您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Mỡ bụng làm giảm trí thông minh mềm theo tuổi tác
NEWS2025-04-09 21:10:00【Bóng đá】1人已围观
简介Các nhà khoa học đã ghi nhận những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe khi vònmc mumc mu、、
Các nhà khoa học đã ghi nhận những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe khi vòng hai ngày càng lớn. Mỡ bụng dư thừa liên quan đến bệnh tim,ỡbụnglàmgiảmtríthôngminhmềmtheotuổitámc mu tiểu đường và thậm chí cả ung thư.
Một trong những nguyên nhân khiến mỡ bụng nguy hiểm hơn các chất béo khác do bao quanh các cơ quan nội tạng. Ở nam giới, loại chất béo này dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2. Ở phụ nữ, mỡ bụng liên quan đến ung thư vú và các vấn đề về túi mật.
Do một loạt các yếu tố, bao gồm khẩu phần nhiều hơn tại các nhà hàng, lối sống ít vận động hơn, ăn nhiều thực phẩm chế biến hơn, tình trạng mỡ bụng đang gia tăng ở những người trưởng thành, trong đó có Mỹ.
Ngoài các ảnh hưởng trên, các nhà chuyên môn còn đề cập tới một tác dụng phụ đáng lo ngại: suy giảm trí thông minh.
Chất béo trong cơ thể có làm giảm chỉ số IQ?
Nghiên cứu cho thấy, có thể có mối liên hệ giữa mỡ bụng và những thay đổi trong chức năng não. Tạp chí Brain, Behavior và Immunityđã công bố dữ liệu của hơn 4.000 nam giới và nữ giới khoảng 65 tuổi không bị suy giảm nhận thức. Nghiên cứu đã theo dõi mối liên hệ giữa lớp mỡ bụng và “trí thông minh mềm” trong 6 năm.
Trí thông minh mềm là khả năng tư duy linh hoạt và hiểu biết về các khái niệm trừu tượng. Những người có trí thông minh mềm cao có thể thực hiện các nhiệm vụ suy luận tốt hơn, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Kết quả ghi nhận, những người có nhiều mỡ bụng có xu hướng giảm trí thông minh mềm theo tuổi tác. Trong khi đó, nhóm người có khối lượng cơ lớn hơn không có sự suy giảm như vậy.
Ngoài ra, nghiên cứu công bố trên Neuropsychologycho thấy béo phì có liên quan đến việc giảm khả năng chú ý và tốc độ xử lý.
Sự suy giảm ở nhiều lứa tuổi
Thật không may, tác động của béo phì đối với trí thông minh nhận thức không chỉ giới hạn ở người lớn tuổi. PLOS One cung cấp thông tin, trẻ em ngày càng ít vận động đã dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe và khả năng nhận thức.
Trong nghiên cứu, một nhóm trẻ được yêu cầu tìm hiểu tên của các khu vực cụ thể trên bản đồ. Ngày hôm sau, các bé được hỏi còn nhớ thông tin gì. Những đứa trẻ có thân hình cân đối hơn cho thấy khả năng nhớ tốt hơn.
Theo Healthline, để giảm mỡ bụng, bạn có thể ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, hạn chế uống rượu. Nếu bạn bắt đầu một chế độ lành mạnh ngay hôm nay, cơ thể, bao gồm cả não bộ, sẽ cảm ơn bạn.

Thói quen vào bữa sáng giúp giảm mỡ bụng
Mỗi tuần ăn 5 quả trứng vào các buổi sáng có ích cho sức khỏe, giảm mỡ vùng bụng.很赞哦!(6196)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Brentford vs Chelsea, 20h00 ngày 6/4: Khác biệt động lực
- Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và nhiều nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
- Tuyển Việt Nam nhận gần 8 tỉ đồng, nếu vô địch ASEAN Cup 2024
- Tin tức về chuyển nhượng 3/11: MU ký Diomande, Chelsea lấy Isak
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Fiorentina, 1h45 ngày 6/4: Đâu dễ cho Milan
- Tâm sự của thầy giáo chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mới
- Học bổng lãnh đạo EQuest xuất sắc: Đầu tư vào con người
- Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không thi bổ túc văn hóa cấp 3
- Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Yemen, 22h00 ngày 7/4: World Cup vẫy gọi
- Soi kèo Arsenal vs West Ham, 03h00 ngày 27/12/2022
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 22h00 ngày 7/4: Đối thủ khó chịu
Thủ tướng chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng gợi mở một số nội dung để các đại biểu thảo luận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút các việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua; phân tích, đánh giá sâu về các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan; xác định các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, sát thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài để tăng cường và tạo đột phá đối với các trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian tới, đưa ngoại giao kinh tế trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của đối ngoại, trở thành động lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước như tinh thần của Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, góp phần đưa đất nước bứt tốc để hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong 18 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 5 hội nghị ngoại giao kinh tế (hội nghị này là lần thứ 6).
