您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Các bài tập tăng hưng phấn cho phụ nữ tuổi trung niên
NEWS2025-04-23 05:12:54【Ngoại Hạng Anh】7人已围观
简介Các bài tập sau đây có thể giúp phụ nữ tuổi trên 50 tìm lại hưng phấn,ácbàitậptănghưngphấnchophụnữtutin thể thao 24/7tin thể thao 24/7、、
Các bài tập sau đây có thể giúp phụ nữ tuổi trên 50 tìm lại hưng phấn,ácbàitậptănghưngphấnchophụnữtuổitrungniêtin thể thao 24/7 tăng thêm gia vị cho cuộc sống hôn nhân.
Ở tuổi 49, 50 hết kinh, đối với phụ nữ là một “ngả rẽ cuộc đời”, bất kể tâm lý hoặc sinh lý đều có những biến đổi lớn. về mặt sinh lý, cần đối phó sự “xâm lược” của các loại bệnh. Về mặt tâm lý, cần “điều chỉnh” những biến đổi cảm xúc của thời kỳ mãn kinh, trong đó, sự thay đổi của đời sống tình dục cũng là một khâu quan trọng.
Thời kỳ mãn kinh, mất đi “tình thú”
Nữ giới đi vào thời kỳ mãn kinh, do thiếu các hoóc-môn, ham muốn sẽ giảm xuống, về mặt sinh lý sẽ có sự thay đổi liên tục, chẳng hạn như: thượng bì âm đạo bắt đầu co rút, niêm mạc mỏng đi, bài tiết dịch giảm đi, huyết trắng ra nhiều… Ngoài ra, do giãn dây chằng vùng chậu, tạo ra những vấn đề như sa tử cung, sa bàng quang, giãn âm đạo, cũng như rối loạn đi tiểu, dẫn đến khi có hành vi tình dục không những hơi khó có cảm giác, cũng khó có khoái cảm, thậm chí còn sẽ xảy ra tình trạng tiểu sót, có vậy, đương nhiên sẽ không đạt được “lạc thú” tình dục.
Nếu như cộng thêm các chứng sốt hâm hấp, ra mồ hôi trộm ban đêm, mất ngủ, mệt mỏi, cảm xúc bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, thì tình trạng sẽ càng nghiêm trọng. Nhất là về mặt tâm lý, rất nhiều chị em cho rằng hết kinh là “hết thời vàng son”, không còn trẻ trung, mất đi tự tin, kể cả mối quan hệ với bạn đời cũng sẽ xảy ra vấn đề.
Làm thế nào tìm lại hưng phấn sau khi hết kinh?
Chuyên gia kiến nghị, phụ nữ mãn kinh nên đối mặt sự biến hóa của cơ thể, chủ động nhận thức những thay đổi cơ thể có thể xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, nghe nhiều ý kiến tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa. Đối mặt với thể chất bản thân và tình trạng sức khỏe, gặp bác sĩ kê toa những loại thuốc thích hợp, cải thiện chứng trạng mạch máu, thần kinh của thời kỳ mãn kinh. Nếu âm đạo khô ráp bất ổn, có thể tận dụng thuốc cao chứa hoóc-môn dùng tại chỗ để tăng độ dày niêm mạc, thúc đẩy tăng bài tiết chất dịch bình thường, tất nhiên cần sự hướng dẫn cách sử dụng chính xác của thầy thuốc. Sử dụng một số loại thuốc bôi trơn dạng nước thích hợp, giúp giảm bớt âm đạo khô ráp mang đến sự bất ổn. Đương nhiên, thường tập những vận động vùng chậu, sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả bất ngờ.
Dù ở độ tuổi nào, vợ chồng sống hòa thuận cũng đều có ảnh hưởng rất quan trọng đối với đời sống tình dục. Những ảnh hưởng của tâm trạng, cảm xúc thường quan trọng hơn so với những kích thích tố (hoóc-môn), chỉ có sự “hòa đồng” tốt, đôi bên lượng thứ cho nhau mới là mấu chốt gắn kết “quan hệ ái ân”. Đôi lúc nữ giới cũng nên thay đổi cách nghĩ, sau khi hết kinh không còn lo lắng những vấn đề về kinh nguyệt, mang thai… há chẳng phải càng yên tâm hơn hưởng thụ những vui thú từ sinh hoạt tình dục ư!
