您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Kèo vàng bóng đá Lyon vs MU, 02h00 ngày 11/4: Quỷ đỏ hoan ca
NEWS2025-04-15 06:56:47【Thể thao】1人已围观
简介 Hư Vân - 10/04/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá lịch thi đấu cup falịch thi đấu cup fa、、
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Qingdao West Coast, 19h00 ngày 11/4: Sáng cửa dưới
- Trường ĐH Luật TP.HCM bổ nhiệm cùng lúc 2 phó hiệu trưởng
- Kết quả bóng đá West Ham 1
- Pickleball, từ cuộc khai phá đến cơn sốt và giá trị không ngờ
- Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Kashiwa Reysol, 17h00 ngày 11/4: Chiến thắng nhọc nhằn
- Học viện gây tranh cãi khi ép sinh viên hiến máu
- Kết quả Cúp C1 hôm nay 22/8
- Soi kèo phạt góc Jeonbuk Motors vs Ulsan FC, 17h00 ngày 5/3
- Kèo vàng bóng đá PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4: Gieo sầu cho cố nhân
- Học bổng Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội mở rộng nhiều lĩnh vực trong năm học tới
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Udinese vs AC Milan, 01h45 ngày 12/4: Tin vào Rossoneri
Theo đó, thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.
Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT mà học sinh đã quen thuộc; thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.
Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, được giảng dạy ở trường THPT theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Đến nay có 8 trường đại học công nhận và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đại học hệ chính quy, bao gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2; Trường ĐH Quy Nhơn.
Công bố ngày đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố lịch đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2024. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi vào ngày 22/1/2024.">Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 vào tháng 5
Vũ Trâm Anh hiện là học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội Có mẹ từng du học bậc thạc sĩ ở Anh và dì từng đi học tại Mỹ, Trâm Anh thường được nghe kể về những câu chuyện trong môi trường giáo dục quốc tế. Từ năm lớp 9, nữ sinh đã ấp ủ giấc mơ được đi du học. Dưới sự hướng dẫn của dì, đầu năm lớp 11, em bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ.
Theo Trâm Anh, thách thức lớn nhất của em trong quá trình này là việc tìm ra màu sắc cá nhân thông qua các hoạt động ngoại khóa và bài luận chính, phụ. Dẫu vậy, nữ sinh cho rằng điều quan trọng nhất là bản thân phải xác định được các giá trị và thông điệp mình muốn truyền tải.
Vì thế trong bài luận chính, Trâm Anh kể về câu chuyện chiếc áo len của bà. Gia đình em vốn có truyền thống làm nghề dệt. Từ khi 5 tuổi, mỗi năm Trâm Anh đều được bà tặng cho một chiếc áo len. Lần đầu nhận được chiếc áo len màu xanh ngọc từ bà, Trâm Anh đã vô cùng háo hức. Tuy nhiên khi mặc vào, chiếc áo len đã khiến em bị dặm ngứa. Vì không muốn làm bà buồn, mỗi năm Trâm Anh đều nhận áo từ bà, nhưng em không mặc mà cất vào tủ.
Năm 16 tuổi, khi nhận chiếc áo thứ 11, Trâm Anh bất ngờ vì áo có sự thay đổi lớn cả về chất liệu lẫn kiểu dáng. “Áo mặc lên rất dễ chịu và hợp thời trang. Khi mở lại tủ quần áo, em nhận ra bà đã chuyển từ chất liệu thiên nhiên sang chất liệu mới có sợi tổng hợp. Bà đã thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường, nhưng cũng vì thế phải bỏ đi các giá trị mình vẫn theo đuổi là bảo vệ môi trường”.
Sự nhận thức này đã khiến Trâm Anh suy nghĩ nhiều hơn về nền công nghiệp thời trang nhanh – nơi người tiêu dùng luôn đặt sự thoải mái và hợp thời trang lên hàng đầu. Điều này đã vô tình tác động tiêu cực lên môi trường, do người sản xuất phải sử dụng những chất liệu kém bền vững.
“Từ câu chuyện chiếc áo len của bà, em mong muốn sau này sẽ phát triển nên những sản phẩm vừa có tính bền vững, vừa hợp thời trang”, Trâm Anh nói.