Từ năm 2023 tới nay, công tác ngoại giao kinh tế đạt 3 kết quả nổi bật: Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện ngoại giao kinh tế được triển khai kịp thời, bài bản hơn; ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp quan trọng trong duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước; ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, từ năm 2023 tới nay, công tác ngoại giao kinh tế đạt 3 kết quả nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Xuất siêu và vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay
Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị thống nhất đánh giá, triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất và nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác được xác lập. Trong đó, nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động... được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh. Công tác huy động nguồn lực của cộng đồng trí thức, doanh nhân kiều bào được quan tâm, đẩy mạnh.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút các việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường xúc tiến, quảng bá, đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại. Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi.
Các bộ, ngành, cơ quan đại diện tăng cường hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tham gia các hoạt động đối ngoại, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến ở trong và ngoài nước, kết nối với các đối tác quốc tế, qua đó mở rộng thị trường, vận động đầu tư FDI chất lượng cao, thu hút ODA thế hệ mới. Công tác thông tin về tình hình và các xu thế của kinh tế thế giới, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các xu thế và quy định mới được đẩy mạnh.
Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng thời thường xuyên theo dõi, cảnh báo về việc các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; vận động UNESCO công nhận các di sản thiên nhiên và văn hóa, nâng số lượng di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận lên 62 và phát huy các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán CEPA với UAE, các FTA với EFTA, Mercosur...; tích cực vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong, G7, G77, WEF...; thúc đẩy các sáng kiến và khả năng hợp tác mới; tham mưu chủ trương tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cả năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế như việc cụ thể hóa và tận dụng các khuôn khổ quan hệ đã được thiết lập, nâng cấp và cam kết, thỏa thuận đạt được trong thời gian qua còn hạn chế, có độ trễ trong triển khai. Việc giải quyết các vướng mắc tồn đọng với một số đối tác còn kéo dài, chưa dứt điểm. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đôi lúc chưa đồng bộ; tính kết nối, liên kết vùng giữa các địa phương chưa cao.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ cùng các cơ quan với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển mạnh từ tư duy "buôn chuyến" sang làm ăn đường dài hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu đề xuất tiếp tục thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thoả thuận đã đạt được; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế...
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và công nghệ thông tin cho biết qua làm việc, nhiều đối tác nước ngoài nhận định "Việt Nam là quốc gia được chọn và nguồn nhân lực Việt Nam được chọn" để tham gia hệ sinh thái bán dẫn của thế giới.
Phân tích lý do, ông Khoa cho biết Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin, trong đó có gần 500 nghìn kỹ sư phần mềm, sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn. Ngành bán dẫn và công nghệ thông tin trên toàn cầu đang thiếu hụt nguồn lực, vì hầu hết thanh niên ở các nước mạnh về bán dẫn đang tập trung cho các lĩnh vực khác như tài chính, logistics… Mặt khác, lĩnh vực AI, bán dẫn, chip sẽ là xu hướng của tương lai.
Ông đề xuất "ngoại giao tổng lực" cho lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh kết nối với các trường đại học nước ngoài để chuyển giao chương trình, đào tạo nhân lực; xây dựng chính sách thu hút FDI bán dẫn; đẩy mạnh truyền thông hình ảnh Vệt Nam gắn với ngành bán dẫn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết sẽ cùng các cơ quan với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thị trường nông sản để biến "sản phẩm" thành "thương phẩm", thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển mạnh từ tư duy "buôn chuyến" sang làm ăn đường dài hơn.
