您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Tổng thống Pháp sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới sau khủng hoảng chính trị
NEWS2025-01-25 08:38:25【Bóng đá】2人已围观
简介Tổng thống Pháp sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới sau khủng hoảng chính trịCTVThứ bảy,ổngthốngPhápsẽbổnhiệmtngày âmngày âm、、
Tổng thống Pháp sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới sau khủng hoảng chính trị
CTV(Dân trí) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới trong ít ngày tới, sau khi Thủ tướng Michel Barnier từ chức vì không nhận được phiếu tín nhiệm từ quốc hội.
Ông Michel Barnier, một chính trị gia bảo thủ kỳ cựu, đã trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Pháp hiện đại khi ông từ chức hôm 5/12, sau khi quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm vì các kế hoạch tài chính của ông, chỉ 3 tháng sau khi ông được bổ nhiệm.
Trong bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc ngày 5/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẽ chỉ định người kế nhiệm ông Barnier "trong những ngày tới". "Ưu tiên hàng đầu sẽ là ngân sách", ông Macron nói.
Ông Macron cũng bác bỏ lời kêu gọi từ chức từ một số thành viên phe đối lập và tái khẳng định rằng sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 5/2027.
Ông Macron cho rằng các đảng cực hữu và cánh tả đã liên kết với nhau trong một "mặt trận chống Cộng hòa" để tạo ra "một mớ hỗn độn" nhằm lật đổ chính phủ.
"Nhiệm vụ mà các bạn giao phó cho tôi là kéo dài năm năm và tôi sẽ hoàn thành cho đến cùng", ông Macron nói.
Ông nói thêm, chính phủ mới nên đại diện cho nhiều đảng phái, sẵn sàng tham gia hoặc ít nhất là không chỉ trích. Tuy nhiên, ông không nêu rõ đó là những đảng phái nào.
Trong khi đó, Tổng thống Macron đề nghị ông Barnier và chính phủ của ông tiếp tục giữ vai trò tạm quyền cho đến khi thành lập chính phủ mới.
Bất kỳ thủ tướng mới nào cũng sẽ phải đối mặt với thách thức khi phối hợp với một quốc hội chia rẽ như ông Barnier từng gặp, đặc biệt là thông qua ngân sách vào thời điểm Pháp cần kiểm soát tài chính công.
Theo báo Le Parisien, ông Macron đã dùng bữa trưa hôm 5/12 với ông Francois Bayrou, người có khả năng sẽ kế nhiệm ông Barnier.
Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực đồng euro, đang vướng vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, giữa lúc quốc gia này vật lộn để kiềm chế thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Không rõ liệu chính phủ mới có được thành lập trước buổi lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris, nơi được cải tạo sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng năm 2019 vào 7/12 hay không. Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ tham dự.
Ông Macron nhấn mạnh rằng việc xây dựng lại nhà thờ và tổ chức Thế vận hội Paris thành công vào mùa hè như bằng chứng cho thấy Pháp có thể thực hiện được.
"Đó là bằng chứng cho thấy chúng ta có thể làm được những điều tuyệt vời. Chúng ta có thể làm được điều không tưởng", ông nói. "Thế giới ngưỡng mộ chúng ta vì điều đó".
Kim Tiến
Theo AFP很赞哦!(326)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
- Lamine Yamal kiến tạo siêu đẳng, CĐV trầm trồ thán phục
- Bé F0 ở TP.HCM khóc đòi mẹ, người lớn chỉ có thể dỗ từ xa
- Những ôtô phổ thông đắt như xe sang tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo U20 Verona vs U20 Inter Milan, 22h00 ngày 22/1: Vóc dáng ứng viên vô địch
- Volkswagen giảm giá xe cao nhất 500 triệu đồng
- Cơn ghen tàn độc của cụ ông 70 tuổi
- Vợ lấy cớ về ngoại để 'ngoại tình' với cậu bạn thân và cái kết không ngờ đến nhất
- Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 20/1: Khách làm chủ
- Tour miền Tây mùa nước nổi giảm sức hút
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Al Jazira, 20h05 ngày 21/1: Đối thủ yêu thích
- 1. Xem việc yêu xa như là một cơ hội.