Một số bài tập giúp tăng hưng phấn
Động tác 1:nằm thẳng xuôi tay theo giường, hai chân thẳng. Hít sâu từ từ, kéo chân vuông góc với giường, nín thở 1-2 giây. Sau đó hai chân hạ xuống theo tư thế ban đầu.
Động tác 2: nằm trên ghế hoặc giường, hai tay để xuôi, hít sâu, nâng toàn bộ phần lưng và đầu lên khỏi mặt giường 30-40 cm, hai tay để trước mặt, giữ yên 1-2 giây. Sau đó hạ từ từ phần lưng.
Động tác 3:nằm sấp trên giường, hai tay và chân để xuôi thẳng, hít sâu từ từ, dùng sức nâng toàn bộ thân trên từ bụng, ngực và đầu lên khỏi giường 30cm. Chú ý hai tay để xuôi úp theo thân người, không chống trên giường, giữ 1-2 giây sau đó hạ từ từ thân trên xuống mặt giường. Thở ra.
Động tác 4: nằm thẳng, tư thế chuẩn bị hai tay đan sau gáy, nhấc vai lên. Nhịp một hai chân co xéo qua bên trái, đồng thời khuỷu tay trái chạm gối chân phải, kết hợp thở mạnh bằng miệng. Nhịp hai trở về vị trí ban đầu, hít sâu bằng mũi, sau đó đổi bên. Thực hiện 12 lần.
Động tác 5:nằm thẳng, tư thế chuẩn bị hai tay đan sau gáy, nhấc vai lên, hai chân duỗi thẳng. Nhịp một nâng hai chân lên 90 độ xéo qua bên trái, đồng thời khuỷu tay trái chạm gối chân phải, kết hợp thở mạnh bằng miệng. Nhịp hai trở về vị trí ban đầu, hít sâu bằng mũi sau đó đổi bên. Thực hiện 12 lần.
Động tác 6: nằm thẳng, tư thế chuẩn bị hai tay đan sau gáy, nhấc vai lên, hai chân nâng lên 45 độ. Nhịp một nâng hai chân lên 90 độ kết hợp thở mạnh bằng miệng. Nhịp hai đưa hai chân trở về vị trí ban đầu 45 độ, hít sâu. Thực hiện 12 lần.
Lưu ý: mỗi động tác trên thực hiện 12 lần, nghỉ một phút sau đó tập lại khoảng 3-4 đợt. Mỗi ngày tập hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Để đạt hiệu quả, việc tập luyện phải thường xuyên và đủ thời gian, bên cạnh đó phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
LY.DS Bàng Cẩm
(Theo SK&ĐS)
很赞哦!(158)
相关文章
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Nam Định, 18h00 ngày 20/4: Tuyệt vọng tìm lối thoát
- Hoa khôi Đỗ Hà Trang khoe nhan sắc ngọt ngào chào tuổi mới
- SV Việt chế ôtô chạy năng lượng mặt trời
- Bộ TT&TT yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp Tết Nhâm Dần 2022
- Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Bournemouth, 21h00 ngày 19/4: Khách sa sút
- Seven.AM giới thiệu bộ sưu tập xuân hè 2022 mang phong vị nước Ý
- Ứng dụng nhắn tin, gọi điện của Android âm thầm gửi dữ liệu về Google
- Biên kịch Trạm cứu hộ trái tim: Trước khi đến giai đoạn cứu hộ, phải đau đớn đã
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
- Campuchia ra mắt ứng dụng nhắn tin CoolApp, cạnh tranh WhatsApp và Telegram
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4: Chủ nhà chật vật
Quang Thắng hoá 'chuyên gia ẩm thực' trên truyền hình (Ảnh: BTC). 5 quán quen dân dã xuất hiện trong chương trình gồm: bánh mì Bảy Hổ, cơm tấm Thuận Kiều (TP.HCM), nem lụi Tài Phú (Huế), bún ốc Bà ngoại (Hà Nội) và phở Thìn Bờ Hồ (Hà Nội) dưới sự dẫn dắt của Food Blogger Sammy, Hoa hậu Thiên Ân, Food Blogger Ninh Tito, diễn viên Bình An và MC Khánh Vy.