Tranh thủ cơ hội nhưng không lợi dụng lúc đối tác khó khăn
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu dự cuộc họp, mong các đại biểu, trong đó có các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục làm hết sức mình vì sự phát triển của đất nước.
Cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng mong muốn, đề nghị các chủ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động trên tinh thần 3 cùng: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển.
Thủ tướng cũng đề nghị các chủ thể đẩy mạnh "3 phát huy": Phát huy thế và lực của đất nước để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư; phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân, phát triển du lịch; phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt, thông minh của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, công tác ngoại giao kinh tế còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm; căng thẳng địa chính trị gia tăng, xu hướng chính trị hóa hợp tác kinh tế tiếp tục lan rộng; tình trạng phân hóa, phân mảnh, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng…
Trong nước, sức ép lạm phát còn cao; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là về thị trường, tiếp cận vốn, chi phí. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là cho các ngành, lĩnh vực mới nổi. Thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà; một số cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi. Hạ tầng chiến lược trên một số lĩnh vực còn hạn chế…
Thủ tướng cho rằng chúng ta phải luôn giữ thăng bằng, "thắng không kiêu, bại không nản", giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.
Thủ tướng yêu cầu tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cho rằng công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phục vụ nhiệm vụ phát triển đất nước, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của các đối tác, Thủ tướng lấy ví dụ, hiện nay giá một số mặt hàng nông sản như gạo đang tốt thì chúng ta vừa phải tranh thủ cơ hội phát triển bền vững; vừa phải lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với các đối tác, không lợi dụng khi các đối tác khó khăn; vừa tránh phát triển nóng, chú trọng xây dựng, giữ gìn thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, với giá cả hợp lý, không "ăn xổi ở thì".
"Càng lúc này thì các mặt hàng Việt Nam càng phải củng cố vị thế, uy tín. Giá cao thì mình cạnh tranh lành mạnh nhưng chú ý đến tình người, đạo đức kinh doanh. Khi họ khó khăn mà mình không chia sẻ với đối tác thì lúc mình khó khăn, ai sẽ chia sẻ với mình? Khi hợp tác làm ăn thì cả hai bên đều phải có lợi, lợi dụng lúc đối tác khó khăn để "đục nước béo cò" thì văn hóa Việt Nam không như vậy", Thủ tướng phát biểu.
Tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới
Thủ tướng chỉ rõ 4 định hướng lớn với ngoại giao kinh tế thời gian tới.
Thứ nhất, tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại. Trong đó, cần xác định rõ các sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, khả thi với từng đối tác để thúc đẩy triển khai.
Thứ hai, cùng nhau làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (thương mại, đầu tư, tiêu dùng), đồng thời phát huy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức), các lĩnh vực mới và mang tính đột phá (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, AI…).
Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng của các khuôn khổ, quan hệ vừa được nâng cấp, các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Cần nghiêm túc rà soát, theo dõi và thúc đẩy quá trình triển khai các cam kết với các đối tác quốc tế.
Thứ tư, đẩy mạnh huy động nguồn lực hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước. Phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kiều bào được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, trở thành một chủ thể quan trọng trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới.
Về các biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn tại Việt Nam.
Thứ hai, đôn đốc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết. Trong quá trình xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Chỉ thị 15, Nghị quyết 21 về công tác ngoại giao kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải lượng hóa, báo cáo rõ về những kết quả cụ thể đã đạt được, nếu có khó khăn thì phải xác định rõ kiến nghị giải quyết, cấp có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các thị trường lớn, chủ chốt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chú trọng hơn các địa bàn tiềm năng, còn nhiều dư địa hợp tác như UAE, Trung Đông - Châu Phi, thị trường Halal…
Thứ tư, tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới như bán dẫn, AI, năng lượng...; thúc đẩy và đón tiếp chu đáo đoàn công tác của các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới tới Việt Nam; nắm bắt và kiến nghị xử lý phù hợp, kịp thời các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp….
