy định.
Vì hội đồng trả lời không có cơ sở xem xét các đề nghị nên bà Sự tiếp tục khiếu nại. Ngày 28/12/2020, Chủ tịch UBND TP. Dĩ An ra quyết định bác đơn khiếu nại của bà Sự.
UBND TP. Dĩ An cho rằng, căn cứ theo Quyết định số 1969/QĐ-CT ngày 2/6/2003 của UBND tỉnh Bình Dương, do bà Sự “không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” nên không đủ điều kiện được bồi thường về đất.
Trong khi đó, UBND TP. Dĩ An vẫn xác nhận bà Sự nhận chuyển nhượng sử dụng đất từ bà N.T.V có chứng thực của UBND xã Đông Hoà vào năm 2001 và N.T.V đã được cấp GCNQSDĐ vào năm 1998.
Vì cho rằng hộ bà Sự không thuộc đối tượng được bồi thường về đất nên UBND TP. Dĩ An trả lời “không có cơ sở xem xét về chính sách tái định cư của dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM”.
Cùng nhận chuyển quyền sử dụng đất từ một chủ đất, thế nhưng hai hộ khác được bồi thường đất và bố trí tái định cư còn bà Sự chỉ được bồi thường tài sản trên đất. Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, việc áp giá bồi thường cho hộ bà Sự diễn ra vào năm 2009, do đó phải áp dụng theo các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 197/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhà, đất của bà Sự nhận chuyển nhượng từ bà N.T.V có sự chứng thực của UBND xã Đông Hoà vào ngày 14/11/2001. Trước đó, ngày 25/5/1998, bà N.T.V đã được chính quyền địa phương cấp GCNQSDĐ.
Như vậy, tuy chưa tiến hành thủ tục cấp GCNQSDĐ mới nhưng nhà, đất của bà Sự thuộc trường hợp "đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ” theo quy định tại Điều 50 của Luật đất đai 2003.
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 8 Nghị định 197/2013/NĐ-CP, trường hợp của bà Sự đủ điều kiện được bồi thường về đất. Đồng thời, bà Sự cũng đủ điều kiện được tái định cư theo Điều 4 Nghị định 197/2013/NĐ-CP.
Do đó, theo luật sư Chánh, UBND TP. Dĩ An căn cứ vào Quyết định số 1969/QĐ-CT ngày 2/6/2003 của UBND tỉnh Bình Dương (không còn phù hợp và trái quy định của Luật Đất đai 2003 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành) cho rằng bà Sự không có GCNQSDĐ nên không đủ điều kiện được bồi thường về đất là không đúng quy định pháp luật, xâm phạm quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất.
Chưa hoàn tất thủ tục đất đai, doanh nghiệp đã chiếm hơn 18ha để xây dự án
Mặc dù chưa hoàn tất các thủ tục giao đất và cho thuê đất theo quy định, thế nhưng Công ty CP Đầu tư LDG đã chiếm hơn 18ha đất để xây dựng dự án suốt gần 2 năm.
">Khuất tất trong việc bồi thường đất dự án Đại học Quốc gia TP.HCM