您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo FC Anyang vs Ulsan HD FC, 17h30 ngày 23/4: Buồn cho Ulsan HD FC
NEWS2025-04-25 07:20:25【Thế giới】6人已围观
简介 Hồng Quân - 22/04/2025 17:32 Hàn Quốc giải bóng đá phápgiải bóng đá pháp、、
很赞哦!(782)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pachuca, 08h00 ngày 21/4: Không thắng là out Top 6
- Tiền sử đáng sợ của cô giáo mầm non đầu độc 25 đứa trẻ
- Hàng loạt xe Toyota giảm giá mạnh tháng 10
- Chứng khoán tăng 15 điểm
- Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs CA Aldosivi, 07h15 ngày 22/4: Khó cho khách
- Cuộc thảm sát trẻ em để cầu mưa ở thế kỷ 15
- Chứng khoán hôm nay 1/11: Nhóm bluechip kéo VN
- Gần 3.000 tân sinh viên TP.HCM ‘bùng cháy’ cùng realme
- Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- Tăng cân, quên đậy nắp bút bị công ty... phạt
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo LDU Quito vs Flamengo, 05h00 ngày 23/4: Cân tài cân sức
Cặp vợ chồng thường xuyên thể hiện tình yêu ngọt ngào với nhau.Anh Du (sống tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) được tòa tuyên án chung thân sau khi cố ý đẩy vợ ngã xuống vực. Không đồng tình với phán quyết của tòa án, Anh Du và luật sư quyết định kháng cáo ngay tại tòa, bản án sơ thẩm lần 2 đã được chuyển lên tòa cấp cao để xét xử.
Người đàn ông nhẫn tâm ra tay sát hại vợ. Trước đó vào tháng 6/2019, anh Du đưa vợ là chị Vương đi du lịch tại vườn quốc gia Pha Taem, Thái Lan để leo núi. Anh Du có căn dặn vợ không được mang theo điện thoại. Trên đường đi, người chồng luôn tỏ ra chiều chuộng, ân cần khi dẫn vợ đi xem những bức tranh tường của người cổ đại.
Cả hai cùng đi du lịch ở Thái Lan trước khi xảy ra bi kịch. Hai vợ chồng sau khi thăm thú xong đã men theo lối mòn đến bờ vực. Chị vợ không biết rằng đây chính là nơi xảy ra biến cố lớn trong cuộc đời của mình.
Đứng trên bờ vực, anh Du vòng tay ôm ấp vợ từ phía sau, vuốt ve đứa con 3 tháng tuổi còn trong bụng mẹ, đồng thời hôn vợ thắm thiết. Sau đó, người đàn ông này nhẫn tâm đẩy vợ xuống vực sâu và hét lên: "Cô chết đi".
Vách núi nơi người chồng nhẫn tâm đẩy vợ xuống. Chưa rời khỏi hiện trường ngay, anh Du còn đứng trên bờ vực nghe ngóng động tĩnh bên dưới khoảng 40 phút, xác nhận vợ đã tử vong mới "rút lui".
Tưởng phi vụ trót lọt, người chồng không ngờ vợ mình trong lúc ngã xuống vực đã vướng vào một cành cây nên bảo toàn được tính mạng. Dù vậy, chị Vương cả người đều mang đầy thương tích chằng chịt, thai nhi trong bụng không giữ được, phải chuyển dạ sớm để tập trung cứu chữa cho sản phụ.
Trong phòng bệnh, chị Vương bị chồng đe dọa phải phối hợp khai gian là bất cẩn ngã xuống vực, nếu không hai mẹ con chị sẽ không được sống yên thân.
Chị Vương may mắn thoát chết do vướng vào cành cây. Lúc này chị Vương mới biết nguyên nhân người chồng "đầu ấp tay gối" với mình ra tay tàn độc bởi anh Du đã âm thầm mua bảo hiểm cho vợ, nếu vợ không may qua đời thì số tiền bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng chính là người chồng.
Anh Du sau khi sát hại vợ không thành liền đệ đơn ly hôn, yêu cầu phân chia tài sản và liên tục đe dọa vợ. Không chịu thỏa hiệp nữa, chị Vương lập tức báo với cảnh sát. Mẹ chồng của chị Vương còn gọi điện đe dọa, mắng chửi con dâu: "Cô vẫn chưa chết, tại sao cô báo cảnh sát?".
Cơ thể toàn thương tích của chị Vương.