Ngoài bài luận chính, Trâm Anh cũng gửi một bài luận phụ tới Đại học Richmond. Đề bài yêu cầu ứng viên kể về một bài học bất ngờ từ sự kiện nào đó. Nữ sinh nhớ về chuyến bay của em tới Đà Nẵng để tham dự hai bài thi AP là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Chuyến đi này đặc biệt vì đây là lần đầu tiên em đến một thành phố một mình mà không có sự đồng hành của bố mẹ.
“Buổi tối trước khi thi, em đã đi in tài liệu để ôn lại bài một lần nữa. Em may mắn gặp được một bác chủ cửa hàng tốt bụng. Thấy em nói giọng miền Bắc, bác hỏi thăm và biết em bay vào Đà Nẵng một mình để tham dự hai bài thi quan trọng vào ngày mai. Vì thế, bác đã in tài liệu miễn phí cho em và chúc em thi tốt”.
Cuộc gặp gỡ tình cờ này cũng giúp Trâm Anh hiểu ra rằng, lòng tốt và sự tử tế vẫn luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ chính những người mình không quen biết. Trong đợt thi ấy, Trâm Anh cũng đạt điểm tối đa 5/5 ở cả hai môn AP Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.
Nữ sinh cho rằng nếu bài luận được viết chân thật, xuất phát từ chính những điều mình từng trải qua và mình cảm nhận được, chắc chắn sẽ “chạm” được đến người đọc.
Ngoài bài luận, nữ sinh chuyên Ngữ cũng tập trung vào các yếu tố khác trong bộ hồ sơ. Trâm Anh có điểm SAT đạt 1500/1600, IELTS 8.0. Ngoài ra em cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa với nhiều vai trò khác nhau như thành viên ban tổ chức của một concert âm nhạc. Toàn bộ lợi nhuận được nhóm đem ủng hộ cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Ngoài ra, Trâm Anh cũng là thành viên Ban điều hành của The Stratic – một dự án về môi trường, tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững số 13 của Liên Hợp Quốc. Dự án thường xuyên có các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về môi trường thông qua giáo dục STEM.
Trâm Anh cho rằng trong quá trình nộp hồ sơ, ứng viên cần biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Chẳng hạn, trong quá trình viết luận, ứng viên nên lên ý tưởng từ sớm để tìm ra câu chuyện phù hợp. Điều quan trọng nhất, ứng viên cần xác định được những giá trị bản thân muốn truyền tải, từ đó kết nối các phần trong hồ sơ thành một khối thống nhất.
Trước khi chuẩn bị lên đường sang Mỹ nhập học vào tháng 8, Trâm Anh sẽ có một chuyến thăm trường vào ngày 21/3 do Đại học Richmond đài thọ. Nữ sinh kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để bản thân hiểu hơn về chương trình học tại ngành Kinh tế, được trò chuyện với các giáo sư về cơ hội thực tập và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Bỏ tập đoàn đa quốc gia, thủ khoa Ngoại thương trải nghiệm học ở 4 nước miễn phíTừng trở thành “hiện tượng” vì biết sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau và là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương, Hòa khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định rời khỏi một tập đoàn đa quốc gia để “gap year” 1 năm.">Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển 6 đại học Mỹ
“Người thầy doanh nghiệp” là mắt xích quan trọng trong quy trình đào tạo của UEF Chương trình đào tạo của ngành quản trị kinh doanh UEF là sự kết hợp giảng đạy, đào tạo của thầy cô chuyên môn cùng các giảng viên khách mời là doanh nhân, nhân sự cấp cao đến từ các doanh nghiệp lớn. Họ là người tham gia trực tiếp vào các môn học thực hành, workshop chuyên môn, đồng hành sinh viên trong các hoạt động kỹ năng. Do đó, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh không chỉ tiếp nhận kiến thức lý thuyết về kinh doanh, mà còn học hỏi từ những câu chuyện thực tế từ các doanh nghiệp. Nhờ vậy, các bạn trẻ có thể hiểu và bám sát sự vận động của xã hội, nền kinh tế. “Tài nguyên” về kiến thức thực tế từ các chuyên gia, doanh nhân sẽ giúp sinh viên dễ dàng vận dụng vào công việc quản trị kinh doanh sau này. Đây là một trong những thế mạnh đào tạo tại UEF.
Doanh nghiệp cũng đóng vai trò song hành trong việc đánh giá về chất lượng sinh viên. “Các bạn sinh viên sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao khi nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm, kỹ năng và thái độ nghiệp vụ tốt, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tinh thần cầu thị và năng lực sáng tạo, linh hoạt trong công việc cũng là “điểm cộng” của sinh viên UEF”, đại diện UEF cho biết.