“Nếu bạn muốn sống cùng nhau, trước tiên bạn cần học cách sống xa nhau”. Hãy xem việc yêu xa là một hành trình học tập của cả hai bạn. Hãy xem đó như một phép thử tình yêu của hai bạn dành cho nhau.
Như câu nói của người Trung Quốc, “Vàng thật không sợ thử lửa”. Thay vì nghĩ rằng mối quan hệ xa cách này đang kéo hai bạn ra xa nhau, bạn nên tin rằng thông qua trải nghiệm này, cả hai sẽ gắn kết với nhau bền chặt hơn.
2. Biết được lịch trình làm việc và nghỉ ngơi của đối phương.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết khi nào người kia bận và khi nào họ rảnh để bạn có thể nhắn tin hoặc gọi điện vào đúng thời điểm.
Bạn sẽ không muốn làm phiền người yêu của mình khi anh ấy/ cô ấy đang làm việc hoặc đang họp. Điều này đặc biệt cần thiết khi cả hai bạn sống ở múi giờ khác nhau.
3. Đặt ra một số quy tắc cơ bản.
Cả hai bạn cần phải rõ ràng với những gì bạn mong đợi ở nhau trong mối quan hệ yêu xa này.
Đặt ra một số quy tắc cơ bản để không ai trong số các bạn làm những điều khiến đối phương ngạc nhiên hay thất vọng.
4. Cố gắng dành một chút thời gian cho người yêu của bạn mỗi ngày.
"Chào buổi sáng" và "Chúc ngủ ngon" mỗi ngày - đây là điều bạn nên làm. Đặc biệt, hãy cố gắng cập nhật cho đối phương về cuộc sống của bạn.
Thay vì chỉ kể chuyện, thỉnh thoảng bạn có thể gửi cho đối phương những hình ảnh, đoạn âm thanh và video ngắn về mọi hoạt động trong cuộc sống của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được yêu mến và được chia sẻ.
5. Trung thực và tin tưởng.
Nếu bạn đã biết rằng đi câu lạc bộ hoặc đi uống rượu với nhóm bạn của mình vào đêm muộn sẽ làm mất lòng người yêu của bạn, bạn có thể: hoặc là không làm điều đó hoặc là nói trước với họ.
Đừng bất cẩn về vấn đề này bởi vì người yêu của bạn sẽ lo lắng hoặc thêm nghi ngờ, và tất nhiên, rất khó chịu, bởi vì bạn đang đặt anh ấy/ cô ấy vào một vị trí mà anh ấy/ cô ấy cảm thấy thực sự bất lực.
6. Làm một số việc cùng nhau.
Chơi một trò chơi trực tuyến cùng nhau. Xem phim trên YouTube hoặc Video cùng nhau, đàn và hát cho nhau nghe, cùng nhau đi dạo bên ngoài trong khi gọi điện video cho nhau, đi mua sắm trực tuyến cùng nhau và mua quà tặng cho nhau.
Những hoạt động làm cùng nhau sẽ đưa các bạn xíc lại gần nhau và thấu hiểu nhau hơn.
7. Nếu có thể - hãy đến thăm người yêu của bạn.
Những chuyến thăm là điều tuyệt với nhất trong mối quan hệ yêu xa. Sau tất cả những chờ đợi, khao khát, cuối cùng các bạn cũng được gặp nhau để thực hiện những điều nhỏ nhặt như nắm tay, đi dạo ... những điều thường thấy ở các cặp đôi khác nhưng lại rất đặc biệt và thân thiết hơn đối với những người yêu xa.
8. Tặng một đồ vật làm kỉ niệm riêng của hai bạn.
Một món quà nhỏ có thể là một mặt dây chuyền nhỏ, một chiếc nhẫn, một chiếc móc khóa, một bộ sưu tập các bài hát và video hoặc một lọ nước hoa.
Chúng ta thường gắn ý nghĩa vào những điều nhỏ nhặt và vật dụng được tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những đồ vật đó sẽ lưu giữ những ký ức với hy vọng rằng mỗi khi bạn làm một điều gì đó bạn cũng sẽ nhớ đến đối phương.
Theo VOV
Tình yêu 'gian nan' của các cặp đôi yêu xa trong mùa dịch
Covid-19 bùng phát trở lại, người dân phải tuân thủ quy định phòng chống dịch để đảm bảo an toàn. Với các cặp đôi yêu nhau, họ vừa vượt qua "nỗi khổ tương tư" ngày Tết lại phải xa nhau vì dịch bệnh…
">Yêu xa trong mùa dịch, có khó không?