Sau hơn 1 năm xảy ra sự việc đau lòng, chị Vương cho biết:"Tôi vẫn tin tưởng vào tình yêu, tình yêu thật sự có tồn tại trên thế gian này, chỉ đơn giản là tôi chưa gặp được vì tôi thiếu một chút may mắn, nhưng không có nghĩa là người khác không gặp được".Hiện tại, tình hình sức khỏe của chị Vương dần hồi phục, chức năng vận động ở chi trên cải thiện 80%, tuy nhiên chi dưới vẫn đang cần thời gian điều trị và để di chuyển, chị vẫn cần dùng tới nạng.
Cặp đôi tưng bừng chụp ảnh kỷ niệm ngày ly hôn
Shalena Casanova và chồng cũ (ở Oklahoma, Mỹ) gần đây đã kỷ niệm việc ly hôn bằng một buổi chụp ảnh hài hước.
">Phút trước hôn vợ đắm đuối, phút sau đẩy vợ xuống vực chỉ vì tiền bảo hiểm
">Khối hổ phách đầu tiên phát hiện ở Nam Cực
Chương trình “Chung sức hành động vì cộng đồng” chia thành hai giai đoạn, hướng đến đội ngũ tuyến đầu và nhóm trẻ em dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ cộng đồng ứng phó khẩn cấp với đợt bùng phát tại Đà Nẵng. Bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện tuyến đầu được cung cấp 1.300 bộ vật dụng y tế gồm khẩu trang 3M N95, dung dịch sát khuẩn, đồ bảo hộ nhằm giảm thiểu dịch lây lan ra cộng đồng.
Chương trình đồng thời cung cấp gói cứu trợ nhu yếu phẩm gồm thực phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân cho các hộ gia đình nghèo, nhập cư, có trẻ em khuyết tật bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch tại huyện Hòa Vang - huyện miền núi đặc biệt khó khăn có số hộ nghèo cao nhất trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Giai đoạn hai hướng đến mục tiêu dài hạn, chương trình xây dựng khả năng thích ứng của cộng đồng trong ứng phó với đại dịch, đặc biệt là các nhóm trẻ em kém may mắn là trẻ khuyết tật, trẻ em nghèo và trẻ em thuộc gia đình nhập cư.
“Covid-19 gây ra việc nhiều gia đình mất sinh kế khiến trẻ phải đối mặt với rủi ro mất an ninh lương thực, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh việc hỗ trợ cơ quan Y tế dập dịch, chúng tôi giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cần thiết của trẻ em nghèo, di cư và trẻ khuyết tật bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việc xây dựng khả năng ứng phó dịch bệnh cho cộng đồng, hỗ trợ nhóm trẻ dễ bị tổn thương sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các em và gia đình về lâu dài”, bà Dragana Strinic, Trưởng Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam chia sẻ.
Cụ thể, chương trình triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng cường điều kiện vệ sinh và bổ sung dinh dưỡng cho gần 7.000 em học sinh tại 6 trường học tại Đà Nẵng. Các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được cung cấp xà phòng, nước rửa tay khô, khẩu trang, đồ ăn vặt dinh dưỡng và văn phòng phẩm.
Đối với các em học sinh khuyết tật, chương trình sẽ trang bị các trang thiết bị hỗ trợ tại khu vực vệ sinh và đồ dùng học tập phục vụ cho việc học của các em. Ngoài ra, chương trình cũng hướng dẫn và cung cấp thông tin, tài liệu phòng, chống dịch Covid-19 để nhà trường và phụ huynh hỗ trợ công tác nâng cao nhận thức cộng đồng.
Ông Phương Tiến Minh, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam nhận định, “Là một doanh nghiệp hình mẫu của ngành BHNT Việt Nam, Prudential chung tay cùng Eastspring Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em góp sức bằng những hành động thiết thực, để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi chung tay hành động giúp người dân Việt Nam giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống và cam kết đồng hành cùng cộng đồng vượt qua thách thức.”
Với tổng kinh phí tài trợ hơn 3 tỷ đồng, chương trình “Chung sức hành động vì cộng đồng” là một phần trong những hoạt động hỗ trợ tài chính cho cộng đồng gặp khó khăn và hoạt động tình nguyện tại các nước châu Á, Mỹ và châu Phi đang được triển khai từ nguồn quỹ cứu trợ Covid-19 của tập đoàn Prudential.