Thứ năm, tổ chức thiết thực, hiệu quả Diễn đàn Trí thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài cùng với Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài sắp tới để các chuyên gia, trí thức Việt kiều chia sẻ, đóng góp cho những vấn đề về phát triển của đất nước.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, tính nhạy bén, kịp thời của công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu chiến lược, nắm bắt xu thế, phản ứng chính sách kịp thời, phục vụ điều hành kinh tế - xã hội; tập trung vào các xu thế mới, xu hướng điều chỉnh chính sách, ưu tiên mới của các đối tác, "những thứ họ cần chứ không phải thứ mình có".
"Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: "Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững", Thủ tướng phát biểu.
Theo VGP
">Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Hai bên nhất trí cho rằng còn tiềm năng hợp tác rất lớn để tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó có đầu tư của các quỹ UAE vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, cơ sở hạ tầng…
Ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi cảm ơn những đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh COP28 diễn ra tại UAE.
Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE cho biết, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo cấp cao hai nước, việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) vừa đạt được những bước tiến đột phá, đã hoàn thành phần lớn các nội dung và có thể được ký kết trong năm 2024.
Không có hạn chế hàng hóa Việt Nam vào UAE
Hoan nghênh những kết quả đàm phán đã đạt được trong thời gian ngắn kỷ lục, Thủ tướng cho biết, trong các cuộc gặp, Tổng thống UAE đã khẳng định không có hạn chế hàng hóa Việt Nam vào UAE và khuyến khích tối đa đầu tư của UAE vào Việt Nam; UAE mong muốn hợp tác với Việt Nam để triển khai thành lập Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Việt Nam.
Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm đàm phán sau khi tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy, sớm hoàn thành đàm phán hiệp định CEPA với cách làm linh hoạt, thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vấn đề phát sinh.
Việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE vừa đạt được những bước tiến đột phá Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư của UAE tìm hiểu cơ hội và tiếp tục mở rộng hoạt động, hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam đang xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư với các ngành, lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao mà 9 doanh nghiệp tham gia cuộc tiếp rất quan tâm.
Theo Thủ tướng, cùng với các quy định hiện hành, CEPA và chính sách ưu đãi này khi có hiệu lực sẽ là những nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp triển khai những dự án hợp tác cụ thể.
Thủ tướng gợi ý một số định hướng như phát triển các đô thị cảng biển thay vì cảng biển đơn thuần; các quỹ đầu tư UAE có thể tham gia ngay vào việc phát triển các trung tâm tài chính của Việt Nam.
Cũng tại cuộc tiếp, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp đã thông tin về những hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và chia sẻ những ý tưởng, định hướng thời gian tới; khẳng định rất trông đợi Hiệp định CEPA để thúc đẩy, hợp tác, đầu tư với Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, chuyển đổi số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, xây dựng trung tâm tài chính tại TP.HCM, y tế, nông nghiệp…
Lãnh đạo các bộ, ngành phía Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có phản hồi với các ý kiến, đề xuất, quan tâm của các doanh nghiệp UAE, giới thiệu một số dự án cụ thể để phía UAE có thể hợp tác, đầu tư.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE đã chứng kiến lễ trao các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cảng Abu Dhabi và Cục Hàng hải Việt Nam, giữa tập đoàn công nghệ số Sirius IHC và Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông).
">UAE muốn lập Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Việt Nam
Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 Trịnh Thùy Linh vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh doanh và Marketing thuộc Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. (Ảnh: NEU) Á hậu rạng rỡ trong buổi lễ tốt nghiệp. (Ảnh: NEU) Thường xuyên bận rộn với các hoạt động trong nhiệm kỳ, nhưng Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 cho biết ngay từ những buổi học đầu tiên, cô luôn cố gắng tập trung nghe giảng, ghi chép và tự tổng hợp kiến thức thay vì dồn quá nhiều “deadline” vào cuối kỳ. Ngoài ra, cô luôn tận dụng thời gian dù ở bất kỳ đâu đều tranh thủ ôn tập và hoàn thành bài vở. Theo Linh, đây là phương pháp học rất hiệu quả.
“Tôi vui vì những nỗ lực của mình đã được ghi dấu bằng danh hiệu thủ khoa. 4 năm học vừa qua là khoảng thời gian tôi vô cùng trân trọng, làm thay đổi hoàn toàn con người tôi và giúp tôi tự tin hơn, trở thành phiên bản khác của chính mình”, Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 nói.
PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế trao Giấy khen cho Á hậu Trịnh Thùy Linh. (Ảnh: NEU) Trịnh Thùy Linh sinh năm 2002, quê Thanh Hóa. Người đẹp cao 1,72m giành ngôi Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 và giải phụ “Người có làn da đẹp nhất”. Gần 2 năm kể từ ngày trở thành Á hậu Việt Nam, Trịnh Thùy Linh khá kín tiếng, ít tham gia các hoạt động showbiz so với nhiều người đẹp khác.
Thùy Linh cho biết lịch học của mình khá dày đặc. “Thời gian qua, tôi dồn toàn tâm toàn ý cho việc học. Tuy nhiên, tôi vẫn tham gia một vài sự kiện và hoạt động cộng đồng. Tôi cảm thấy rất tự hào khi trong thời gian được gọi là 'kín tiếng' như vậy mình đã đạt được kết quả nhất định. Tôi luôn hy vọng bản thân vẫn phát triển theo hướng mình đã đặt ra”, cô nói.
Á hậu Trịnh Thùy Linh trong buổi lễ tốt nghiệp. (Ảnh: NEU) Các người đẹp tới chúc mừng Á hậu Trịnh Thùy Linh tốt nghiệp. (Ảnh: NEU) Á hậu Trịnh Thùy Linh cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học, cô chưa học lên thạc sĩ. “Chỉ còn vài tháng nữa tôi sẽ hoàn thành nhiệm kỳ Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022. Trước mắt, trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, tôi hy vọng mình sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xã hội. Trong tương lai không xa, tôi có thể tiếp tục học lên cao hơn”.
Hơn 38% sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tốt nghiệp loại Xuất sắcTrong số sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay, có 38% sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc. Bốn thủ khoa đầu ra của trường năm nay cùng đạt 4.0/4.0.">Á hậu Việt Nam 2022 tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Nhận định, soi kèo Genoa vs Udinese, 1h45 ngày 5/4: Không nhiều động lực
Chương trình truyền hình thực tế “Sinh viên thế hệ mới 2024” Chương trình được thực hiện với mục tiêu giúp sinh viên Việt Nam xây dựng tinh thần sống trọn sức trẻ các kỹ năng quan trọng để phát triển và thành công. Chương trình năm nay sẽ mang đến một nền tảng có quy mô lớn hơn và tính tương tác cao hơn giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách hiệu quả.
Sinh viên trên cả nước sẽ có cơ hội tham gia chuỗi workshop và các thử thách liên quan đến công việc thực tế. Kỹ năng, kinh nghiệm thu được từ hoạt động này sẽ giúp các bạn phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như tính sáng tạo, khả năng lãnh đạo, thuyết trình và làm việc nhóm. Trong suốt hành trình, các bạn sinh viên Gen Z sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các cố vấn là những chuyên gia từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực xã hội khác nhau cùng bạn đồng hành là những người trẻ thành đạt và có tầm ảnh hưởng như MC Khánh Vy, Helly Tống, Rapper Double 2T, Tiktoker Thầy Bell U40.
Sinh viên tham gia chương trình “Chúng tôi tự hào và phấn khởi được tiếp tục hợp tác cùng VTV3 ra mắt chương trình truyền hình thực tế “Sinh viên thế hệ mới 2024” nhằm nuôi dưỡng hoài bão của những sinh viên xuất sắc và truyền cảm hứng cho các em đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Chúng tôi rất hào hứng với hình thức và nội dung mới của chương trình năm nay, hy vọng rằng chương trình sẽ tiếp tục nhận được sự đón nhận mạnh mẽ của khán thính giả từ mọi miền đất nước”, ông Vũ Văn Thắng - Tổng Giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia cho biết.
Họp báo công bố chương trình “Việc tiếp tục tài trợ chương trình truyền hình thực tế này thể hiện cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc mang đến một nền tảng bền vững và một cộng đồng hỗ trợ giúp nhiều người phát huy tiềm năng của mình, đồng thời nâng cao sức khỏe và thể chất để sống cuộc sống tốt nhất”, ông Thắng chia sẻ thêm.