Công nhân điện lực Đồng Nai kiểm thường xuyên tra lưới điện đảm bảo cấp điện trong tình hình dịch Covid-19 lan rộng Trước tình hình dịch Covid-19 đang lan nhanh tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cũng chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc khu vực phía Nam thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế, bệnh viện, khu điều trị, khu cách ly để nắm bắt nhu cầu và đề xuất trang bị dự phòng máy phát điện để kịp thời cấp điện trong các trường hợp lưới điện bị sự cố đột xuất.
Đồng thời, EVNSPC cũng yêu cầu các công ty điện lực bố trí đủ lực lượng cán bộ trực vận hành để sẵn sàng sửa chữa, khắc phục sự cố ở các địa điểm này trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.
Kiểm tra hệ thống điện tại nhà máy của khách hàng ở tỉnh Lâm Đồng Đảm bảo cấp điện liên tục, không để xảy ra sự cố
Theo số liệu từ các Công ty Điện lực thành viên EVNSPC, hiện tại có khoảng 600 trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nằm khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trên địa bàn các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Ngoài ra còn gần 100 chốt chặn kiểm soát dịch bệnh tại ranh giới giữa các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, thị trấn nội địa, các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn vực 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Tại các khu vực này, EVNSPC giao các Công ty Điện lực địa phương lập phương án dự phòng, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đề phòng sự cố mất điện đột xuất từ lưới điện quốc gia.
Tại khu vực hiện chưa được cấp điện qua lưới điện quốc gia, EVNSPC chỉ đạo các Công ty Điện lực thực hiện tốt công tác điều hành cung cấp điện, nắm bắt số lượng các điểm, chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 hiện nay chưa được cấp điện qua lưới điện quốc gia để chỉ đạo lập phương án đầu tư, cấp điện.
Riêng đối với các địa điểm cách ly, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, các Công ty Điện lực không thực hiện cắt điện, không sửa chữa lưới điện trong thời gian cách ly giãn cách xã hội, đồng thời tăng cường đảm bảo cấp điện liên tục, không để xảy ra sự cố mất điện.
Điện lực tại các tỉnh phía Nam tăng cường đảm bảo cấp điện cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương Nỗ lực cùng các địa phương chống dịch
Từ tháng 4/2021 đế nay, ngoài nhiệm vụ đảm bảo điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại địa phương, các Công ty Điện lực thuộc EVNSPC còn tăng cường đảm bảo cung cấp đủ điện cho các cơ sở y tế, khu vực cách ly, giãn cách xã hội nhằm chung tay đóng góp cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Cụ thể, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã chỉ đạo Điện lực các huyện, thị xã và thành phố Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện, trạm biến áp… đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là các bệnh viện, các cơ sở y tế, các bệnh viện dã chiến (theo kế hoạch của tỉnh) có thể tiếp nhận theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 khi có phát sinh.
Tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm tại một khu chợ ở thành phố Châu Đốc trong mùa dịch Tại Bình Phước, để đảm bảo hệ thống lưới điện vận hành an toàn và liên tục trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Công ty Điện lực Bình Phước đã bố trí lực lượng trực vận hành, trực điều độ “cắm trại” 24/24 tại các vị trí trực. Ngoài đảm bảo an toàn phòng chống dịch, còn phải đảm bảo vận hành hệ thống lưới điện an toàn, liên tục. Lực lượng này “nội bất xuất, ngoại bất nhập” khi chưa có ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo.
Tại Tiền Giang, Công ty Điện lực tỉnh cũng đã chỉ đạo các Điện lực huyện, thị xã và thành phố Mỹ Tho tăng cường kiểm tra hệ thống lưới điện, kiểm tra máy phát điện dự phòng để đảm bảo cấp điện liên tục 24/24 phục vụ các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 của địa phuơng. Công ty cũng đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trên địa bàn toàn tỉnh chuẩn bị đủ lực lượng ứng trực, vật tư, thiết bị, phương tiện, khẩn trương xử lý khi sự cố điện tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện điều trị.
Đối với Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu, đơn vị vừa triển khai công tác bảo đảm cấp trên địa bàn TP. Vũng Tàu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Theo đó, Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu ngưng tất cả các công tác có cắt điện trên địa bàn TP. Vũng Tàu từ 00 giờ 00 ngày 14/7 đến khi có thông báo tiếp theo, chỉ thực hiện các công tác để ngăn ngừa, xử lý sự cố bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục.
Trước khi công tác hiện trường, công nhân điện lực được bảo hộ y tế đầy đủ để đảm bảo sức khỏe bản thân và khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh Riêng tại Tây Ninh, Công ty Điện lực Tây Ninh vừa đã trao tặng 8 máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại khu vực biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Tân Biên và 1 hệ thống điện mặt trời mái nhà cho Điểm cảnh giới Trảng Tranh (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát). Tổng trị giá các phần quà tặng là hơn 110 triệu đồng.
Trước đó, đơn vị cũng đã trao tặng một số máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch thuộc Đồn Biên phòng Tống Lê Chân (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh) và các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.
Thanh Ngọc
">Ngành điện miền Nam đảm bảo điện phục vụ chống dịch Covid
- Công ty kiến trúc Mario Cucinella Architects có trụ sở tại Italia đang thử nghiệm một cách làm mới để xây dựng nhà rẻ hơn và tốt hơn cho khí hậu với công nghệ in 3D: sử dụng đất ngay tại địa phương.
Trong vài tuần nay, công ty này đã đặt các máy in 3D khổng lồ tại khu vực gần thành phố Ravenna, Italia để tạo ra một ngôi nhà hình mái vòm được đặt tên là Tecla (từ ghép của "công nghệ" và "đất sét").
Mario Cucinella, người sáng lập công ty kiến trúc này cho biết: "Từ xa xưa con người đã sử dụng bùn đất trong xây dựng, tương tự như gạch không nung. Dự án này của chúng tôi không chỉ giảm lượng khí thải carbon nhờ công nghệ cao, mà còn kết hợp giữa công cụ mới và các vật liệu truyền thống".
Máy in 3D khổng lồ dùng cho xây dựng có thể giúp giá cả nhà ở trở nên dễ chịu hơn. Tại một khu phố ở thành phố Austin, Texas, Mỹ một chiếc máy in 3D dài 33 foot từng giúp tạo ra những ngôi nhà mới có diện tích nhỏ dành cho những người vô gia cư.
Một số công ty khác sử dụng công nghệ in 3D để làm nhà ở dựa vào vật liệu chính là bê tông, vốn có lượng khí thải carbon đặc biệt lớn. Trong khi đó, Mighty Buildings, một công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực xây dựng 3D, lại sử dụng vật liệu đá nhẹ độc quyền để thay thế bê tông.
Bằng cách sử dụng đất tại địa phương, Mario Cucinella Architects đã tránh được các tác động môi trường khi sản xuất xi măng. Sự sáng tạo này cũng làm giảm công sức vận chuyển, vì phương pháp này có thể sử dụng đất được đào ngay bên cạnh địa điểm xây dựng.
Cucinella nói: "Chúng tôi có thể gửi một chiếc máy in 3D rất nhẹ và đơn giản tới nơi cần xây nhà, sau đó phân tích đất và sử dụng vật liệu ngay tại chỗ".
Quá trình xây nhà của Mario Cucinella Architects bắt đầu bằng cách đào đất, loại bỏ đá và sỏi bằng rây, sau đó trộn đất với nước và trấu trong máy trộn bê tông để tạo thành các bức tường đủ rắn chắc. Máy in sẽ ép hỗn hợp ra ngoài thông qua một vòi phun và xếp chồng từng lớp mỏng để tạo thành những bức tường. Ngôi nhà được hoàn thiện sau 200 giờ in, và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn trong tương lai.
Mario Cucinella nói, hình dạng mái vòm của ngôi nhà làm cho nó trở nên mạnh mẽ về mặt cấu trúc và những bức tường dày giúp cách nhiệt. Trong khi đó, giếng trời ở trên cùng của mái vòm mang lại nhiều ánh sáng hơn cho toàn bộ không gian.
Hiện nhóm dự án có kế hoạch thực hiện các bài kiểm tra hiệu suất và nghiên cứu các mẫu thiết kế mới, bao gồm cả một tòa nhà hai tầng. Họ hy vọng sẽ chia sẻ giải pháp của mình rộng rãi, kể cả ở các nước có thu nhập thấp. Thiết kế công trình có thể được điều chỉnh dựa trên thổ nhưỡng và khí hậu địa phương.