Ngọc Minh
">Prudental Việt Nam dồn tổng lực hỗ trợ cộng đồng vượt Covid
Nhận định, soi kèo HNK Gorica vs Dinamo Zagreb, 20h00 ngày 23/4: Sáng cửa dưới
Nguyên liệu:
- Đùi gà
- 4 tép tỏi, 1 ít gừng, 2 nhánh hẹ, ớt, đường phèn, dầu ăn, dầu hào, nước sốt cay.
Cách thực hiện:
Thịt gà chặt thành miếng nhỏ.
Cho vào nồi luộc sơ qua.
Đun trong 1-2 phút, rồi vớt ra để ráo nước, trộn với một chút muối để trong 10 phút.
Gừng cắt lát, tỏi bóc vỏ, hành lá cắt khúc.
Cho một ít dầu vào chảo, cho gà vào chiên áp chảo trên lửa vừa.
Chiên đến khi vàng đều 2 mặt là được.
Thắng đường thành màu caramel.
Cho gà, hành lá, gừng, tỏi, ớt khô vào xào đều.
Thêm 1 thìa dầu hào vào.
Sau khi khuấy, thêm một bát nhỏ nước sôi và đun trong 10 phút ở lửa vừa.
Đun nước sốt trên lửa lớn, thêm một chút nước sốt cay và rắc hẹ thái nhỏ lên trên là xong.
Thành phẩm.
Bí quyết nấu chè sen long nhãn trân châu đẹp lung linh, ngon như ý
Để có món chè sen long nhãn ngon, hãy tham khảo cách làm sau đây bạn nhé.
">Cách làm gà chiên sốt dầu hào, đậm đà từng thớ thịt, vét sạch nồi cơm vẫn thấy thèm
Nguyễn Đỗ Trúc Phương vui mừng khi mua cho chú Hải xe, điện thoại mới.
Niềm tin, chỗ dựa của những mảnh đời bất hạnh
Lặng lẽ trở về nhà sau một ngày dài chạy vạy cùng chị Bùi Thị Ngọc Tuổi (vợ của anh Phan Văn Tâm bị rắn độc cắn, SN 1992, ngụ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), Nguyễn Đỗ Trúc Phương (26 tuổi, ngụ TP.HCM) trò chuyện cùng PV với giọng mệt mỏi.
Những ngày qua, hình ảnh cô gái xinh đẹp liên tục ra vào bệnh viện Chợ Rẫy để hỗ trợ chị Tuổi đã trở nên quen thuộc với những người quan tâm đến vụ việc anh Tâm bị rắn độc cắn.
Phương cho biết, cô đã vô cùng xúc động khi biết gia cảnh khốn khó của anh Tâm. Ngay sau đó, cô đã viết bài kêu gọi cộng đồng mạng chung tay giúp đỡ gia đình anh trong cơn hoạn nạn.
Phương kể: “Đọc xong bài viết về hoàn cảnh của anh Tâm, tôi thấy thương lắm và viết bài kêu gọi ủng hộ. Tôi cũng không ngờ là mình kêu gọi được nhiều tiền đến thế. Đến nay, tôi đã nhận được hơn 200 triệu đồng từ những người có lòng hảo tâm”.
Có tiền, Phương đến bệnh viện Chợ Rẫy gặp chị Tuổi và hỗ trợ chị đóng tiền viện phí. Sự xuất hiện của Phương như cánh tay vững chắc vớt chị lên từ trong hố sâu tuyệt vọng.
“Chị Tuổi nói, các bác sĩ dặn chị ấy chỉ tin một mình tôi. Do đó, chuyện gì chị ấy cũng nhờ tôi. Ngay lúc này, tôi có cảm giác như chị ấy tin và xem mình như chỗ dựa duy nhất. Do đó, tôi tự thấy có trách nhiệm không để chị ấy thất vọng”, Trúc Phương chia sẻ.
Trước khi được Phương và mạnh thường quân giúp đỡ, chú Hải hầu như chỉ ăn bánh mì tình thương trừ cơm.
Trao đổi với PV, chị Tuổi xúc động nói, chị không biết dùng từ ngữ nào để diễn tả niềm vui của mình khi nhận được sự giúp đỡ từ Phương và các nhà hảo tâm.
Chị Tuổi nói: “Tôi biết ơn Phương, trong lúc ngặt nghèo lại có một người tốt đến thế xuất hiện. Nếu không có chị ấy và các nhà hảo tâm, tôi không biết sẽ xoay sở thế nào”.
Trong khi đó, chú Hải xe ôm (64 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) lại xem Phương là một ân nhân lớn nhất đời mình. Chú cho biết, mấy chục năm qua, bản thân không có chỗ ở, việc làm ổn định.
