您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Kuressaare, 22h00 ngày 22/4: Tự tin lấn lướt chủ nhà
NEWS2025-04-23 08:57:34【Giải trí】8人已围观
简介 Pha lê - 21/04/2025 16:44 Nhận định bóng đá g khoa pug có bao nhiêu bitcoinkhoa pug có bao nhiêu bitcoin、、
很赞哦!(516)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4: Nối dài ngày vui
- 82 lời răn về cách sống ai cũng phải đọc
- Việc làm của bà mẹ thật đáng xấu hổ
- Đánh ghen ầm ĩ giữa phố được 5 phút, tôi đánh mất cả gia đình, con bị trầm cảm
- Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 22/4: Trận cầu “6 điểm”
- Đấu giá được 60 triệu chiếc váy Mai Phương từng mặc
- Nhiều vật phẩm độc, lạ tại Triển lãm Tem bưu chính quốc gia Vietstampex
- Cận cảnh 3 người Việt trẻ đối thoại với Tổng thống Obama
- Soi kèo góc Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
- Kỳ vọng gì ở Bộ trưởng Giáo dục mới?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Ảnh minh họa: PX Ở tuổi 65, sức khỏe của tôi ngày càng yếu đi, tôi lo một ngày nào đó mình không còn minh mẫn nữa thì số tiền gửi ngân hàng sẽ thất thoát, việc chia tài sản sẽ khó khăn. Vì vậy, tôi gọi con trai đến dặn dò rằng sau này căn nhà sẽ thuộc về nó, số tiền 600 triệu tôi tích cóp được gửi ngân hàng, tôi cũng trao cho con trai. Tôi nói sau này tôi có mệnh hệ gì, hãy đưa cho em gái 100 triệu, còn lại là của nó để có trách nhiệm chăm sóc tôi và thờ cúng tổ tiên.
Những tưởng con trai tôi sẽ vui mừng lắm nhưng nó lại tỏ ra bối rối: “Làm thế có được không mẹ? Cái Lan cũng là con của mẹ. Chia như vậy con bé biết chuyện sẽ buồn đấy”.
Tôi nói với con trai rằng con gái đi lấy chồng là con nhà người ta rồi, tôi không trông mong gì ở nó. Tuổi già tôi chỉ có thể dựa vào vợ chồng con trai, ốm đau tôi cần chúng nó chăm sóc lo toan, nên chuyện này cứ để yên. Tôi tin rằng nếu không cho con gái biết về số tiền tiết kiệm thực có thì con bé cũng không thắc mắc gì đâu.
Thế rồi hôm đó tôi bị trượt chân ngã trong nhà tắm, đau nhức khắp người không đứng dậy được. May mắn tôi có cầm điện thoại theo, tuy nhiên tôi gọi con trai và con dâu mãi không được. Cuối cùng tôi phải gọi con gái cầu cứu. Con bé nghe tin vô cùng lo lắng, vợ chồng nó đến ngay sau đó và đưa tôi đi viện.
Bác sĩ nói rằng tôi bị gãy chân phải bó bột, tôi sẽ nằm viện một tuần rồi về nhà hồi phục dần dần. Mọi thủ tục sau đó, con gái và con rể tôi đã nhanh chóng lo hết để tôi được chữa trị thuận lợi. Mãi mấy tiếng sau, vợ chồng con trai mới biết chuyện, vào viện thăm tôi.
Một tuần nằm viện, các con thay nhau chăm sóc tôi chu đáo. Tôi đau lắm, vết gãy nhức đến nỗi tôi không thể ngủ khi muốn, làm gì cũng khó khăn. Cơ thể mệt mỏi rã rời, tôi cứ cố nhắm mắt nằm đó miên man, chếnh choáng. Khi ấy, tôi nghe thấy tiếng bệnh nhân giường bên cạnh nói chuyện với con gái tôi:
“Bác thật sự ghen tị với mẹ cháu đấy. Con trai con gái đều rất hiếu thảo, chăm sóc mẹ cẩn thận chu đáo quá. Từ khi bác nằm viện đến giờ, con gái bác còn chưa đến lần nào, nó chỉ gọi điện mà luôn miệng nói bận, rồi còn kêu chăm sóc mẹ là trách nhiệm của con trai và con dâu”.
Con gái tôi cười hiền: “Mẹ cháu yêu thương anh em cháu lắm, lại còn đối xử rất công bằng nữa, điều đó khiến chúng cháu không thể không hiếu thảo với mẹ. Gần đây biết sức khỏe yếu đi, mẹ đã dặn dò anh trai cháu kỹ lưỡng rằng ngôi nhà là để cho anh, còn toàn bộ khoản tiết kiệm mẹ tích cóp được đều giao cho cháu hết rồi bác ạ…”.
Lời nói của con gái khiến tôi bàng hoàng. Tôi đã đưa tiền tiết kiệm của mình cho con gái từ khi nào? Lẽ nào con trai đã không làm theo ý tôi mà đưa hết tiền tiết kiệm cho em, thế nên con bé mới xin nghỉ phép và sẵn sàng phục vụ tôi dù trước giờ tôi luôn coi nhẹ nó hơn anh trai.
Khi đến lượt con trai đến chăm tôi, tôi đã hỏi nhỏ nó về điều này. Con trai kể rằng ngay sau khi tất toán sổ tiết kiệm của tôi, con đã gặp và chuyển ngay cho em gái 500 triệu. Nó chỉ cầm lại 100 triệu để giữ lưng phòng khi có việc khẩn cấp. Con trai nói em gái cũng còn khó khăn nên nó không thể tham lam nhận tất tài sản của mẹ. Hơn nữa việc chăm sóc mẹ là trách nhiệm của cả con trai và con gái, anh em nó sẽ biết bảo ban nhau nên tôi không phải lo lắng gì cả.
Lời con trai nói khiến tôi rất xúc động và tự thấy hổ thẹn. Hóa ra tôi già rồi mà vẫn hồ đồ, tôi đã cư xử chưa tốt với con gái của mình. May mắn là con trai tôi hiếu thuận và chín chắn, nó đã làm đúng và giúp tôi nhận ra thiếu sót của bản thân. Nỗi vất vả bao năm vừa làm bố vừa làm mẹ của tôi đã được đền đáp xứng đáng. Tuổi già không biết có thể sống khỏe được bao lâu nữa nhưng tôi đã cảm thấy mãn nguyện và yên lòng!
Độc giả giấu tên
Chồng tôi ấm ức vì bố mẹ chia tài sản không công bằng
Chồng tôi có một người anh sinh đôi. Thấy bố mẹ bất công khi chia tài sản, chồng tôi tức giận, không chịu liên lạc với nhà nội.">Trao hết tài sản cho con trai, tôi bàng hoàng khi nghe chuyện của con gái
Mới đây, cư dân mạng bán tín bán nghi Đông Nhi đang mang thai con đầu lòng cho Ông Cao Thắng. Nhận định này được cho là xuất phát từ nội dung cuộc trò chuyện giữa nữ ca sĩ với em chồng - rich kid Ông Thoại Liên.
Cuộc trò chuyện với Ông Thoại Liên dấy lên nghi ngờ Đông Nhi mang thai con đầu lòng.Thấy chị dâu có da có thịt hơn trước, Thoại Liên bình luận: "Nhìn phúc hậu quá chị yêu". Đáp lại lời em, Đông Nhi mập mờ: "Ý em là..." và được Ông Thoại Liên "chốt" bằng câu: "Sắp lên level khác rồi, đổi tướng đổi số nà. Em thích chị bây giờ".
Qua cuộc trò chuyện, người hâm mộ cho rằng em gái Ông Cao Thắng đang ẩn ý đến việc chị dâu mang bầu. Bởi không dĩ nhiên, cô lại khẳng định Đông Nhi "đổi tướng đổi số" và "thích chị bây giờ".
Trước đó, hình ảnh nữ ca sĩ tại buổi tổng duyệt chương trình càng khiến fans thêm phần chắc chắn. Trong ảnh, Đông Nhi diện đồ đen nhưng phần bụng của cô nhô nhẹ hơn bình thường. Đặc biệt, bàn tay của nữ ca sĩ liên tục đặt lên bụng - hành động quen thuộc mà các bà bầu hay làm khi đang mang thai.
Thân hình Đông Nhi tròn trĩnh hơn trước.Không những thế, trong bộ ảnh mới nhất, Đông Nhi gây xôn xao với gương mặt bầu bĩnh, thân hình tròn trĩnh. Điều này càng khiến người hâm mộ nghi ngờ vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng có tin vui sau 4 tháng kết hôn.