Đây là những quán quen chính gốc được chương trình lựa chọn từ 50 quán ở khắp các miền vùng trong cả nước thông qua các tiêu chí: Không gian quán ăn dân dã, thú vị; Gây tò mò, hứng thú với thực khách gần xa; Món ăn phản ánh đậm nét văn hóa ẩm thực của vùng miền; Câu chuyện truyền cảm hứng từ quán, bếp trưởng hoặc chủ nhà hàng; Phù hợp với cuộc sống hiện đại và có những điểm bất ngờ níu chân thực khách; Món ngon chất lượng, menu phong phú, dịch vụ đảm bảo, nức lòng người ăn.
Xuất hiện ấn tượng trên sân khấu cùng với một tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền, 5 chủ nhà hàng sẽ mang tới những món ăn đặc trưng của quán để ban giám khảo, khách mời đồng hành và khán giả cùng thưởng thức. Kết quả bình chọn sẽ lựa chọn ra 3 quán quen bước vào phần 2 với phần tiếp nối đặc biệt từ kênh sóng sang nền tảng số của VTV3.
Điểm nổi bật ở phần 2 là thử thách mới dành cho 3 chủ quán quen được khán giả yêu thích: nấu ngay tại trường quay "Món ăn của tương lai", các khách mời đồng hành sẽ vào vai phụ bếp. NSƯT Quang Thắng sẽ ăn trước máy quay trước sự chứng kiến của khán giả. Nghệ sĩ cho biết đây là trải nghiệm đặc biệt.
Cùng góp nên màu sắc riêng cho chương trình là chùm tiết mục nghệ thuật sôi động: Hello Ho Chi Minh City, Vui mùa lúa mới, Nàng thơ xứ Huế, Xẩm Hà Nội và Hồ Gươm sáng sớm. Đáng chú ý là các bài hát có sự thể hiện của MC, khách mời như: Ăn gì đây(biểu diễn: Mr T, Mù Tạt), MashupChiếc bụng đói-Vị quê nhà (biểu diễn: Bình An, Khánh Vy, Ninh TiTo, Sammy, Thiên Ân) và Của ngon vật lạ.
Chương trình phát sóng lúc 20h30 ngày 1/4 trên kênh VTV3 và được đăng tải trên fanpage VTV3, Cà phê sáng với VTV3.
Quang Thắng trong Gala Cười 2024:
Quang Thắng tìm mọi cách để ko phải 'cưới' Vân Dung và cái kết không ngờQuang Thắng và Thái Sơn vào vai hai công tử đi hỏi vợ nhưng cuối cùng lại tìm mọi cách để không bị bắt về làm chồng 'tiểu thư' Vân Dung có nhan sắc 'chim sa cá lặn' ở Gala Cười 2024.">Quang Thắng làm giám khảo chấm món ăn trên truyền hình
Hoa khôi Nam Em. Ngày 8/4, Nam Em chia sẻ trên livestream được Sở mời làm việc vào 9 giờ sáng ngày 9/4. Cô và chồng sắp cưới hiện đang ở Đà Lạt nên sẽ về TP.HCM để tham dự đúng lịch hẹn.
"Tôi đã rất hợp tác, đừng nói tôi trốn tránh. Tôi không trốn chạy, có thư mời là sẽ đi. Tôi không biết lấy tiền đâu để nộp phạt nếu phải nộp đây", người đẹp cho biết.
Nam Em không chia sẻ nguyên nhân bị triệu tập lần 2 nhưng nói thêm "nhiều người vịn vào tôi câu view câu like để bán thực phẩm chức năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, quảng cáo khách sạn".
Trước đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM đã mời Nam Em lên làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội của cô.
Sau buổi làm việc, hoa khôi bị phạt hành chính 37,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc.
Tối 16/3, Nam Em tiếp tục tổ chức livestream nhưng không nói chuyện hay tương tác cùng mọi người. Người đẹp sau đó tiến ra ban công, leo ra ngoài và không quay lại vào nhà. Nhiều khán giả "thót tim" trước hành động bất ngờ của người đẹp. Trong khi đó, phần đông ý kiến chỉ trích Nam Em cố tình tạo chiêu trò gây chú ý.
Trước phản ứng dư luận, Nam Em thông báo khóa kênh TikTok mang tên Nguyễn Lệ Nam Em để "tìm bình yên". Đây cũng là tài khoản cô dùng để tổ chức các buổi livestream chia sẻ về chuyện đời tư gây ồn ào. Tuy nhiên, hiện người đẹp đã mở lại và tiếp tục phát các phiên live những ngày qua.