Để mưu sinh, chú cùng chiếc xe máy cũ nát nay hỏng mai hư rong ruổi khắp các nẻo đường để chạy xe ôm. Tiền kiếm được không đủ sửa xe, chú phải ghé tủ bánh mì từ thiện xin bánh ăn qua bữa.
Lâu ngày thành quen, mọi người xung quanh tủ bánh hiểu và xót xa trước hoàn cảnh khốn khó của chú. Họ đăng tải câu chuyện đáng thương ấy lên mạng. Một cách vô tình, câu chuyện đã chạm đến trái tim nhân hậu của Phương.
Không quen biết, chưa một lần gặp mặt, cô gái vẫn quyên tiền, đến chở chú Hải đi mua xe máy, điện thoại, quần áo mới. “Cô Phương giúp tôi vơi bớt những khó khăn. Từ lúc có xe mới, điện thoại mới, tôi có nhiều khách hơn. Tôi không nghĩ rằng trên đời này lại có một người tốt đến như vậy”, chú Hải xúc động chia sẻ.
Làm việc thiện từ thuở ấu thơ
Sau khi biết hoàn cảnh của chị Tuổi, Phương đã kêu gọi cộng đồng mạng chung tay giúp vợ chồng anh chị vượt qua cơn hoạn nạn. Sau những việc làm đầy nhân văn, cô gái bỗng nhiên nổi tiếng, được nhiều người quan tâm. Thế nhưng, Phương lại cho rằng, việc này khiến cô trở nên áp lực. Bởi, cô luôn xem những việc làm ấy rất đỗi bình thường xuất phát từ tấm lòng của mình.
“Thật lòng, tôi làm những việc ấy từ cái tâm. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện giúp đỡ người khác để đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Tôi chỉ nghĩ, mình may mắn hơn, cuộc sống mình tốt hơn, sao mình lại không giúp, không san sẻ với người khó khăn hơn mình. Làm như thế có mất gì đâu”, Phương thẳng thắn chia sẻ.
Phương nói rằng, ngày gặp chú Hải xe ôm, cô thương lắm, thương đến độ suýt không cầm được nước mắt. Cô cố không khóc, bởi lo sợ chú Hải thấy rồi lại buồn.
Khi nghĩ đến việc mang niềm vui cho người gặp khó khăn, Phương trở nên háo hức lạ thường, đến quên ăn quên uống.
Theo tìm hiểu của PV, đây không phải là lần đầu tiên Phương giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Trước khi sang Úc du học, cô từng gia nhập một hội từ thiện từ nhỏ. Ở hội, cô làm nhiệm vụ phát quà.
Sau này, mỗi khi có dịp về nước, Phương vẫn duy trì việc đi khám bệnh, phát thuốc từ thiện, phát bánh mì tình thương… cho người nghèo. Mới đây, Phương chọn một hình thức thiện nguyện khác là thường xuyên giúp đỡ các trường hợp bị tai biến bằng cách đóng tiền viện phí cho họ từ 6-8 tháng.
Trúc Phương cũng cảm thấy áp lực khi "nổi tiếng" bất đắc dĩ Bất ngờ hơn, Phương chia sẻ, mẹ cô kể, ngay từ rất nhỏ, Phương đã có tính thương người. Lúc 6-7 tuổi, thấy có ông lão nằm co ro trong tiết trời lạnh trước nhà, Phương đã vào nhà lấy áo của mẹ để đắp cho ông cụ.
Mấy ngày nay, khi thấy con xuất hiện trên báo, bà kể cho chị em Phương nghe việc lúc nhỏ, thấy ai bán vé số đi ngang qua, Phương cũng chạy vào nhà lấy cái thố, xúc cơm cho họ ăn…
“Tôi nhớ, lúc nhỏ, tôi có quen một ông lão bán vé số rất khổ. Tôi dặn ông là tối đến, cứ đúng 20h hãy đến nhà tôi, tôi sẽ lấy cơm cho ông ăn. Giờ, ông ấy mất rồi”, Phương nhớ lại.
Đến nay, chị Tuổi xem Phương như chỗ dựa duy nhất của mình.
Cảm thấy áp lực, mệt mỏi khi “nổi tiếng” bất đắc dĩ
Nguyễn Đỗ Trúc Phương chia sẻ: “Sau vụ chú Hải, có rất nhiều người nhắn tin, gọi điện cho tôi nhờ tôi giúp đỡ. Tôi thấy vui vì được nhiều người tin tưởng. Thế nhưng, điều này cũng khiến tôi rất áp lực và mệt mỏi.