Tuy nhiên, tất cả nhận định chỉ là phán đoán của cư dân mạng. Thực hư thế nào phải chờ cặp sao lên tiếng mới rõ.
Mây/2sao
Khi lòng tốt bị méo mó vì dư luận: Đông Nhi keo kiệt, Trấn Thành thờ ơ?
- Sự áp đặt chủ quan của một bộ phận cư dân mạng xoay quanh số tiền làm từ thiện của các nghệ sĩ đang trở thành đề tài gây tranh cãi và dậy sóng dư luận tuần qua.
">Chỉ sơ hở một câu, em chồng Đông Nhi để lộ thông tin chị dâu đang mang bầu?
NTK Tommy Nguyễn vừa trình làng 2 bộ sưu tập mới trong show diễn thời trang Angel Night tại TP.HCM, Top 5 người đẹp tài năng Miss World Vietnam 2022 - Nguyễn Vĩnh Hà Phương cũng xuất hiện với vai trò là một người mẫu catwalk. Trải nghiệm lần đầu làm người mẫu chuyên nghiệp catwalk tại một show thời trang lớn là một thử thách lớn với Hà Phương. Chung sàn với nhiều cái tên lớn như Hoa hậu Siêu quốc gia Châu Á Ngọc Châu hay Top 5 Hoa hậu hoàn vũ 2019 Đào Hà nhưng Hà Phương vẫn tự tin sải bước trên sàn diễn. Cô là một trong những người mẫu trẻ được các NTK gửi gắm và trình diễn 6 mẫu thiết kế ấn tượng. Mỗi bộ trang phục mang một màu sắc, hơi hướng khác nhau, cô gái 18 tuổi Hà Phương vẫn có thể lột tả hết từng đường nét của từng bộ trang phục. Lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau khi tham gia Miss World Vietnam 2022 và đạt thành tích top 5 người đẹp tài năng, Nguyễn Vĩnh Hà Phương - cô gái 18 tuổi đến từ TP.HCM được đông đảo công chúng quan tâm bởi ngoại hình bắt mắt và tài năng của mình. Không chỉ có một giọng hát đẹp, được trau dồi tài nhạc viện TP.HCM, Hà Phương còn có thể giao tiếp thành thạo 2 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, tiếng Pháp. Còn thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại một đấu trường nhan sắc và out top nhưng Hà Phương nhận được sự nuối tiếc của khán giả. Cô có lượng fan sắc đẹp của riêng mình và họ đều kỳ vọng cô trau dồi kỹ năng và sớm trở lại với đấu trường nhan sắc khác phù hợp. Ngân An
">Top 5 Người đẹp tài năng Miss World Vietnam 2022 lần đầu diễn thời trang
Nhận định, soi kèo HNK Gorica vs Dinamo Zagreb, 20h00 ngày 23/4: Sáng cửa dưới
Những ngày qua, câu chuyện cả nước chung tay chống dịch Covid-19 trở thành tâm điểm chú ý. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc mọi người đứng ra quyên góp, đồng hành cùng nhà nước, tuân thủ đúng các quy định về cách ly thì sự nỗ lực, hy sinh của các y bác sĩ, công an, bộ đội, tình nguyện viên... cũng khiến dư luận ấm lòng.
Những tình nguyện viên, đội hậu cần ở đây tranh thủ chợp mắt với cảnh nằm ngoài trời, lấy chiếu thay mền sau những ca làm việc. Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ loạt hình ảnh được chụp tại khu cách ly ở ký túc xá ĐH quốc gia TP.HCM. Cụ thể, những tình nguyện viên, đội hậu cần ở đây tranh thủ chợp mắt với cảnh nằm ngoài trời, lấy chiếu thay mền sau những ca làm việc. Hình ảnh này khiến mọi người thêm khâm phục, biết ơn sự hy sinh của họ trong thời điểm cần sự đồng lòng. Không riêng gì cộng đồng mạng, nhiều nghệ sĩ cũng không giấu được sự xúc động khi nhìn thấy khoảnh khắc đẹp này.
NSND Hồng Vân trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh được chia sẻ trên mạng. Trên trang cá nhân, NSND Hồng Vân viết: "Xin tri ân các bạn, các con, các cháu…, nhìn tấm hình mà nước mắt cứ trào ra. Những ai còn nghĩ đến mình nhiều quá xin hãy dừng lại đi, chỉ có quê hương và gia đình".