"Ý tưởng của chúng tôi là không xây dựng cùng một ngôi nhà ở mọi nơi, bởi vì máy in 3D có thể in ra bất kỳ loại nhà nào," Mario Cucinella nói.
">Ngôi nhà làm bằng đất từ công nghệ in 3D thân thiện với môi trường
Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
Cũng vì vợ thường xuyên vắng nhà nên mẹ tôi không ưng cô ấy. Bà nói rằng người ta có con dâu được nhờ cậy, báo hiếu còn vợ tôi đi suốt ngày nên bà có con dâu cũng như không. Vì điều này mà mâu thuẫn giữ mẹ với vợ tôi mỗi ngày một nhiều.
Bài chia sẻ của người chồng
Khi có 2 mẹ con, mẹ thường nhắc tôi đàn ông không thể giao hết kinh tế cho vợ. Nhất là vợ tôi lại suốt ngày đi như thế, tôi không thể kiểm soát được ở bên ngoài cô ấy sẽ làm gì sau lưng chồng hoặc giả sử vợ mang tiền về cho bố mẹ đẻ, tôi cũng chẳng biết được.
Bà nhắc tôi phải đề phòng, nhỡ một ngày nào đó giữa hai đứa có vấn đề gì, làm sao tôi có thể dám chắc mình có thể lấy lại được đúng số tiền hàng tháng đưa vợ".
"Mưa dầm thấm lâu", dần dần người chồng thấy mẹ mình nói đúng. Anh bắt đầu đề phòng vợ, hàng tháng nhận lương, anh chỉ đưa cho vợ 1 khoản vừa đủ chi tiêu sinh hoạt, số còn lại anh gửi mẹ đẻ cầm.
Cuộc điện thoại trong đêm với nội dung cực sốc
"Trong suốt 5 năm, tôi đều làm như thế. Ban đầu vợ tôi phản đối, hai đứa cũng to tiếng cãi vã nhiều lần nhưng ý tôi đã quyết, vợ đương nhiên phải chịu. Không ít lần vợ nói tôi xem thường, không tin tưởng cô ấy nhưng tôi cũng bỏ ngoài tai.
Khúc mắc giữa tôi với vợ ngày một nhiều, khi hai bên cảm giác không thể tìm được tiếng nói chung, tôi quyết định chủ động đề nghị ly hôn theo lời tư vấn, động viên của mẹ.
Mặc dù người quyết định chia tay là tôi nhưng ngày ra tòa với vợ, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, mất mát tới khó tả. Chán đời, tôi ra quán rượu uống tới say mềm rồi bắt taxi về nhà mẹ đẻ. Tôi không nhớ mình đã vào được nhà như thế nào, chỉ biết tới 10h đêm, tỉnh rượu, khát nước tôi mới bật dậy định xuống bếp lấy.
Không ngờ lúc ngang qua phòng mẹ, tôi bất chợt nghe được cuộc nói chuyện điện thoại giữa bà với em gái tôi: 'May quá, cuối cùng mẹ cũng xui được anh mày bỏ con vợ của nó. Giờ mẹ sẽ nắm được hết kinh tế, tiền nong của nó.
Cái nhà kia vài tháng nữa là mình nhận rồi, khi đó phải giao hết tiền. Tuyệt đối con không được để lộ việc mẹ lấy tiền của anh mua nhà cho con đó. Đợi khi nào nhận nhà, giấy tờ sổ đỏ xong hết rồi, nó biết thì cũng là chuyện đã rồi'.
Tôi hóa đá trước những gì nghe được từ mẹ. Em gái tôi kết hôn được hơn năm, vì quen thói ăn chơi, nhà chồng không chịu được, họ dẫn về trả. Mấy năm nay toàn bố mẹ tôi nuôi không em ấy.
Mẹ không những chiều chuộng, dung túng con gái mà lại còn dụ tôi đưa lương cho để bà dồn tiền mua nhà riêng cho em ấy. Tới lúc ấy tôi mới hiểu ra, những lời khuyên đàn ông không được nghe vợ, không được giao kinh tế cho vợ giữ của bà đều là có tính toán cả.