Sau vòng sơ loại, chương trình đã thu về hơn 200 hồ sơ dự án từ các bạn sinh viên đến từ các trường đại học trên cả nước. Sau quá trình đánh giá và tuyển chọn kỹ lưỡng của ban giám khảo, 8 đội xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng ghi hình trực tiếp. Chương trình truyền hình thực tế sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV3 vào ngày 1/9/2024.
Chính thức được khởi xướng vào năm 2023, mùa giải đầu tiên của “Sinh viên thế hệ mới” đã thu hút hơn 200.000 sinh viên thuộc 40 trường đại học trên toàn quốc. Chương trình còn nhận được sự đón nhận tích cực từ cộng đồng với hơn 12,2 triệu lượt xem và 9 triệu lượt tương tác trên các nền tảng khác nhau.
Herbalife (có cổ phiếu được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York) góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người với các sản phẩm dinh dưỡng và cơ hội kinh doanh cho các thành viên độc lập của công ty kể từ năm 1980.
Công ty cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, dựa trên nền tảng khoa học cho người tiêu dùng tại hơn 90 thị trường thông qua các thành viên kinh doanh, cùng với chương trình tiếp thị 1 kèm 1 và một cộng đồng hỗ trợ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho khách hàng về lối sống ngày càng năng động và lành mạnh hơn.
Bích Đào
">‘Sinh viên thế hệ mới 2024’ khuyến khích sinh viên sống trọn sức trẻ
Messi có kỳ World Cup 2022 xuất sắc. Ảnh: Imagn Images Liệt kê hết giải thưởng của Lionel Messilà không dễ. Anh cùng Argentina vô địch Copa America hai kỳ gần nhất (2012, 2024), vô địch World Cup 2022.
2. Diego Maradona
Thành tựu của ông là phi thường. SI Soccer công nhận Diego Maradona là cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, VĐV xuất sắc nhất lịch sử trong cuộc bầu chọn của Corriere dello Sport.
Maradona vô địch World Cup 1986, người thay đổi mãi mãi lịch sử CLB Napoli. Tên của ông được đặt cho SVĐ lớn nhất thành phố miền nam Italia.
3. Pele
Ông được mệnh danh “Vua bóng đá”, Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA, cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử World Cup của France Football, lọt vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ 20 của TIME.
Pele giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất vô địch World Cup. Ông cùng Brazil giành cúp vàng 3 lần: 1958, 1962 và 1970.
Pele và Maradona, kỳ phùng địch thủ thế kỷ 20. Ảnh: Imago 4. Franz Beckenbauer
Biểu tượng phòng ngự của mọi thời đại. Franz Beckenbauer là “Hoàng đế” của bóng đá Đức, giành Quả bóng vàng 1972 và 1976.
Beckenbauer cùng Đức vô địch EURO 1972, World Cup 1974. Với Bayern Munich, ông có 3 Cúp C1, 5 Bundesliga và nhiều giải thưởng khác.
5. Johan Cruyff
Quả bóng vàng 1971, 1973 và 1975, Quả bóng vàng World Cup 1974, Đội hình mọi thời đại của FIFA World Cup, huyền thoại thay đổi lịch sử Ajax và Barcelona.
Johan Cruyff khai sinh ra thứ bóng đá của riêng mình và đến nay vẫn còn nguyên giá trị cũng như tầm ảnh hưởng.
6. Zinedine Zidane
Pháp lần đầu tiên vô địch World Cupvào năm 1998 nhờ Zinedine Zidane. Ông giành Quả bóng vàng trong cùng năm, rồi chinh phục EURO 2000.
Zidane có 3 lần nhận giải thưởng FIFA World Player of the Year (tổ chức trong thời gian 1991-2009). Zizou đơn giản là một phù thủy làm nên vẻ đẹp với trái bóng dưới chân.
7. Ronaldo de Lima
Ngoài 2 Quả bóng vàng 1997 và 2002, Ronaldo chia sẻ kỷ lục 3 giải FIFA World Player of the Year với Zidane (1996, 1997, 2002).