Diễn viên Ngọc Lan đã chia sẻ về trang cá nhân và bày tỏ: "Không chỉ những hình ảnh này mà những ngày gần đây Lan cũng thấy xúc động với hình ảnh những cô y tá mà trên mặt đầy vết hằn do đeo khẩu trang quá lâu, rồi hình ảnh một anh đang ngồi dưới đất ăn vội hộp cơm, trên người còn mặc bộ đồ bảo hộ. 24/24 giờ họ làm việc mà không được về nhà, phải mặc nguyên đồ bảo hộ như vậy, điều kiện ăn uống, ngủ nghỉ cũng không được thoải mái. Đó là sự hy sinh của họ để bảo vệ sức khỏe cho mình và Lan thật sự cảm thấy biết ơn", Ngọc Lan chia sẻ.
Diễn viên Ngọc Lan đã chia sẻ về trang cá nhân. MC Nguyên Khang còn dẫn lời từ bài hát ''Khát vọng tuổi trẻ'' để thể hiện sự biết ơn và trân trọng khi nhìn thấy hình ảnh này. Anh viết: “Một hình ảnh chạm đến trái tim của bất kỳ người xem nào vì nó đã nói lên sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ và những tình nguyện viên đang cùng cả nước chống dịch. Tôi từng nghe trong bài ''Khát vọng tuổi trẻ'' có câu hát: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, và sự hy sinh của các bạn trẻ thật khiến bất cứ ai cũng ngưỡng mộ".
Ca sĩ Trúc Nhân cũng bày tỏ: "Việt Nam ơi, mệt không? Đất nước này nợ các anh quá nhiều lời cảm ơn".
MC Vũ Mạnh Cường tâm sự: "Thức tỉnh và biết ơn. Tôi có đứa em ruột là bộ đội nên tôi hiểu lắm điều này. Thấy em cùng đồng đội trực liên tục mà thương và xót. Gia đình ủng hộ, động viên và bản thân các chiến sĩ vẫn vui vẻ và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Nếu ai đó vẫn chê ỏng chê eo điều kiện cách ly chưa xứng tầm, vẫn cảm thấy "không thoải mái", vẫn nghĩ rằng "làm nhiệm vụ theo ca" thì hình ảnh này giúp họ thức tỉnh, buộc họ có cái nhìn đúng đắn và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Còn với tất cả chúng ta, những người dân Việt Nam, hình ảnh này đánh động mạnh mẽ lòng biết ơn, chúng ta mãi không bao giờ quên những nỗ lực, hy sinh của bao con người vì cuộc sống bình yên, an lành trong trận chiến cùng dịch bệnh. Có những chiến sĩ âm thầm, bình dị và đầy hy sinh như thế trong những ngày tháng khó khăn, thử thách này! Xin cảm ơn thật nhiều".
Ca sĩ Bùi Lê Mận ủng hộ 50 triệu chống dịch Covid-19. Cùng với các nghệ sĩ khác, á hậu Kiều Loan cảm thấy thương và bày tỏ sự khâm phục khi nhìn thấy hình ảnh những tình nguyện viên “nằm đường đắp sương”.“Mình không thể giúp gì được trực tiếp mà chỉ có thể ủng hộ tinh thần. Không cần làm gì nhiều cho chiến sĩ đâu, chỉ cần ở nhà và đừng đi lung tung, tránh lây nhiễm bệnh và làm khổ thêm nhiều người khác đã là hành động thiết thực rồi. Loan mong những hình ảnh này sẽ được chia sẻ nhiều hơn để mọi người cùng thấy được”, người đẹp chia sẻ.
Á hậu Phương Nga bộc bạch: "Mọi người đã vất vả nhiều rồi. Một hình ảnh chạm đến trái tim của bất kỳ người xem nào vì nó nói lên sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ và những tình nguyện viên đang cùng cả nước chống dịch''.
Bên những lời động viên, chia sẻ và xót xa cho các tình nguyện viên, y bác sĩ đang ngày đêm cố gắng cùng đẩy lùi Covdi-19, nhiều nghệ sĩ khác tiếp tục ủng hộ tiền và hiện vật như ca sĩ Đan Trường cùng với bạn bè và FC cũng đã trao tặng 500 chai Gel nước rửa tay loại 500ml và 10.000 khẩu trang y tế 4 lớp dành cho cho các công an an ninh sân bay, các chiến sĩ và tình nguyện viên ở các trung tâm cách ly dịch. Ca sĩ Bùi Lê Mận ủng hộ 50 triệu, người đẹp Lê Âu Ngân Anh ủng hộ 60 triệu chống dịch Covid-19.
Ngân An
Gia đình Tiên Nguyễn cam kết đóng góp 30 tỷ đồng
Sáng 20/3, doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn thông báo sẽ ủng hộ 30 tỷ đồng chống dịch và giúp đỡ người dân miền Tây.
">Sao Việt rơi nước mắt trước hình ảnh tình nguyện viên khu cách ly
Trong năm 2015, có hai quyển sách về ký ức tuổi thơ Hà Nội vào thời bao cấp những năm 70 và 80 thế kỷ trước ra mắt bạn đọc, là Quân khu Nam Đồng và San San chân to đi xốp.
Quân khu Nam Đồnglà những câu chuyện tuổi mới lớn của các cô bé cậu bé “con nhà lính” - những đứa trẻ mới lớn thông minh nhưng khờ khạo, dũng cảm nhưng ngốc nghếch, lãng mạn và vụng về.
Còn San San chân to đi xốp mở ra một thế giới vui tươi sống động của những đứa trẻ Hà Nội trong những năm tháng bình dị, nên thơ, ngay cả khi thực tế đời sống nhiều gian khó.
Tác giả cuốn San San chân to đi xốp là Quỳnh Lê, sinh tại Hà Nội, từng là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam và Văn phòng Thông tấn xã Pháp AFP tại Hà Nội. Hiện chị sống và viết ở nước ngoài.
Chị Quỳnh Lê Ai cũng lưu luyến về một quãng thời gian đã mất
Những năm 80 chỉ có những thú chơi khá nghèo nàn so với thời đại nghe nhìn đầy ắp sản phẩm bán sẵn hiện nay. Theo chị, điều gì khiến nhiều người trong thế hệ đó quyến luyến tuổi thơ của mình đến vậy?
- Có lẽ là do không gian. Ngày đó, thành phố không chật hẹp như bây giờ. San San là một đứa con gái gầy gò, tóc bay toán loạn, chân hơi to quá cỡ, trong đầu lúc nào cũng đầy ắp đồ ăn và những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Nó thích đi lang thang trên mái nhà, trèo rào, nuôi một con mèo ú hay ăn vụng, làm bạn với một con chó rụng răng ngồi canh gốc cây chùm ruột và một con heo chuyên đi tìm nấm truffle...
Con bé lớn lên trong một ngõ nhỏ ở Hà nội vào một thời điểm đặc biệt, khi bầu trời quanh năm xanh vời vợi, phố yên tĩnh và mênh mông, những hàng rào sắt chưa mọc lên trên sân Nhà Thờ Lớn, Chùa Bà Đá vẫn còn cây ngọc lan và hồ Gươm phẳng lặng, xanh ngắt như tấm ngọc phỉ thuý đang chìm trong giấc mộng Nam Kha.
Con bé lớn lên, như Marcel Proust nói, trong một quãng thời gian đã mất.
Không phải chúng ta, ai cũng lưu luyến về một khoảng thời gian đã mất của mình?
Tôi lại muốn chị làm một phép so sánh, về tuổi thơ ngày ấy – bây giờ. Nếu được lựa chọn, chị sẽ chọn cho mình thời điểm nào để sinh ra?
- Sự thật là sẽ chẳng thể có sự lựa chọn nào đúng không? Người ta không thể chọn khi nào được sinh ra cũng như ai là cha mẹ của mình. Câu chuyện San San chân to đi xốp giống một lời tri ân với quá khứ hơn là sự nuối tiếc. Con người ta nên trân trọng quá khứ nhưng phải sống vì hiện tại và tương lai!
Lea và Pho mát Học cách lạc quan để sống tích cực hơn
Quyết định từ bỏ công việc phóng viên có khó khăn với chị không?
- Khi người ta hai mươi thì quả thật là nó không khó khăn lắm, vì tin tưởng rằng sẽ tìm thấy một con đường khác. Với lại lúc đó tôi cũng có chút mong muốn một buổi sáng thức dậy không phải làm tin nữa nữa, và rồi có thể lên đường khám phá thế giới.