Vợ tôi phần nào hiểu mẹ chồng, em ra mặt phản đối tôi đưa tiền cho mẹ, tôi lại không nghe còn đề phòng cô ấy.
Càng nghĩ lại tôi càng thấy hối hận bởi bản thân không biết phân biệt đúng sai mới tự đẩy mình vào cảnh hôn nhân tan vỡ. Thú thực tiền mẹ lừa tôi giấu mua nhà cho em tôi, tôi không tiếc. Điều làm tôi buồn là cách bà lừa gạt, đối xử với tôi như 1 kẻ bù nhìn để bà giật dây. Nghĩ tới vợ, tôi ân hận vô cùng nhưng tất cả đều đã muộn cả".
Khi không được chồng tôn trọng, phụ nữ sẽ thấy mọi sự hi sinh, cố gắng cho hôn nhân của mình đều là thừa. Khi ấy, họ không còn muốn nỗ lực cống hiến vì người đàn ông bên cạnh mình nữa. Sai lầm của người chồng trong câu chuyện trên thật sự quá lớn. Tiếc rằng khi anh nhận ra thì đã quá muộn.
Theo Gia đình và Xã hội
'Bế con về nhà ngoại phải xin phép, nhà chồng cho đi mới được đi'
Mẹ chồng em vừa giãy lên chửi rồi nói với em như thế, tất cả chỉ vì em mới sinh con được hơn tháng, nay muốn đưa con về chơi với ông bà ngoại bên nhà.
">5 năm đi làm, chồng gửi lương mẹ giữ vì lo vợ giấu tiền cho nhà ngoại
Bác sĩ Kim và vợ năm 2011. Cuộc ly hôn cay đắng giữa một bác sĩ phẫu thuật cột sống hàng đầu thành phố New York, Mỹ với vợ là nữ hoàng sắc đẹp đã được giải quyết nhanh chóng hôm 26/7 sau khi anh này đệ đơn lên toà án cáo buộc vợ là gái gọi cao cấp dù đã kết hôn.
Bác sĩ Han Jo Kim và cô vợ Regina Turner - cựu hoa hậu bang Connecticut đã có một cuộc ly hôn gây tranh cãi những ngày gần đây. Theo đó, bác sĩ Kim đã đệ hồ sơ xin ly hôn dài 264 trang gửi lên Toà án tối cao Manhattan. Anh tuyên bố rằng người vợ 32 tuổi đã lừa dối anh bằng cách che giấu “cuộc sống bí mật của cô ấy như một gái mại dâm cho những người đàn ông giàu có”.
Vị bác sĩ nổi tiếng cũng cáo buộc Turner đã kiếm được gần 700.000 USD tiền mặt từ công việc này kể từ năm 2015.
Bác sĩ Kim đệ đơn ly hôn từ tháng 12/2020 sau khi phát hiện một tin nhắn đáng ngờ từ một người đàn ông trên máy tính tại nhà riêng của cặp đôi.
Cả hai đã chính thức ly thân từ tháng 4 năm nay. Bác sĩ Kim cho biết, thực ra cô vợ đã bán dâm để kiếm tiền từ trước khi họ kết hôn vào ngày 27/11/2015. Nhưng cô vẫn tiếp tục hành động này trong suốt thời gian hôn nhân.
Hồ sơ tài chính cho thấy số tiền 675.000 USD của Turner nhận được từ năm 2015 đến năm 2021 tới từ một giám đốc điều hành doanh nghiệp bất động sản ở New Jersey và một một nhà thiết kế về ánh sáng có công ty ở Anh.
Trong đơn xin ly hôn, bác sĩ Kim cũng nói rằng anh không thể tưởng tượng được vợ mình lại làm như vậy trong khi thu nhập của anh không hề thấp và anh rất hào phóng với người vợ.
Regina Turner từng là hoa hậu bang Connecticut, Mỹ. Anh Kim cho biết, cô Turner nói với anh rằng đang làm việc cho một ứng dụng được hỗ trợ bởi một nhà đầu tư giàu có. Khi anh hỏi cô kiếm tiền như thế nào trong khi ứng dụng vẫn đang trong quá trình phát triển, Turner đã nói rằng cô đang sống nhờ khoản thừa kế 500.000 USD từ bà cố của mình.
Nhưng trên thực tế, tiền mà Turner kiếm được là nhờ các dịch vụ tình dục mà cô cung cấp.