Các doanh nhân tham gia chia sẻ về những mong muốn, kỳ vọng đối với sinh viên UEF “Hệ sinh thái” 3 bên mang nhiều lợi ích cho sinh viên
Phương pháp đào tạo gắn kết giữa lý thuyết - thực tiễn tại ngành Quản trị kinh doanh đang chứng minh hiệu quả ngày càng mạnh mẽ. Sự tương tác giữa doanh nghiệp - nhà trường - sinh viên tạo ra “hệ sinh thái” giáo dục liên kết đa lợi ích và mang ý nghĩa thiết thực cho người học.
Hoạt động học tập thực tế tại doanh nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Không chỉ tổ chức các buổi tham quan thực tế tại doanh nghiệp, nhà trường còn giúp sinh viên kết nối cùng chuyên gia, nhà tuyển dụng bằng đa dạng hình thức: từ các buổi workshop, talkshow, hội thảo chuyên ngành... đến chương trình phỏng vấn tuyển dụng, hành trang thực tập.
Bà Tường Vy - Giám đốc nhân sự một doanh nghiệp đối tác với UEF chia sẻ: “Với mục tiêu toàn diện hóa sự phát triển của sinh viên, chúng tôi đã cùng UEF thực hiện nhiều chương trình về nhân sự (HR) và các buổi workshop về lãnh đạo, đồng thời thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo để nâng cao sự xuất sắc của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị kinh doanh”.
Môi trường tốt để nâng cao tiếng Anh
Trong xu thế hội nhập, UEF không ngừng nỗ lực nâng cao ngoại ngữ cho sinh viên bằng các chương trình học tập tiếng Anh theo lộ trình, tiếng Anh chuyên ngành, các chuyến học tập ngắn hạn ở nước ngoài…
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được tạo điều kiện trong học tập, thực tập, việc làm…; có nền tảng vững chắc khi gia nhập vào thị trường lao động Bạn Trịnh Hoài Nam - sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh (UEF) chia sẻ: "Cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết cùng chương trình đào tạo luôn cải tiến, gắn liền giữa kiến thức chuyên môn và thực tế giúp em từng bước hoàn thiện bản thân”.
Hoài Nam là một trong hai sinh viên UEF đã vượt qua vòng phỏng vấn và nhận được học bổng tham gia “Sakura Science Program 2023" tại Kanazawa Institute of Technology (KIT) Nhật Bản vào tháng 10/2023.
Nhiều hoạt động tăng cường kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Hiện sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của trường UEF có cơ hội tham gia thực tập và nắm bắt cơ hội việc làm tại các công ty, tập đoàn là đối tác chiến lược của trường ở nhiều vai trò, vị trí khác nhau.
Để tìm hiểu chi tiết về nhà trường và hình thức xét tuyển học bạ, truy cập:
https://www..edu.vn/tin-tuyen-sinh/ho-so-xet-tuyen-theo-de-an-tuyen-sinh-rieng-cua--433
Bích Đào
">UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ngành Quản trị kinh doanh
Kèo vàng bóng đá PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4: Gieo sầu cho cố nhân
Tôi hỏi thêm, sao anh thấy vở kịch hay, mà hồi nãy không thấy anh vỗ tay. Anh trả lời một cách hồn nhiên, “đã có người khác vỗ rồi, mình không vỗ cũng được”. Có lẽ hầu hết mọi người trong khán phòng hôm đó đều nghĩ như vậy, nên đã không có đủ những tràng pháo tay mà các nghệ sĩ xứng đáng được nhận.