Nhưng đúng hơn thì chính là lấy chồng bỏ cuộc chơi.
Sau này tuy có tiếc, nhưng mà nghĩ kỹ lại, đó cũng nên là công việc của những người trẻ tuổi. Tôi vốn làm tin thông tấn mà, nhanh, chính xác, chứ không được từ tốn, uyển chuyển, thanh nhã như những lĩnh vực khác.
Việc dành thời gian cho gia đình, con cái với chị quan trọng tới mức nào, khi mà ở Việt Nam vẫn có những người phụ nữ được ca ngợi là hy sinh thời gian dành cho việc riêng vì công việc chung?
- Tất cả đều do hoàn cảnh mà thôi. Thuỵ Sỹ tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại không phải là một môi trường lý tưởng cho phụ nữ. Họ không khuyến khích phụ nữ làm việc, phần lớn phụ nữ ở đây khi có con sẽ ở nhà hoặc làm các công việc bán thời gian. Vì trước khi trẻ bốn tuổi thì không có trường công, mà nhà trẻ tư thì đắt một cách khủng khiếp.
Nhất là trong hoàn cảnh của chúng tôi, không có ông bà nội ngoại để nhờ vả thì mẹ ở nhà trông con chính là biện pháp tốt nhất.
Với chị, không làm việc là niềm vui, là may mắn hay sự... ấm ức?
- Vừa là sự may mắn vừa là thiệt thòi. Tôi có thể dành toàn bộ thời gian cho gia đình, không phải va chạm với xã hội đó là cái may mắn. Thiệt thòi vì không được làm việc, một công việc mà mình yêu thích và có thể làm rất tốt.
Tuy nhiên, cuộc sống, vốn không có gì hoàn hảo. Và khi không thể thay đổi cuộc sống, đành thay đổi thái độ đối với cuộc sống vậy. Học cách lạc quan để có một thái độ tích cực hơn đối với cuộc sống.
Ba mẹ con Học cách lạc quan và chuyển sang viết sách, dịch sách và nấu ăn? Tôi “nghe đồn” rằng chị nấu ăn rất ngon. Và hình như chị còn truyền cả cảm hứng nấu nướng cho các con? Tôi thấy có ảnh bé trai nhà chị đứng làm bánh từ khi còn nhỏ xíu, việc mà chẳng mấy bố mẹ ở đây dám để con động tay vào.
- Các con rất thích nấu ăn, nhất là làm bánh vì chúng có thể chạm tay trực tiếp vào bột sau đó nhào nặn linh tinh. Khi mình nấu ăn thì không cho các con nghịch xung quanh vì nguy hiểm. Lúc các con muốn nấu ăn thì cho các con làm chủ, mình ở bên cạnh giúp đỡ. Có rất nhiều sách dạy nấu ăn cho trẻ con, đơn giản, các con có thể ước lượng cân đong bằng bát, cốc hay thìa.
Nhưng mà bạn biết không, ở trường học cũng dạy làm bánh đó. Thỉnh thoảng buổi chiều cô giáo cho các con xuống phòng giáo vụ nặn bánh rồi cho vào lò của trường nướng. Có đợt lễ các cô dạy các con làm bánh rồi gói rất đẹp về tặng bố mẹ!
Bọn trẻ con được học rất nhiều kỹ năng sống và hiểu biết về môi trường, viết thì chắc chắn không đẹp và toán thì chắc là chậm hơn các bạn ở Việt Nam
Nhà trường giúp việc dạy con đơn giản hơn nhiều
Các “bạn Tây” vẫn nói “Con nhỏ, phiền muộn nhỏ, con lớn phiền muộn lớn”. Và chị, cũng như các bạn Tây, thường giải quyết nỗi "phiền muộn lớn, phiền muộn nhỏ" như thế nào?
-À, bọn trẻ con nhà tôi vẫn còn nhỏ nên may quá chưa có phiền muộn lớn. Thật ra bên này khi con còn nhỏ dễ nuôi vô cùng, vì không thể trông cậy vào ai nên các bà mẹ bắt buộc phải tổ chức cuộc sống một cách khoa học. Tới khi con bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu nổi loạn và có những ý tưởng riêng của mình, lúc đó mới vất vả.
Cũng may là Lea nhà tôi mới mười tuổi, vẫn là một đứa trẻ con mới chỉ bắt đầu thích đóng cửa phòng để yên ổn đọc sách và nghe nhạc.