Nam Em là một trong những nhân vật gây ồn ào mạng xã hội. Cô liên tiếp có những buổi livestream khơi gợi chuyện tình cảm quá khứ, “bóc phốt” vài nhân vật trong showbiz… đồng thời nhắc đến một nhân vật lịch sử.
Chồng sắp cưới của Nam Em – anh Hữu Cường - cũng có động thái chia sẻ được cho là ngạo mạn, coi thường người khác. Trong một video, nhân vật này từng đòi “phá nát showbiz”.
Nam Em khóa kênh sau thời gian gây ồn àoHoa khôi Nam Em cho biết khóa kênh TikTok với lý do 'tìm bình yên'. Trước đó, người đẹp liên tiếp tổ chức các phiên livestream và có nhiều phát ngôn, hành động gây tranh cãi.">Nam Em bị Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM mời làm việc lần 2
Trong khi thực hiện chương trình Tiểu học hiện hành, ở môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn, kiểu ra đề bài “Tả cây hoa hồng nhà em”, “Tả con chó nhà em”, “Tả bố em đang làm việc”… là do sự hời hợt của giáo viên. Phụ huynh không hiểu cứ đổ tại chương trình.
Chương trình và đề làm văn trong sách giáo khoa luôn “mở”
Trong khâu biên soạn sách Chương trình 2000, các tác giả sách giáo khoa đã đề cao quan điểm thực tế của bài học. Môn Tiếng Việt không là ngoại lệ. Vì thế, các bài học Tiếng Việt từ phân môn Tập đọc cho đến Luyện từ và câu, Tập làm văn…, bao giờ cũng có câu hỏi liên hệ. Dù câu hỏi ứng dụng có in vào sách hay không thì giáo viên vẫn phải hỏi.
Chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”
Chẳng hạn, khi học tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, học sinh bao giờ cũng phải liên hệ mình cần học tập đức tính gì của Dế mèn. Học về câu khiến, học sinh được học “Cách đặt câu khiến”, “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”… Rồi các bài làm văn trao đổi ý kiến với người thân, tóm tắt tin tức, tập ghi chép sổ tay… là những minh chứng cho tính thực tế của nội dung chương trình.
Có lẽ rút kinh nghiệm nhiều bài tập làm văn trong sách chương trình cải cách giáo dục yêu cầu học sinh tả một sự vật cụ thể khiến nhiều em “khóc lóc”. nên đến chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”. Ví dụ, lớp 2 có những đề kiểu như “Kể về người hang xóm”, lớp 3 có đề “Viết một đoạn văn nói về một người thân của em”, riêng bài luyện tập tả con vật lớp 4 thì có những 4 đề bài để học sinh lựa chọn…
Sách giáo khoa đã thực tế hóa nhưng vẫn gò bó
Đáng lẽ ra, để phát huy sự tính tích cực của học sinh, sách giáo khoa chỉ cần ra đề, còn làm văn và viết văn thế nào là tùy cảm xúc của mỗi em.
Nhưng ngay từ lớp 2, lớp 3, sách giáo khoa lại đưa câu hỏi gợi ý vào bài học. Chẳng hạn như với đề bài viết về người thân thì sách lại in một loạt câu hỏi gợi ý: Người đó là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Người đó đối với em thế nào? Em đối với người đó thế nào?… Thế là học sinh cứ trả lời các câu hỏi đó rồi ghép lại thành văn.
Sự gò bó trong dạy làm văn cho học sinh xuyên suốt chương trình Tập làm văn từ lớp 2 đến lớp 5. Hạn chế đó thể hiện rõ nhất ở câu kết bài. Vì lớp 2, lớp 3 sách gợi ý “Em đối với người đó như thế nào?” và lớp 4, lớp 5 sách lại gợi ý kết bài kiểu yêu quý đối tượng miêu tả, nên thường học sinh kết bài rất giống nhau theo cách “Em rất thích cây phượng vĩ này”.
Tôi đã từng chứng kiến, một học sinh lớp 3 viết bài văn kể về trận thi đấu thể thao và kết thúc bằng câu “Ra về, cầu thủ cả hai đội đều vui vẻ vì đã chơi một trận bóng hay”. Thấy em xong bài trước rồi ngồi chơi, cô giáo đến gần nhắc “Em rất thích trận đá bóng này”. Cậu học trò ngơ ngác một chút rồi vẫn cúi đầu viết thêm câu văn kết bài theo “truyền thống”.
Giáo viên dạy theo khuôn mẫu, đề bài nào học sinh cũng tả được
Học sinh tiểu học bây giờ không biết giỏi đến đâu nhưng được cái gần như cây gì cũng tả được và… con gì cũng tả được.
Chẳng hạn, gặp đề bài yêu cầu tả một cây hoa thì học sinh nào cũng biết viết “Trước cửa nhà em có một cây hoa hồng. Cây hồng này do bố em trồng từ lâu rồi… Nhìn từ xa cây hoa như một ngọn lửa khổng lồ. Mỗi bông hoa là một ngọn lửa hồng tươi…”.
Ảnh Đinh Quang Tuấn Nếu gặp đề văn tả người thì còn dễ nữa. Các em tả trăm người như một. Bà thì cứ tóc bạc, da nhăn, nhai trầu… Cô giáo hoặc mẹ thì cứ da trắng, tóc đen, mắt sáng, răng đều.
Sở dĩ học sinh tả mẹ nào cũng giống mẹ nào, bà nào cũng giống bà nào là do cách hướng dẫn của giáo viên. Trong một tiết học 40 phút, sĩ số mỗi lớp trên dưới 40 học sinh, lại chỉ ngồi trong lớp tưởng tượng ra mà tả (thiếu trải nghiệm thực tế) cho nên giáo viên khó lòng tạo điều kiện cho cách nhìn và sáng tạo của từng học sinh để tả nét riêng biệt của mỗi con vật cùng loài. “Biết vậy mà đành chấp nhận” - các cô thường tặc lưỡi.
Từ tư duy tả mọi con vật cùng loài giống nhau đó nên giáo viên ra đề bài không giống hoàn cảnh sống của học sinh là điều dễ xảy ra. Và thực tế, hiếm khi có học sinh ương bướng trả lời “Nhà em không nuôi chó!”.
Điều đáng nói là bài văn thiếu tính thật thà
Không riêng gì thành phố, nông thôn ngày nay cũng dần dần xa lạ với những vật nuôi mà trước đây nhà ai cũng có. Một lúc nào đó, dừng lại để quan sát nhà quê, chúng ta sẽ thấy đúng là học sinh khó có thực tế mà miêu tả, nhất là tả loài vật.
Người dân thôn quê đang chuyển sang đi làm công nghiệp nên gà ít nuôi, và những chú gà trống oai phong đuôi cong như dấu hỏi là khó gặp. Chó thì nhốt cũi vì thả ra dễ mất nên nó không gần gũi với người. Mèo thì có thời gần như tuyệt chủng, nay hồi phục được số lượng đếm trên đầu ngón tay mỗi làng, mỗi xóm…
Thực tế là vậy nhưng trong bài văn của các em, mỗi khi đi học về chó phải chạy ra cổng đón, mừng tíu tít… Mèo thì đêm đêm chui vào chăn ngủ cùng với em… Rồi mèo lại còn rình chuột bên bồ thóc, “chít” một cái đã bắt sống tên chuột…
Phải viết vậy mới thành bài văn và bài văn mới sinh động. Càng học sinh giỏi càng phải tưởng tượng nhiều mà tả những cái… chẳng thấy bao giờ.
Quả đúng là, văn học thì có chân thực và luôn có hư cấu. Vấn đề tính thật thà trong bài văn của trẻ xin dành cho bạn đọc luận bàn.
Còn tôi, tôi chỉ xin được lí giải đôi chút về những đề văn yêu cầu tả đối tượng mà có học sinh chẳng thấy bao giờ (hay nói cho văn hoa là “Đối tượng tả không có trong đời em”). Qua phân tích trên, có thể kết luận nguyên nhân vấn đề này mang tính hệ thống: Từ nội dung chương trình tuy đã thực tế nhưng vẫn gò bó, thiếu sáng tạo, đến tư duy dạy văn khuôn mẫu những người thầy, không tạo được điều kiện cho học sinh có những chấm phá riêng.
Tùng Sơn (giáo viên tiểu học)
">Tại sao học sinh làm đề văn tả một 'đối tượng không có trong đời em'?
Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
- Nhiều phụ huynh của Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đang rất bức xúc và cảm thấy mất niềm tin khi trường đưa ra yêu cầu phải nộp 5 triệu đồng làm “phí giữ chỗ” để con được theo học.
Cụ thể, ngày 14/4, Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark phát thông báo về mức thu học phí và các khoản phí khác cho năm học 2017 – 2018.
Ngoài thông tin năm học tới nhà trường sẽ đưa thêm 2 nội dung mới vào chương trình học đã bao gồm trong mức tăng học phí, phụ huynh ngỡ ngàng khi ở mục các loại phí khác có khoản “phí giữ chỗ” với mức tiền là 5 triệu đồng.
Các khoản thu Trường Phổ thông Đoàn Thị ĐIểm thông tin tới các phụ huynh. Trường cũng yêu cầu cha mẹ học sinh nộp trước ngày 12/5 để đảm bảo giữ chỗ cho con trong năm học tới. “Sau ngày 12/5 nếu cha mẹ học sinh không nộp phí giữ chỗ nhà trường sẽ tiến hành trả hồ sơ học bạ của học sinh khi kết thúc năm học này.
Đối với các em học lớp 5 và lớp 9 năm học 2016-2017, cha mẹ học sinh sẽ nộp phí giữ chỗ sau khi có kết quả xét tuyển vào lớp 6 và lớp 10”, thông báo nêu rõ.
Nhà trường cũng thông tin khoản phí này sẽ được hoàn trả/khấu trừ trong lần nộp học phí đầu tiên của năm học 2017-2018 khi kỳ học phí đầu tiên được hoàn thiện trước ngày 1/7.
Phí giữ chỗ sẽ chỉ được hoàn lại trong trường hợp nhà trường không tiếp nhận học sinh vào năm học 2017 - 2018.
Cùng đó, thông báo của nhà trường cũng nêu: “Học phí, phí bán trú, tiền ăn và các loại phí khác phải được hoàn thành trước ngày 1/7, sau thời gian này nhà trường không đảm bảo việc giữ chỗ cho học sinh vào năm học 2017-2018 bao gồm cả các trường hợp đã nộp phí giữ chỗ”.
Điều này khiến nhiều phụ huynh có con đang theo học tại Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark vô cùng bất ngờ, thậm chí bất bình khi đây là lần đầu tiên được biết đến khoản phí này.
Một số phụ huynh cho hay, việc nộp phí giữ chỗ chỉ là việc nhỏ, nhưng quan trọng là thể hiện sự thiếu lòng tin của nhà trường và khiến phụ huynh không tin tưởng ngược lại với nhà trường. “Bởi nếu trường đào tạo tốt, chất lượng và học phí tương thích thì không cần lo chuyện học sinh nghỉ học mà phải làm như vậy”, vị phụ huynh chia sẻ.
Về điều này, ông Nguyễn Hoài Bắc, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark xác nhận trường có phát thông tin như vậy.
Ngoài ra, trên mạng xã hội nhiều phụ huynh trường này cũng chia sẻ về vấn đề thức ăn cho học sinh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 16/4 trên website của mình, trường này cũng đã phát thông báo giải thích một số thắc mắc của Phụ huynh xung quanh dịch vụ bán trú, vệ sinh của nhà trường.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc sau buổi làm việc với ông Nguyễn Hoài Bắc, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark vào chiều nay.
Thanh Hùng
">Trường bắt đóng phí giữ chỗ 5 triệu đồng khiến phụ huynh bức xúc
- Bộ Giao thông vận tải vừa có quyết định gia hạn thời gian nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Thời gian gia hạn tới ngày 30/7. Nhiều trường đại học khuyết hiệu trưởng">
Lùi thời gian nhận hồ sơ thi tuyển phó hiệu trưởng Trường ĐH giao thông vận tải 3 tháng
- Chỉ vì không làm đủ bài tập, cháu Y, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh tím bầm tay.
Phẫn nộ trước hành xử của cô giáo, anh Nguyễn Mạnh Thắng, bác của cháu Y đã đăng tải những hình ảnh đôi tay của cháu bị giáo viên chủ nhiệm đánh tím bầm tay vì không làm đủ bài tập lên mạng xã hội với dòng chia sẻ:
"Cô giáo hay "mẹ hiền"?
