Mỗi dịp cuối năm học,ấmgiấykhenđộcnhấtôngnộivẽtặngcháugáihọcmẫugiáu-23 việt nam câu chuyện về thưởng giấy khen cho học sinh lại làm giấy lên những tranh luận trong cộng đồng. Mới đây, tấm giấy khen của người ông vẽ tặng cháu được nhiều trang, nhóm trên mạng xã hội chia sẻ lại với tiêu đề: “Tấm giấy khen giá trị nhất” và vẫn đang được lan tỏa mạnh mẽ.
Ông nội không chỉ cẩn thận, khéo tay, mà còn tâm lý về lý do tặng lẫn ngày ký "Quyết định". |
Nụ cười rạng rỡ của cháu gái là thành quả lớn nhất của ông nội. |
Chủ nhân của câu chuyện “gây bão” này là anh Lê Hoàng Bảo Anh (Tây Ninh), cha của bé gái trong câu chuyện. Trong những bức ảnh anh chụp, người ông (cha của anh Bảo Anh) cẩn thận phác thảo bản vẽ bằng bút chì rồi mới dùng bút bi vẽ lại, tỉ mẩn từng chút để có được tấm giấy khen đẹp nhất tặng cháu gái.
Đáng chú ý là nội dung trong tấm giấy khen tặng cháu: “Thay mặt BGH trường Mầm non xã Phước Minh, ông nội quyết định tặng bằng khen cháu Lê Hoàng Bảo Ngọc, lớp lá 5 tuổi đã đạt thành tích Bé khỏe, bé ngoan, biết yêu thương ông bà, cha mẹ”.
Ngoài ra, ngày ký tặng đúng vào Tết thiếu nhi (1/6/2021). Việc làm tưởng chừng nhỏ nhoi ấy đã khiến nhiều người cảm động và ngưỡng mộ.
Để có được tấm giấy khen hoàn hảo, người ông đã phải tập vẽ thử trước đó. |
Hình ảnh người ông cặm cụi vẽ dưới ánh đèn, khi gọng kính đã hỏng được chắp nối thủ công khiến nhiều người rưng rưng xúc động. |
Anh Bảo Anh chia sẻ với VietNamNet: “Bé Bảo Ngọc gần 6 tuổi, năm sau sẽ lên lớp 1. Trong buổi đến trường cuối cùng ở bậc mầm non, các thầy cô giáo phát giấy khen cho nhiều bạn học khác, nhưng con không có nên buồn.
Trên đường về nhà, con luôn rầu rĩ than với bà nội (từ nhỏ con kêu bằng mẹ) suốt cả đoạn đường. Rồi về đến nhà, vừa nhìn thấy ông nội là con lại nói nữa. Mặt con buồn trông đến là tội. Ba tôi thấy vậy thì bảo: “Để ông nội tặng con giấy khen”.
Nói xong ba tôi lập tức đi vào phòng lấy giấy bút để vẽ thật. Buổi tối, khi mà con bé dần quên chuyện giấy khen thì bất ngờ nhận được món quà từ ông. Tôi cũng còn thấy rưng rưng xúc động. Thực sự ban đầu đăng lên chỉ vì thấy 2 ông cháu dễ thương, không ngờ nhận được sự quan tâm của cộng đồng đến vậy”.
Bài viết được chia sẻ trong một nhóm Facebook đã nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận tích cực. |
Giải đáp về cách xưng hô của cô bé với bà nội (gọi bà là mẹ), anh cho biết, hai vợ chồng anh chia tay khi bé Lê Hoàng Bảo Ngọc mới 16 tháng tuổi. Công việc lái xe khiến anh bận rộn, ít có thời gian bên con. Từ nhỏ cô bé đã gắn bó với ông bà nội, thậm chí còn bắt chước anh gọi bà nội bằng mẹ.
“Con bé biết hết. Mỗi khi có người tới chơi thấy lạ nên hỏi con: “Bà nội đâu?” là con chỉ vào mẹ tôi. Khi hỏi con vì sao lại gọi bà là mẹ thì con trả lời rất thật: “Vì con muốn có mẹ”. Thấy con bé hiểu chuyện, và sợ con cảm thấy thiệt thòi nên gia đình tôi cũng không ép con. Dần dần rồi quen. Cả nhà ai cũng dành hết tình thương cho con. Chính vì vậy mà khi nhìn thấy khuôn mặt tủi thân ấy, mẹ tôi thì hứa đền quà gấp đôi, con cha tôi lập tức đi vẽ giấy khen tặng cháu”, anh Bảo Anh chia sẻ thêm.
Hành động tâm lý của người cha khiến anh vừa cảm phục, cũng vừa muốn lưu lại cho con gái một kỷ niệm để đời nên anh đã mượn người đóng khung để giữ gìn.
Hạnh Phúc
Trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một số yêu cầu đối với ngành, mà nhiệm vụ hàng đầu là “học thật, thi thật và nhân tài thật”.