Có điều phải công nhận rằng giáo dục ở bên này rất tốt. Nhà trường đã giúp tôi đơn giản công việc đi rất nhiều. Điều này có vẻ như ngược lại với ở Việt Nam, khi nhà trường chia gánh nặng của mình cho phụ huynh
Bọn trẻ con nói chung thích đi học vì chương trình nhẹ nhàng và ít bài tập. Cậu bé Pho mát nhà tôi chẳng hạn, năm nay vào lớp một. Cả tuần có hai bài tập, một bài tập viết ba dòng và một bài tập toán hoặc tiếng Pháp, điền câu trả lời vào ô trống.
Nhưng người ta lại dạy các cháu nhiều kiến thức khác. Chẳng hạn như tuần trước cháu học về hoạ sỹ Kandisky người Nga. Hay học vẽ tranh, may gối, tết vòng nhựa, nước bánh, thậm chí về cách ứng xử thế nào khi nhìn thấy chó để không bị cắn hay doạ sợ…
Đi thám hiểm Cháu đã được dạy để không bị chó cắn như thế nào hả chị?
- Có một cô rất dịu dàng mang tới trường một chú chó bec giê tên Hạt tiêu và một chú labrador tên Nemo. Cô ấy cho các cháu làm quen với chúng rồi hướng dẫn cách làm thế nào để nhìn thấy chó không sợ, không chạy, không để bị chúng cắn, khi chúng muốn lấy miếng bánh trên tay mình thì phải làm gì... Sau đó cô phát cho mỗi cháu một quyển sách có in tranh và chữ hướng dẫn cách xử sự trong từng tình huông cụ thể.
Còn nhiều điều khác nữa. Như là nhà trường thường xuyên cho các cháu học trồng cây, trồng rau trong vườn trường, học về cách vứt rác, phân loại rác để khỏi ô nhiễm.
Rồi cảnh sát tới trường dẫn các con đi sang đường phải đi thế nào, nha sĩ tới nói chuyện phải đánh răng ra sao...
Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui thú trước những điều con được dạy ở trường, vì có nhiều điều mình cũng học được thêm!
Chị thấy rằng mình là một bà mẹ truyền thống hay hiện đại? Chị có thể so sánh cách yêu con của chị hiện nay, với một người gần gũi nhất là mẹ chị, có gì giống và khác nhau?
- Khó trả lời nhỉ! Tôi nghĩ nên là một người mẹ linh hoạt, tuỳ theo hoàn cảnh mà ứng phó.
Có điều, tôi chưa bao giờ đặt ra mục tiêu là các con phải xuất chúng hay vĩ đại. tôi luôn cố gắng để các con là những đứa trẻ mạnh khoẻ, vui vẻ và trung thực.
Cũng chẳng so sánh cách yêu với mẹ được. Mẹ tôi vẫn luôn rất vất vả vì suốt đời bà chỉ nghĩ cho con cái.
Có điều này, có lẽ nói ra sợ các bà lại buồn, nhưng cũng nên tiết lộ với bạn về sự khác nhau của các bà nội bà ngoại ở nhà và ở bên này.
Bà ở Việt Nam thì thương cháu lắm, có gì cũng nhường cho cháu, rồi tắm rửa, mua đồ, ôm nựng suốt ngày được. Nhưng lại không biết cách chơi với các cháu. Các bà ở bên này thì chơi với trẻ con cực giỏi.
Vì vậy, rõ ràng đôi khi các bà ở nhà mình yêu cháu hơn rất nhiều nhưng lại không biết cách thể hiện.
Pho mát làm vườn Chị cho ví dụ về "chơi với trẻ con cực giỏi" đi! Tại sao các bà ở bên đấy lại có được kỹ năng này?
-Tôi nghĩ chả riêng các bà đâu, ngay cả các bố mẹ cũng thế, giống như họ không coi bọn trẻ con là trẻ con. Có rất nhiều trò chơi tập thể mà cả nhà có thể ngồi quây quần chơi với nhau, giúp trẻ con tăng cường trí nhớ, khả năng phân tích và tính toán.
Bà thì đóng vai cô giáo hay học sinh chơi trò lớp học với các cháu, đọc truyện, làm thủ công, vẽ tranh.
Mẹ tôi sang đây cũng bắt đầu chơi cầu lông hay thậm chí đá bóng với thằng nhóc con.