Turner cũng bị chồng cũ cáo buộc rằng đã che giấu công việc bán dâm bằng cách nói dối anh đi chơi với bạn gái hoặc đi công tác.
Hồ sơ ly hôn cũng tiết lộ rằng cựu hoa hậu đã nói dối về trình độ học vấn của mình, rằng cô từng theo học ĐH Connecticut trong 3 năm trước khi xin nghỉ để tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ. Trong khi, trên thực tế cô chưa bao giờ tốt nghiệp trung học.
Các luật sư của cô Turner và bác sĩ Kim hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc.
Đăng Dương(Theo New York Post)
Thầy giáo cưới học sinh kém 26 tuổi đang bị điều tra
Một giáo viên Scotland đã kết hôn với một học sinh cũ đang phải đối mặt với cuộc điều tra về 'mối quan hệ không phù hợp' khi giảng dạy tại trường.
">Bác sĩ nổi tiếng tố vợ hoa hậu là gái gọi cao cấp suốt 6 năm hôn nhân
- Những suất cơm nghĩa tình
5h sáng, bếp ăn Từ Tâm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đỏ lửa. Hơn 20 con người tất bật chuẩn bị trên 4.000 suất cơm gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân ở những khu phong tỏa, cách ly.
Chị Đinh Thị Nhung (SN 1984, thành viên Ban tổ chức, quản lý bếp ăn Từ Tâm) cho biết, bếp ăn là một trong những hoạt động của nhóm thiện nguyện Từ Tâm trong thời gian TP.HCM bùng phát dịch bệnh.
Chị Nhung nói: “Ban đầu, khi TP.HCM bùng phát dịch, chúng tôi cùng Đại đức Thích Minh Đạo, Trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức) vận động chi phí mua mì tôm và một số thực phẩm thiết yếu để phát cho người dân”.
Mỗi ngày, bếp ăn Từ Tâm nấu 4000-5000 suất cơm để hỗ trợ người khó khăn vì dịch bệnh. “Tuy nhiên, việc phát thực phẩm như vậy không phù hợp, không hỗ trợ được nhiều cho lực lượng tuyến đầu chống dịch vì họ không có người phục vụ hậu cần. Do đó, chúng tôi quyết định thành lập bếp ăn Từ Tâm để có thể hỗ trợ các phần cơm cho lực lượng này cũng như những người khó khăn vì dịch bệnh”, chị cho biết thêm.
Lúc đầu, bếp ăn dự kiến chỉ nấu khoảng 1.000 suất ăn chay, mặn mỗi ngày. Tuy vậy, sau ít ngày hoạt động, bếp ăn đã tăng số suất cơm lên gấp nhiều lần so với dự tính. Hiện tại, bếp nấu từ 4.000-5.000 suất cơm/ngày.
Để có thể chuẩn bị những phần cơm chất lượng, đảm bảo vệ sinh như trên, chị Nhung cho biết, bếp ăn đã được tổ chức một cách bài bản.
"Chúng tôi tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Bếp cũng tìm, thuê đội ngũ chuyên nghiệp đứng bếp để đảm bảo các suất cơm đủ dinh dưỡng”, chị Nhung nói.
Bếp đỏ lửa từ sáng sớm tinh mơ đến 20h tối mỗi ngày. Các nhân viên của bếp ăn Từ Tâm cũng được ban điều hành chăm lo sức khỏe, đảm bảo an toàn khi phải làm việc trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.
Các nhân viên luôn tuân thủ quy tắc 5K. Ngoài ra, cứ sau 3 ngày, những người này sẽ được đi xét nghiệm Covid-19 một lần. “Việc lấy mẫu xét nghiệm liên tục cũng khiến nhiều người gặp khó khăn. Tuy nhiên, các nhân viên của bếp luôn vui vẻ chấp hành. Hơn thế, chúng tôi cũng đăng ký cho nhân viên của bếp tiêm phòng Covid-19 để mọi người an tâm trong việc nấu cơm hỗ trợ cộng đồng”, chị Nhung chia sẻ.
Bếp ăn chống dịch tại thành phố và những cây cầu mới ở vùng quê
Sau khi nấu xong, các phần cơm, canh được đóng vào hộp hợp vệ sinh đợi người đến nhận đi phân bổ cho các khu vực tại thành phố.