Ronaldo là người đưa Brazil đến danh hiệu World Cup gần nhất vào năm 2002. Ông nằm trong số các huyền thoại chưa từng vô địch Champions League/Cúp C1.
8. Michel Platini
Cầu thủ đầu tiên giành 3 Quả bóng vàng liên tiếp (1983, 1984, 1985). Platini được chọn là Cầu thủ Pháp xuất sắc nhất thế kỷ 20. Ông giành Cúp C1 với Juventus năm 1984 và EURO trong cùng năm.
Platini giữ kỷ lục ghi 9 bàn một kỳ EURO. Ảnh: Offside Sports Platini là tiền vệ ghi bàn vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông giữ kỷ lục 9 bàn thắng chỉ trong 5 trận EURO 1994.
9. Roberto Baggio
Ông được yêu mến đặc biệt ở Italia và trên thế giới, với những khía cạnh vượt ra ngoài bóng đá. Roberto Baggio giành Quả bóng vàng lẫn FIFA World Player of the Year trong cùng năm 1993.
Baggio truyền cảm hứng và thay đổi nhận thức của các tifosi về vẻ đẹp của bóng đá.
10. Alfredo di Stefano
Quả bóng vàng năm 1957 và 1959, 5 lần giành Cúp C1 với Real Madrid, cùng rất nhiều danh hiệu cá nhân và tập thể khác.
“Vua bóng đá” Pele mô tả: “Mọi người tranh cãi giữa Pele và Maradona. Di Stefano là người giỏi nhất, hoàn thiện hơn nhiều”.
Về phần mình, Sir Alex Ferguson đưa quan điểm: “Di Stefano là một trong những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất từ trước đến nay. Ông ấy hội tụ mọi giá trị tuyệt vời”.
Top 10 bàn thắng đẹp nhất lịch sử AFF Cup: Gọi tên Công Vinh
Khoảnh khắc Công Vinh đánh đầu tung lưới Thái Lan, đem về chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên cho bóng đá Việt Nam lọt top 10 bàn thắng đẹp nhất lịch sử giải đấu.">Top 10 cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại: Không CR7
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu. Nêu đậm về truyền thống hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị ông Lưu Kiến Siêu chuyển tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình những lời hỏi thăm, chúc mừng tốt đẹp nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ trân trọng sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước của Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như những tình cảm, sự quan tâm và đóng góp đặc biệt quan trọng của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung những năm qua.
Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao tình cảm, sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc.
Tổng Bí thư đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các ngành, các cấp hai bên trong việc thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng và Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc trong chuyến thăm, góp phần tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn mới.
Nêu về chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn, Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ Việt - Trung.
Tổng Bí thư ghi nhận và đề nghị hai Ban Đối ngoại Trung ương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả cơ chế gặp gỡ thường niên giữa hai Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan tham mưu của hai Đảng, nâng cao vai trò định hướng chiến lược của quan hệ giữa hai Đảng đối với tổng thể quan hệ hai nước...
Ông Lưu Kiến Siêu nhất trí cao và sẽ tiếp thu ý kiến định hướng quan trọng của Tổng Bí thư về tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Ông Lưu Kiến Siêu bày tỏ tin tưởng về tương lai phát triển tươi sáng của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới. Các ban ngành, cơ quan của Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện nhận thức chung, thỏa thuận cấp cao để đưa quan hệ hai Đảng, hai nước bước lên tầm cao mới.
Ông Lưu Kiến Siêu khẳng định, Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam quán triệt, thực hiện tốt nhận thức chung và thỏa thuận quan trọng giữa hai Tổng Bí thư. Hai bên cũng sẽ phát huy vai trò tham mưu chiến lược của cơ chế gặp gỡ thường niên, kịp thời đề xuất với Trung ương hai Đảng về phương hướng tăng cường hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới.
Sáng cùng ngày, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có cuộc hội đàm với Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu.
Hai bên đã tập trung rà soát, đánh giá về những bước tiến trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022), đồng thời trao đổi về phương hướng triển khai giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước thời gian tới.
Trung Quốc phối hợp với Việt Nam chuẩn bị tốt cho chuyến thăm cấp cao sắp tới
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao thời gian tới.">Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam