您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Gremio FBPA vs Flamengo, 03h30 ngày 14/4: Khách đang thăng hoa
NEWS2025-04-16 22:37:23【Kinh doanh】4人已围观
简介 Linh Lê - 13/04/2025 07:45 Brazil giải la ligagiải la liga、、
很赞哦!(728)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs CA Union, 5h00 ngày 15/4: Cơ hội cho chủ nhà
- Lý do ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng
- Sở thú Trung Quốc để báo xổng chuồng suốt một tuần
- Hoa hậu Phan Kim Oanh chấm thi cùng Diệp Lâm Anh
- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
- Xem bốn tháp làm mát ở nhà máy nhiệt điện Anh sập trong tích tắc
- Bé 3 tuổi tử vong sau bữa ăn chiều ở trường mầm non
- An Giang đánh giá năng lực đảm bảo an toàn thông tin năm 2023
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4: Chủ nhà mở hội
- Cậu bé 'tóc đóng băng' đổi đời nhờ bức ảnh dậy sóng
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
Vụ việc được cho là xảy ra ở vùng bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng hôm 29/3, và được ghi nhận lần đầu bởi trang tin CNN. Người bị cắn được xác nhận là một nhân viên làm việc cho Cơ quan Công viên Quốc gia Mỹ.
Major, một trong 2 chú chó cưng của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Nhà Trắng Đây là lần thứ hai Major, chú chó chăn cừu Đức 3 tuổi của Tổng thống Biden, "gây sự" với những người bên trong Nhà Trắng trong vòng chưa đầy 1 tháng. Hôm 8/3, Major đã cắn vào một nhân viên Sở Mật vụ Mỹ, khiến người này sau đó cũng cần sự trợ giúp từ đơn vị y tế của Nhà Trắng.
Sau vụ việc trên, Major cùng chú chó cưng thứ hai của ông Biden là Champ đã được chuyển về quê nhà của tổng thống Mỹ tại thành phố Wilmington, bang Delaware, và được một người bạn của gia đình ông Biden chăm sóc. Dù vậy, Nhà Trắng phủ nhận thông tin hai chú chó bị trục xuất vĩnh viễn, và cho biết chúng đã trở lại thủ đô Washington D.C chỉ sau đó 1 tuần.
Tổng thống Joe Biden, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Good Morning America, thừa nhận những chú chó của mình vẫn cần thêm thời gian để thích nghi với cuộc sống mới tại Nhà Trắng.
Việt Anh
Iran tố ông Biden ‘làm mất thời gian’
Một quan chức cấp cao của Iran cho biết, nước này sẽ ngừng làm giàu uranium chỉ khi Mỹ dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt.
">Chó cưng của ông Biden lại 'gây sự' ở Nhà Trắng
An Nhiên hỏi thẳng Nghĩa về khoản tiền sau khi bán công ty của vợ cũ nhưng hắn ta nhanh chóng đánh trống lảng. Nghĩa ám chỉ: "Yên tâm! Đâu sẽ vào đấy. Mọi thứ sẽ trở về đúng trật tự".
Ở diễn biến khác, Nghĩa cho con trai đi chơi ở trung tâm thương mại vô tình gặp con gái Hà bị ngã đau mà không có ai trông. Nghĩa dỗ dành Kitty mà không hề hay biết đó chính là con mình. Nghe lời đề nghị của Gôn, Nghĩa định đi tìm bố mẹ cho Kitty. Đúng lúc đó Kitty nhìn thấy Hà và gọi to. Cô ngỡ ngàng khi thấy Nghĩa đang bế con gái. Nghĩa cũng bất ngờ không kém khi chạm mặt vợ cũ.