Hiện, mỗi ngày bếp cơm hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng 1.300 phần; khu vực phong tỏa phường Tân Phú (TP.Thủ Đức) 1.000 phần; Bệnh viện Thủ Đức 300 phần.
Ngoài ra, bếp cũng hỗ trợ các phường: Linh Trung, Linh Xuân, Trường Thọ (TP.Thủ Đức) 650 phần; khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM 450 phần; lực lượng công an, dân quân, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch 150 phần; Trung tâm y tế Dĩ An (Bình Dương) 400 phần; Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 300 phần.
Bà Nguyễn Kim Thúy, một trong những người sáng lập nhóm thiện nguyện Từ Tâm cho biết, hoạt động chính của nhóm là xây cầu dân sinh. Tuy nhiên, do dịch bệnh, hoạt động này bị ảnh hưởng khá nhiều.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, nhóm vẫn tiếp tục triển khai xây dựng một số cây cầu mới ở một số địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trước mùa mưa bão gần kề.
Nhiều hôm, các nhân viên bếp ăn phải dậy từ 1h sáng để nhận thực phẩm. Chia sẻ về bếp ăn Từ Tâm, bà Thúy cho biết, khi TP.HCM bùng phát dịch bệnh, bên cạnh hoạt động xây cầu, nhóm đã phát triển nhiều chương trình thiện nguyện trong đó có hoạt động thành lập bếp ăn từ thiện.
Theo bà, để có thể vận hành được bếp ăn với công suất và quy mô lớn như hiện nay, ngoài sự đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Từ Tâm, bếp cơm còn có sự hỗ trợ rất lớn cả về vật chất, tinh thần lẫn công sức của nhiều người. Trong số đó không thể không kể đến công đức của Đại Đức Thích Minh Đạo, quỹ từ thiện Nguyễn Gia Thảo, CLB Ama - Rotary Nhật Bản, anh Đặng Quốc Dũng, gia đình TP Group, chị Vũ Thị Hà, anh Phạm Minh...
Bà Thúy cũng thông tin, đến thời điểm hiện tại, bếp ăn đã vận động được trên 1 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm và Phật tử chùa Nam Thiên Nhất Trụ. Ngoài ra, bếp ăn cũng được mạnh thường quân hỗ trợ nhiều thực phẩm chất lượng cao.
Các suất cơm được bếp ăn gửi đến người dân tại các khu cách ly. Hiện tại, tâm nguyện lớn nhất của nhóm Từ Tâm là mong cho dịch bệnh tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm qua đi, để người dân quay trở về với cuộc sống bình thường mới. Khi đó, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện những hành trình thiện nguyện, mang yêu thương kết nối và lan tỏa trên mọi miền Tổ quốc.
Nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa
Thành lập từ tháng 3/2018, hoạt động chính của nhóm thiện nguyện Từ Tâm là xây cầu dân sinh. Đến tháng 7/2021, nhóm đã khởi công xây dựng 108 cây cầu với tổng trị giá gần 30 tỷ đồng.
Từ năm 2018 đến nay, nhóm đã trao 1.160 suất học bổng, trị giá 548,5 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở nhiều tỉnh thành. Ngoài ra, nhóm xây dựng mới và trao tặng nhiều trang thiết bị trường học cho 4 trường mầm non ở các tỉnh vùng núi Phía Bắc trong chương trình Mang yêu thương lên bảng làng Tây Bắc.
Nhóm cũng thực hiện các hoạt động nhân đạo khác như: tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo; tặng trang thiết bị y tế cho phòng khám từ thiện; Xây dựng sân bóng đá mini làng Trẻ em SOS Thái Bình; Cứu trợ lũ lụt tỉnh Thanh Hóa (2019); Lũ lụt miền Trung (2020), hạn mặn miền Tây (2020); Xây nhà tình thương, trao tặng bò giống…
Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ gửi gạo, nhà chùa nấu cơm cùng Sài Gòn vượt đại dịch
Bắt đầu từ 3h sáng đến 23h đêm mỗi ngày, tăng, ni, phật tử, người dân… tất bật chuẩn bị 6000 phần cơm gửi đến người nghèo, y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.
">Xây trăm cầu khắp miền Tây, về Sài Gòn lập bếp ngày nấu 4.000 suất cơm chống dịch