Có quá nhiều người mong đợi, hy vọng ở tôi, tôi sợ khiến họ thất vọng. Nhiều trường hợp, sau khi xác minh, tôi nhận thấy họ không thực sự khổ. Khi tôi từ chối hỗ trợ, họ chuyển sang chửi bới, nói tôi làm từ thiện để làm nổi, đánh bóng tên tuổi…
Hơn nữa, hiện nay, tôi may mắn kêu gọi, hỗ trợ cho anh Tâm được số tiền rất lớn. Điều này khiến nhiều người nghĩ, khi họ nhờ tôi giúp, tôi cũng sẽ kêu gọi được số tiền lớn tương tự. Nhưng lỡ tôi không kêu gọi được nhiều như vậy thì sẽ khiến họ buồn, thất vọng. Thậm chí, nhiều người sẽ nghi ngờ là tôi ăn chặn, lừa đảo”.
Gia cảnh khốn khó của người 'ôm' rắn hổ mang chúa vào bệnh viện cấp cứu
Thời điểm nghe tin chồng bị rắn độc cắn phải chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê sâu, chị Tuổi rụng rời tay chân.
">Cô gái xinh đẹp tặng bác xe ôm xe máy, lo viện phí cho anh Tâm bị rắn cắn
Người đời vẫn thường cay nghiệt nói: "Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng". Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn có nhiều người mẹ kế dành cho con chồng tình yêu thương vô bờ.
Như câu chuyện cảm động của bà Phạm Thị Minh Lý (SN 1969) ở Vũ Thư (Thái Bình). Cách đây nhiều năm, bà chấp nhận không sinh thêm em bé để hiến thận cứu con chồng.
Con trai tìm vợ cho bố
Nhà bà Lý cách nhà ông Trương Văn Ước (SN 1960) 500m. Ông Ước sớm gặp cảnh góa bụa khi vợ qua đời, để lại cho ông 2 người con trai Trương Văn Lân (SN 1988) và Trương Văn Lượng (SN 1985).
Anh trai bà Lý là bạn của ông Ước nên hai gia đình thường xuyên qua lại, quen biết nhau. Vì vậy, bà Lý cũng thân thiết với 2 cậu con trai của ông Ước.
Theo bà Lý, mối nhân duyên của bà lại do chính con chồng đưa đến. Bà Lý chia sẻ: “Lân chơi thân với cháu gái tôi. Con thấy tôi nhiều tuổi vẫn chưa lập gia đình nên nhiều lần ngỏ ý mai mối cho bố mình. Tôi nghĩ chỉ là câu bông đùa. Chẳng ngờ sau đó anh Ước đánh tiếng hỏi cưới tôi thật”.
Bà Phạm Thị Minh Lý tham gia chương trình "Việc tử tế". Ảnh cắt từ clip VTV Gia đình hai bên vun vén, năm 39 tuổi bà Lý về làm dâu nhà ông Ước với bao hi vọng về hạnh phúc đôi lứa. Đám cưới diễn ra đơn giản, chỉ vài mâm cơm ra mắt họ hàng.
Bà dành cho con riêng của chồng tình yêu thương chân thành. Cuộc sống có lúc khó khăn nhưng bà vẫn từng ngày chắt chiu, dựng xây cho tổ ấm muộn màng của mình.
Mặc dù lớn tuổi nhưng bà luôn hi vọng sinh thêm đứa con nữa, để gia đình thêm ấm cúng. Thế nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa có tin vui.
Bà đi khám chuyên khoa mới biết mình muốn có thai phải điều trị hiếm muộn. Nỗi khát khao được ẵm bồng đứa con mình sinh ra chưa kịp thực hiện thì năm 2010, con trai thứ 2 của ông Ước bị suy thận. Ba năm sau người con trai tên Lượng cũng đổ bệnh giống em nhưng nặng hơn.
Ông Ước lại bị tai nạn gãy chân. Mọi việc chăm sóc, đưa 2 con lên Hà Nội chạy chữa đều một tay bà Lý đảm nhiệm. Bác sĩ tư vấn, cơ hội sống cho cả Lân và Lượng là ghép thận hoặc chạy thận.
Nếu chạy thận nhân tạo, sức khỏe người bệnh ngày càng xấu. Phương án ghép thận phải tìm người hiến với các chỉ số phù hợp. Hơn nữa, chi phí phẫu thuật là số tiền lớn đối với gia đình bà Lý.