Theo các bạn, nên xử lý như thế nào trong trường hợp này? Đây là ảnh chính tay em chụp từ nạn nhân là cháu gái em. Chỉ vì cháu không làm đủ bài tập mà cô giáo chủ nhiệm nỡ đánh cháu như vậy. Ngoài việc đánh vào người, cô còn thẳng tay vụt thước vào đầu cháu nữa. Không chỉ đánh cháu, cô còn thường xuyên có hành động này với các bạn khác trong lớp”.
Ảnh gia đình chụp lại những vết bầm tím trên cánh tay của cháu Y do cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh. Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Mạnh Thắng kể: “Ngày 21/4, mẹ cháu Y dắt con vào khóc mếu với tôi nói rằng cô giáo đánh cháu như thế này thì phải làm sao. Xem cánh tay cháu bị cô giáo đánh thâm tím mà tôi đau lòng quá”.
Theo anh Thắng, sau khi sự việc xảy ra, cô giáo chủ nhiệm đã đến xin lỗi gia đình và nhận mình sai, tuy nhiên thái độ không cầu thị bởi cô vẫn nói do cháu Y có lỗi vì đã không làm hết bài tập.
“Mãi về sau, khi gia đình ra phường trình báo, công an phường liên lạc thì cô giáo mới đến để xin lỗi và hỏi thăm cháu. Nhận sai, nhưng cô giáo vẫn nói do cháu sai vì không làm bài. Tôi nghĩ kể cả không làm bài cô giáo cũng không được đánh cháu như thế. Cô phải có trách nhiệm hướng dẫn để con hiểu hơn những bài khó để hoàn thành. Hoàn toàn có những phương án khác như nhắc nhở hay phạt đứng góc lớp như thế nào đó chứ không thể đánh cho bầm tím như vậy” - anh Thắng chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Tiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì xác nhận việc này xảy ra tại trường mình, và giáo viên đánh cháu Y là cô giáo Châm, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Theo ông Tiệp, hôm đó trong buổi làm bài trên lớp, cháu Y có nói dối đã làm xong hết bài tập. Tuy nhiên, khi kiểm tra, thấy có bài vẫn chưa làm, do nóng nảy, cô đã cầm thước vụt vào tay cháu Y.
Ông Tiệp cho biết, nhà trường cũng đã họp Ban giám hiệu và yêu cầu cô giáo Châm đọc bản tường trình trước toàn thể hội đồng. Cô Châm đã hứa sẽ không tái phạm và tự đưa ra hình thức kỉ luật buộc ra khỏi lớp nếu tái phạm.
Ông Tiệp cho hay trong cuộc họp, cô Châm tỏ ra ăn năn hối lỗi. Cô cũng mong muốn nhà trường và gia đình thứ lỗi vì do một phút nóng nảy đã không kiềm chế được hành động của mình.
“Chúng tôi đã nhắc nhở, khiển trách và đang chờ kết luận của các cơ quan chức năng để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cuối cùng. Do đợt này đang cao điểm về ôn thi cuối học kỳ II, bản thân cô Châm là giáo viên chủ nhiệm nắm rõ tình hình học tập của từng học sinh nên nhà trường để cô tiếp tục ôn thi cho các em. Nếu không phải đợt cao điểm ôn thi thì chúng tôi đã yêu cầu cô ra khỏi lớp và bố trí giáo viên khác dạy thay để chờ xử lý. Quan điểm của trường là cô có lỗi phải nhận lỗi, trường không bao che” - ông Tiệp cho biết.
Tuy nhiên, ông Tiệp cũng chia sẻ sự tiếc nuối khi cô Châm là một giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi các cấp. “Có thể vì quá muốn các con chăm chú làm bài tập để đạt kết quả cao nhưng cách xử lý của cô là thái quá”.
Chia sẻ thêm với VietNamNet, anh Thắng nói: “Cô giáo đánh học sinh là hành vi phản giáo dục và đáng phải lên án. Chiều nay (26/4) tôi sẽ lên trường để làm việc với nhà trường và cô giáo. Nếu cô giáo nhìn nhận ra sai lầm và cam kết có trách nhiệm, thì quan điểm của gia đình vẫn cho cô Châm một cơ hội sửa sai”.
Thanh Hùng
">Cô giáo đánh học sinh bầm tím vì làm thiếu bài tập