Rồi cả ngồi vẽ những bức tranh tập thể với bọn trẻ con, mỗi người một góc. Hay thi vẽ theo chủ đề. Vẽ mấy chủ đề xong thì tổng kết xem ai về nhất! Người lớn đều hồ hởi chơi như trẻ con vậy đó!
Những ngày thời tiết xấu, không ra ngoài chơi được thì đành để các con xem phim hoạt hình hoặc chơi điện tử. Smart phone thì gần như không. Rất nhiều nhà bên này còn chẳng có vô tuyến nữa. Nhưng nói chung các bậc phụ huynh bên này sẽ luôn cố gắng dành thời gian cho con ra ngoài đi dạo, chơi các môn thể thao ngoài trời hay đi tham quan bảo tàng, xem phim hay các triển lãm nghệ thuật…
Xin cảm ơn chị.
Chi Mai thực hiện
">Cựu phóng viên kể chuyện nuôi con ở trời Tây
- Hình ảnh giáo viên trèo đèo lội suối của những thầy cô cắm bản được thầy Tô Hồng Điệp, hiệu trưởng Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) đăng tải trên mạng xã hội.
Những hình ảnh ấn tượng trong việc cắm bản đứng lớp dạy học của giáo viên trường qua mạng xã hội, được mọi người chia sẻ và bình luận.
Để đi được đến Trường Mầm non Tà Mít, giáo viên phải trèo đèo lội suối....
Hình ảnh được thầy giáo Tô Hồng Điệp, hiệu trưởng Trường Mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) chia sẻ:
Những hình ảnh trên được thầy đăng tải với chú thích "Cùng nhau cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ"Từ trung tâm huyện vào xã Tà Mít, phương tiện di chuyển chủ yếu bằng thuyền thuê người dân chở, trung bình từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/người. Đoạn di chuyển bằng thuyền mất khoảng 2 tiếng rưỡi, sau đó giáo viên phải chuyển sang đi bộ, lội sông do mùa này nước sông cạn, thuyền không đi được. Có đoạn khác giáo viên phải băng đèo, vượt núi quanh co hiểm trở, mất thêm ít nhất 1 tiếng đồng hồ nữa mới vào được đến trường. Mỗi ngày cũng chỉ có 1, 2 chuyến đò nên nhiều khi giáo viên phải đợi cả ngày mới có lượt chở. Nhưng đặc biệt vất vả nhất là giáo viên không chỉ đi tay không mà ai cũng phải xách thêm lương thực, thực phẩm để sinh hoạt suốt cả tuần ở điểm trường.
Không chỉ vượt núi mà giáo viên còn phải lội sông, đi bộ mất cả tiếng đồng hồ và đi thuyền hơn 2 tiếng đồng hồ trên đoạn đường gần 75km từ trung tâm huyện vào xã Tà Mít để dạy học.
Hình ảnh này được thầy chú thích: "Ở đâu khó có giáo viên"
Chia sẻ với báo Dân tríthầy Tô Hồng Điệp cho biết: Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng các thầy cô ở các điểm trường dường như đã quá quen nên chẳng ai kêu khổ nữa, mà vẫn ngày đêm bám trường, bám lớp để mang cái chữ đến với học sinh vùng cao và vùng sâu như xã Tà Mít.
“Tôi chia sẻ những hình ảnh nói trên chỉ đơn giản là để mọi người có góc nhìn thông cảm và chia sẻ hơn với nỗi vất vả của giáo viên cắm bản, đặc biệt là ở những điểm trường vùng sâu vùng xa như Tà Mít”, thầy Điệp trải lòng.
Trường Mầm non Tà Mít gồm 1 điểm trường chính ở bản Ít Chom và 1 điểm lẻ ở bản Nậm Khăn, xã Tà Mít, với tổng số học sinh là 145 em.
Riêng ở điểm lẻ Tà Mít có 73 em học sinh chia thành 3 lớp.
Cũng ở điểm trường Tà Mít còn có khối tiểu học với 145 học sinh. Điểm trường lẻ Tà Mít ở khối mầm non có 6 giáo viên, đều là nữ cắm bản dạy học.
Khối tiểu học có 9 giáo viên cắm bản.
Nguyễn Thảo
">Hình ảnh giáo viên trèo đèo lội suối dạy học 'gây bão' mạng