Câu nói buột miệng của anh ấy: “Đã có người khác vỗ rồi, mình không vỗ cũng được” đã thực sự thức tỉnh tôi. Suy rộng ra, vậy ai sẽ thay đổi đất nước này, ai sẽ làm cho đất nước này hùng cường? Nếu ai cũng nghĩ rằng, đã có ai đó làm rồi thì sẽ không có ai làm cả và đất nước đó sẽ nghèo bền vững. Ai sẽ làm công ty này hùng mạnh? Nếu ai trong công ty cũng nghĩ là đã có người khác làm rồi tôi không làm cũng được thì có thể công ty sẽ phá sản. Ai sẽ làm cho gia đình này hạnh phúc? Nếu ai trong gia đình đó cũng nghĩ rằng, đã có ai đó làm rồi thì gia đình đó khó mà đầm ấm được…
Như vậy, trong mọi việc và mọi nơi, nếu tư duy “đã có người khác làm rồi, mình không làm cũng được” ngự trị và phổ biến thì sẽ hủy hoại quốc gia, tổ chức, gia đình và bản thân. Để tránh được điều này, chúng ta sẽ có thể điều chỉnh tư duy một chút, đó là, mình cứ tập trung vào công việc và bổn phận của mình, còn người khác có làm hay không, đó là việc của họ; mình hãy hành xử dựa trên lương tri và tiếng lòng của mình trước đã! Chẳng hạn, mình thấy kịch hay thì cứ vỗ tay, còn người khác có vỗ tay hay không thì đó là việc của họ; mình thấy cái gì nên làm, cần làm, phải làm và có thể làm thì cứ làm, còn người khác có làm hay không, đó là việc của họ, và đó cũng là cách nghĩ của con người độc lập và tự do.
Đôi khi ta quá quan tâm đến việc của người khác, nhưng lại chưa đủ quan tâm vào việc của mình. Chẳng hạn, nhiều ông chồng thỉnh thoảng vẫn thắc mắc là vì sao vợ không thương mình? Trong khi việc của chồng là thương vợ và cố gắng xứng đáng để được vợ thương, còn vợ có thương mình hay không, đó là việc của vợ. Và ngược lại, việc của vợ là thương chồng và cố gắng xứng đáng để được chồng thương, còn chồng có thương mình hay không, đó là việc của chồng. Khi cả hai vợ chồng đều thực sự nghĩ và sống như vậy thì chắc hẳn gia đình sẽ hạnh phúc hơn.
Tôi rất tâm đắc câu nói của nhà hiền triết Mahatma Gandhi, “Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời này”. Cho nên, thay đổi phải bắt đầu từ “tôi”, thay đổi đến từ “tôi”.
Với tư duy này, nếu hỏi rằng, ai sẽ thay đổi đất nước này, ai sẽ làm cho đất nước này hùng cường thì câu trả lời là “tôi” và ai cũng có thể là “tôi”.
Tôi sẽ làm cho đất nước này phát triển bằng cách làm cho tôi phát triển, bởi lẽ, khi tôi làm cho tôi sáng ra thì sẽ bớt cho đất nước một một người tăm tối, khi tôi trở thành một người tử tế thì sẽ bớt cho đất nước một kẻ không ra gì… Có lẽ không có cống hiến nào cho đất nước, cho cuộc đời này lớn hơn là trở thành một người tử tế. Vì khi mình là người thực sự tử tế thì làm gì cũng tử tế, bất kể là làm ăn, làm việc, làm nghề, làm dân, làm cha/mẹ, làm vợ/chồng, làm dâu/rể, làm con cái, làm bạn bè…
Đó cũng là lý do mà trong cuốn sách “Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” (NXB Tri Thức, 2015), tôi có đặt ra bốn tiền đề.
Quốc gia: Một quốc gia sẽ thịnh vượng và văn minh khi phần lớn người dân trong quốc gia đó đều làm đúng và làm tốt công việc của mình.
Tổ chức: Một tổ chức sẽ hùng mạnh khi phần lớn những thành viên trong tổ chức đó đều làm đúng và làm tốt công việc của mình.
Gia đình: Một gia đình sẽ hạnh phúc trọn vẹn khi tất cả các thành viên trong gia đình đó đều làm đúng và làm tốt công việc của mình.
Cá nhân: Một con người chỉ có thể thành công bền vững và hạnh phúc đích thực khi và chỉ khi người đó làm đúng và làm tốt tất cả công việc của mình.
Vậy, “việc” là việc gì? và thế nào là “đúng”?
Hành trình đi tìm lời đáp cho hai câu hỏi này cũng là hành trình đi tìm chân lý, đi tìm bản chất và chân giá trị của mọi thứ. Đó cũng là hành trình khai minh của muôn người và muôn đời.
Thực ra, công việc của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm Làm người, Làm dân và Làm nghề (làm nghề trong công sở và làm nghề trong gia đình). Lựa chọn “đúng việc” hay “sai việc” của mỗi người trong từng công việc ấy sẽ làm nên con người và cuộc đời của họ, cũng như làm nên gia đình, tổ chức và xã hội mà họ đang sống.
Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú, cỏ cây và máy móc, con người tự do thì khác với con người nô lệ, con người công cụ, con người phận vị, con người hoang dã; công dân thì khác với thần dân hay nô dân; người thầy thì khác với thợ dạy hay máy dạy; trí thức thì khác với trí nô; nhà văn thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; lãnh đạo thì khác với cầm quyền; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn…
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn đó, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa những lựa chọn đó? Làm sao có thể làm đúng khi chưa biết đâu là cái đúng? Làm sao “làm ra chính mình” hay “được là chính mình” khi chưa biết đâu là mình?... Hành trình “tôi đi tìm tôi” đó cũng chính là hành trình khai minh của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở.
Lâu nay nhiều người vẫn than thở là xã hội, thế giới và thời cuộc bây giờ có quá nhiều điều khiến chúng ta phải trăn trở. Vậy căn nguyên của những gì đang diễn ra trong xã hội, căn nguyên của những vấn đề mà con người ngày nay đang gặp phải là gì và do đâu?
Tôi cho rằng, những thực trạng mà chúng ta đang nhìn thấy ngày nay của con người, của gia đình, của tổ chức, của xã hội bắt nguồn sâu xa từ việc có quá nhiều thứ chưa được trả lại bản chất và chân giá trị của nó, cũng như có quá nhiều người chưa hiểu đúng và làm tốt những “công việc” của mình.
Do vậy, để con người và gia đình hạnh phúc, để tổ chức thành công và quốc gia hùng cường thì hãy bắt đầu từ chuyện bàn về “đúng việc” và “sai việc”, cũng như cần tư duy lại, định nghĩa lại mọi thứ và tìm về chân giá trị của mọi vấn đề.
Chẳng hạn “làm nghề” thì bao gồm trong công sở và làm nghề trong gia đình. “Làm nghề” trong công sở chính là làm bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, kế toán, bảo vệ, thư ký, công nhân… Còn “làm nghề” trong gia đình chính là làm cha/mẹ, vợ/chồng, làm con cái, làm ông/bà, dâu/rể, làm anh, chị, em… Nghĩa là, cha có việc của cha, mẹ có việc của mẹ, vợ có việc của vợ, chồng có việc của chồng, con cái ông bà nói chung mỗi người sẽ có bổn phận riêng của mình trong gia đình, chỉ cần một thành viên trong gia đình làm không đúng hoặc làm không tốt công việc hay bổn phận của mình thôi thì gia đình khó có hạnh phúc trọn vẹn.
Nghề làm cha mẹ ngày nay cũng vô cùng thách thức, làm cha mẹ giúp con có khả năng tự lực khai phóng, giúp con khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng để con trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú, thì khác với việc thao túng con để biến con cái trở thành người mà cha mẹ muốn (nhưng không chắc đó là tố chất, tiềm năng và ước nguyện của con). Cha mẹ muốn dạy con thành người thì trước hết phải xem “con người” lớn hơn “con mình”. Vì chỉ khi xem con cái là con người mới có thể giúp con khai tâm và mở trí để phát huy tiềm năng và hiện thực ước nguyện tốt lành của con, còn khi xem con cái chỉ là “con mình” thì rất dễ biến con thành công cụ, thành tài sản hay thành vật trang sức của gia đình.
Riêng đối với doanh nhân thì “đúng việc” của doanh nhân là gì? Là làm kinh doanh đúng nghĩa và làm lãnh đạo đúng nghĩa? Vậy làm kinh doanh là làm gì? Tôi cho rằng, “kinh doanh làm kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội thông qua các sản phẩm dịch vụ tốt lành”. Không có doanh nghiệp nào lại không bán cái gì đó, và cái mà doanh nghiệp bán phải tốt lành mới là kinh doanh, còn nếu không tốt lành thì không phải là kinh doanh, mà chỉ là đội lốt kinh doanh mà thôi.
Còn làm lãnh đạo là làm gì? Lãnh đạo khai phóng là ai? Trước khi nói về lãnh đạo khai phóng thì trước hết hãy nói về con người tự do. Con người tự do đích thực sẽ không đi theo lãnh đạo, mà chỉ đi theo “lá cờ” đúng đắn mà lãnh đạo phất lên. Còn lãnh đạo khai phóng là người có khả năng dẫn dắt thành công những con người tự do để cùng nhau đạt được tầm nhìn và mục tiêu chung.
Như vậy, khi tập trung làm đúng và làm tốt công việc của mình (làm người, làm dân và làm nghề) cũng chính là cách tốt nhất để phát triển bản thân, đồng thời góp phần phát triển gia đình, tổ chức và đất nước. Có thể ta không thay đổi được hướng gió, nhưng ta có thể điều chỉnh được cánh buồm, vì cánh buồm nằm trong tay ta và thuyền vẫn có thể đi ngược gió. Khi nhiều người nghĩ như vậy và làm như vậy thì đất nước nhất định sẽ đổi thay và phát triển. Thay đổi đến từ “Tôi”, chính “Tôi” là sẽ người thay đổi đất nước!
Tập trung làm đúng và làm tốt công việc của mình (làm người, làm dân và làm nghề) cũng chính là cách tốt nhất để phát triển bản thân, đồng thời góp phần phát triển gia đình, tổ chức và đất nước. Có thể ta không thay đổi được hướng gió, nhưng ta có thể điều chỉnh được cánh buồm, vì cánh buồm nằm trong tay ta và thuyền vẫn có thể đi ngược gió. Khi nhiều người nghĩ như vậy và làm như vậy thì đất nước nhất định sẽ đổi thay và phát triển. ">Ai sẽ là người thay đổi đất nước?
Và rồi niềm khao khát đó cũng được Trung Kiên thể hiện rõ xuyên suốt cuộc thi quý 1 với một phong độ xuất sắc và dẫn đầu ở hầu hết các phần thi.
Ở phần thi Khởi động, Trung Kiên giành được 40 điểm, song chỉ đồng xếp ở vị trí thứ hai đoàn leo núi, tạm kém bạn chơi dẫn đầu 15 điểm.
Tuy nhiên, từ phần thi Vượt chướng ngại vật chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nam sinh Phú Yên.
Ngay sau khi hàng ngang đầu tiên của được lật mở, Trung Kiên đã nhanh chóng bấm chuông phát tín hiệu trả lời chướng ngại vật.
Với việc đưa ra đáp án chính xác là “VNeID” trước khi câu hỏi ở hàng ngang thứ 2 xuất hiện, Trung Kiên đã giành thêm được 60 điểm và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với 110 điểm.
Lúc này, nam sinh tạm hơn người xếp ở vị trí thứ hai 45 điểm. Cũng từ lúc này, nam sinh thể hiện sự vượt trội và điểm số cách biệt với các thí sinh còn lại cho đến hết cuộc thi.
Ở phần thi Tăng tốc, trong câu hỏi đầu tiên, chỉ duy nhất Trung Kiên đưa ra được đáp án chính xác và có thêm cho mình 40 điểm, nâng số điểm lên thành 150.
Sau đó, em có thêm 20 điểm để kết thúc phần thi này với 170 điểm, tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi, bỏ xa bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai 80 điểm.
Ở phần thi Về đích, Trung Kiên chọn gói câu hỏi 20-30-20.
Trả lời đúng 2/3 câu hỏi, Trung Kiên nâng điểm số lên thành 220.
Song chưa dừng lại ở đó, ở phần thi của bạn chơi Minh Anh, ở câu hỏi thứ hai với ngôi sao hy vọng, Trung Kiên đã giành quyền trả lời và có thêm 30 điểm nâng điểm số lên thành 250.
Ở câu hỏi thứ ba trong gói của bạn chơi này, Trung Kiên tiếp tục giành quyền trả lời song không đưa ra đáp án đúng, bị trừ 15 điểm còn 235.
Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) giành giải Nhất cuộc thi quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với điểm số 235, mang cầu truyền hình về với tỉnh Phú Yên. Chung cuộc, Trung Kiên giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý 1 với 235 điểm và mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2023 về với tỉnh Phú Yên.
“Em cảm thấy rất vui và vỡ òa cảm xúc khi mang được vinh quang này cho tỉnh Phú Yên”, Trung Kiên chia sẻ.
Xếp sau Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên), lần lượt là các em Nguyễn Hữu Tùng (Trường THPT Đơn Dương, Lâm Đồng) với 165 điểm, Chu Ngọc Quang Vinh (Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái) với 85 điểm, Nguyễn Phúc Minh Anh (Trường THPT Thạch Thất, Hà Nội) với 5 điểm.
Đường lên đỉnh Olympia đổi luật chơi, nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế
Chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 đã có sự thay đổi luật chơi ở phần thi Khởi động và tăng mức điểm ở phần thi Vượt chướng ngại vật.">Trần Trung Kiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024
Đỗ Quán Thành học sinh lớp 11 Trường Trung học Ngoại ngữ Nam Kinh đạt Huy chương Vàng Olympic Tin học. Ảnh: QQ News Trong suy nghĩ của nhiều người, viết code là công việc nhàm chán. Tuy nhiên, khi đối mặt với các dòng mã, Quán Thành cảm thấy hứng thú. "Mỗi ngày, em thường dành 4-5 tiếng viết mã. Em luôn tối ưu hóa mã sau khi giải quyết vấn đề, nghĩa là tìm ra giải pháp tối ưu chỉ làm 1 lần", nam sinh cho hay.
Khi được hỏi kế hoạch tương lai, ngoài tham dự Olympic Tin học quốc tế 2024, nam sinh cho biết sẽ tập trung chuẩn bị cho kỳ thi tài năng trẻ của Đại học Thanh Hoa. Mục tiêu năm mới Quán Thành hướng đến là đỗ vào Chương trình tài năng trẻ Khoa học máy tính Yao (thuộc Đại học Thanh Hoa).
Chương trình Yao do Nhà Khoa học máy tính Andrew Yao (Diêu Kỳ Trí) - người đầu tiên ở Trung Quốc nhận được Giải thưởng Turing thành lập (Turing là giải thưởng do Hiệp hội Khoa học máy tính Association for Computing Machinery trao cho các cá nhân hoặc tập thể có đóng góp quan trọng trong ngành).
Nhắc đến sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện nay, nam sinh bộc bạch: "Điều này, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho em, không ngừng đổi mới và xây dựng các thuật toán nhanh và tốt hơn. Em hy vọng tương lai có thể áp dụng kiến thức chuyên môn học được trong lĩnh vực khoa học máy tính để đóng góp cho quê hương".
"Em tin rằng những đổi mới của ngành công nghiệp máy tính và sự phát triển của các phần mềm hiện nay, chắc chắn mang lại lợi ích cho nhân loại", Quán Thành chia sẻ thêm.
Nói về Quán Thành, thầy Lý Ngạn - giáo viên chủ nhiệm của nam sinh tâm sự: "Thành là học sinh xuất sắc, những nỗ lực của em được mọi người ghi nhận. Mặc dù đủ điều kiện xét tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa nhưng em chưa bao giờ tự hào về tài năng của bản thân. Thay vào đó, Thành luôn chăm chỉ và tự giác, cố gắng hoàn thành mọi việc không ỷ lại".
Không chỉ học hành chăm chỉ, đạt nhiều thành tích tốt, Quán Thành luôn dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường, lớp. "Khi biết trường tổ chức một số kỳ thi hoặc các hoạt động ngoại khoá, Thành tích cực đăng ký làm tình nguyện viên", thầy Lý Ngạn chia sẻ thêm.
Ngoài đam mê Tin học, nam sinh còn đầu tư vào sở thích như: Vượt qua 9 cấp độ chuyên gia trò Sudoku, trình độ chơi piano đạt cấp 10. Tham gia chương trình Siêu trí tuệ Trung Quốc, nam sinh lọt vào top 100 cả nước. Về thể thao, Quán Thành thích chơi bóng đá, cầu lông, bơi lội,...
Trong năm 2023, Quán Thành còn giành giải Nhất tỉnh Giang Tô trong Cuộc thi sáng tác Khoa học viễn tưởng Quốc gia lần 9 dành cho học sinh trung học. Chia sẻ với truyền thông, nam sinh cho biết hứng thú với khoa học viễn tưởng sau khi đọc xong tiểu thuyết Tam thể của tác giả Lưu Từ Hân (Three body - Cixin Liu).
Theo QQ News
Thầy giáo về hưu khởi nghiệp, sở hữu khối tài sản 120.000 tỷ đồng ở tuổi 88TRUNG QUỐC - Năm 1995, ông Ngô Chí Cương về hưu sau hơn 20 năm đứng bục giảng. Ở tuổi 62, ông quyết định khởi nghiệp đến nay khối tài sản lên đến hơn 36 tỷ NDT (124.000 tỷ đồng).">Nam sinh lớp 11 mê viết code, đạt Huy chương Vàng Olympic Tin học