Hoàn cảnh khó khăn, chưa có tạng phù hợp nên anh Lân và Lượng phải chạy thận chờ đợi. Những lần đưa con chồng đi bệnh viện chạy thận, bà Lý càng thấm thía nỗi đau mà thanh niên trẻ phải đón nhận.
“Nhiều đêm ngồi thức, xoa lưng cho con khỏi đau đớn tôi tự hỏi: Tương lai hai đứa con sẽ ra sao? Chúng phải chịu cảnh mồ côi mẹ, giờ lại mang cả căn bệnh quái ác này”.
Hiến thận cho con chồng
Chuỗi ngày gia đình rơi vào khủng hoảng, hai con lâm bệnh, bà Lý trở thành chỗ dựa tinh thần.
Vợ chồng bà Lý thương con, đến vận động người thân giúp đỡ. Mọi người tham gia xét nghiệm máu để tìm thận tương thích với hai anh em nhưng kết quả chẳng ai phù hợp, kể cả ông Ước.
Cuối cùng, bà Lý chủ động đề nghị chồng cho mình lên Hà Nội xét nghiệm. Nếu các chỉ số phù hợp, bà sẽ tặng cho Lân một quả thận. Giây phút bác sĩ thông báo, thận của bà hoàn toàn phù hợp để ghép, lòng bà nghẹn lại vì hạnh phúc.
Thế nhưng, việc hiến thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà Lý, kể cả việc sinh đẻ.
“Tôi chấp nhận không sinh thêm em bé để cứu Lân. Từ ngày bước chân về làm vợ ông Ước, tôi coi anh em Lân và Lượng chẳng khác nào máu mủ của mình”, bà Lý xúc động nói.
Tin bà hiến thận cho con chồng loan đi khắp xóm. Người khen cũng ít mà kẻ chê cũng nhiều. Một số người nói bà Lý dại, khuyên bà đừng cho nhưng bà gạt bỏ ngoài tai.
Chi phí cho ca phẫu thuật lên đến 300 triệu đồng. Để lo được số tiền đó, vợ chồng bà bán những thứ giá trị trong nhà và vay mượn khắp nơi.
Ca phẫu thuật thành công. Giờ đây, Lân là chàng trai khỏe mạnh, đã lấy vợ và sinh con. Hai anh em Lân trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất lồng gà công nghiệp, mua được ô tô vận tải.
Về phần mình, anh Lân cho biết sức khỏe anh ổn định. Hàng tháng anh lên Hà Nội kiểm tra định kỳ và uống thuốc theo đơn bác sĩ.
Ngày cưới Lân, bà Lý mặc bộ áo dài, đón con dâu về. Bà mở điện thoại, vui vẻ khoe ảnh cháu nội.
Hiện bà vẫn chịu khó làm trong xưởng của Lân, giúp đỡ con lo lắng mọi việc. Lân khuyên mẹ nghỉ ngơi nhưng bà không muốn để tay chân thừa thãi. Ngoài ra, bà Lý và hai con trai nuôi thêm 200 đôi chim bồ câu, cải thiện kinh tế.
“Sau ca phẫu thuật, tôi ăn ngủ bình thường. Tôi biết thiếu 1 quả thận, sức khỏe kém hơn nên luôn để ý, thăm khám định kỳ. Đặc biệt, giữ chế độ sinh hoạt điều độ”, bà Lý kể.
Điều bà Lý đau đáu trong lòng là sức khỏe của Lượng. Bà mong rằng, một ngày nào đó con cũng gặp may mắn như Lân, không phải chạy thận nữa.
Vợ chồng anh Lân cùng mẹ Lý trong ngày cưới. Ảnh: Nhân vật cung cấp Bà Lý khẳng định, những gì bà làm cho Lân hoàn toàn bình thường: “Trái tim người mẹ nào chẳng thương con, tôi san sẻ một phần cơ thể của mình cũng là cho con cả cuộc đời”.
Bao năm không nhìn mặt nhau, bỗng dưng mẹ kế gọi tôi về đi xem mắt
Tôi cứ tưởng mẹ kế muốn làm lành nên mới gọi tôi về đi xem mắt. Tới khi nhìn thấy đối tượng được mai mối, tôi cảm thấy cuộc đời càng bế tắc hơn.
">Con trai tìm vợ cho bố, mẹ kế hiến thận cứu con chồng