Trong khi đó, An Nhiên về spa bất ngờ bị một đám người chặn lại. Hoá ra vợ của Việt (Trí Đức) đã biết chuyện chồng mình ngoại tình với An Nhiên. Vợ Việt (Linh Hương) nói muốn đích thân Giám đốc spa An Nhiên chăm sóc cho mình. Cô nói: "Chồng chị, bác sĩ nha khoa Bách Việt nói với chị em là người tận tình, chu đáo, khéo léo lại rất giỏi làm cho đối tác thoả mãn sung sướng. Chị cũng muốn trải nghiệm cảm giác đó một lần. Em phục vụ chị được không?".
An Nhiên sẽ nói gì? Vợ Việt sẽ 'xử' An Nhiên thế nào? Nghĩa và Hà đối mặt nhau ra sao? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 43 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối 17/6.
Hậu trường cảnh Lương Thu Trang bị Hồng Diễm quật ngã, túm tóc dằn mặtLương Thu Trang vừa chia sẻ clip hậu trường cảnh phim bị Hồng Diễm quật ngã, túm tóc dằn mặt khiến khán giả vô cùng hả hê trong "Trạm cứu hộ trái tim".">Trạm cứu hộ trái tim tập 43: Vợ Việt kéo người đến spa của An Nhiên đánh ghen
Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), VNPT, MobiFone, Tổng công ty Công nghệ - viễn thông toàn cầu (GTEL)… đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi, trong đó có chip bán dẫn. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số.
Công nghiệp bán dẫn được xem là ngành công nghiệp nền tảng và còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về Công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024. Đây cũng là ngành được Thủ tướng Chính phủ mong muốn phát triển đột phá trong thời gian tới.
Trong chuyến công tác tại Nhật Bản vào giữa tháng 12/2023, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản cùng Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đồng thời đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bởi theo người đứng đầu Chính phủ, Việt Nam muốn đi nhanh phải 'đi tắt đón đầu', đó phải là khoa học công nghệ, là ngành bán dẫn. Ông mong các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các xưởng thiết kế, sản xuất, đóng gói và xuất khẩu.
Lãnh đạo Chính phủ cũng cam kết, Việt Nam phải đào tạo nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Hiện nay, Việt Nam đã có 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin và Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ GD-ĐT đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn, đáp ứng yêu cầu đến năm 2030.
Ngày 16/1, trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos 2024 (Davos, Thụy Sỹ), chủ trì phiên toạ đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, về công nghiệp bán dẫn, Việt Nam xác định đây là một động lực phát triển mới và sẽ đầu tư để tham gia vào cả 3 công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn gồm thiết kế, chế tạo và đóng gói; hiện đang tiếp tục tập trung phát triển nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và sẽ có chính sách ưu đãi phù hợp.
Trong thời gian qua, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Những tên tuổi lớn nhất trong hệ sinh thái bán dẫn của thế giới đã và đang lựa chọn Việt Nam để đầu tư cho các hoạt động từ nghiên cứu phát triển (R&D) đến sản xuất, chế tạo như: Nvidia, Intel, Samsung, Apple, Foxconn, Amkor, Synopsys….
Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng những chính sách, chuẩn bị nguồn lực định hướng Việt Nam trở thành một trong những trung tâm công nghiệp bán dẫn hàng đầu của thế giới.
">Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhà mạng đi đầu nghiên cứu chip bán dẫn
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4
Hàn Quốc nằm trong các nước đi đầu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: OECD.ai) Theo Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, Hội đồng tư vấn cấp cao chiến lược AI - hội đồng chính phủ-dân sự được thành lập để định hình các chính sách AI – đã họp và phê duyệt kế hoạch đầu tư để tiến hành 69 dự án AI nhằm giúp mọi người cảm nhận được lợi ích của AI trên tất cả các lĩnh vực.
Cụ thể, khoảng 75,5 tỷ won dành cho 18 chương trình nhằm nâng cao cuộc sống hằng ngày, 288,1 tỷ won dành cho 24 dự án liên quan đến văn phòng và 115,7 tỷ won được phân bổ cho 14 sáng kiến hành chính công. Ngoài ra, 230,9 tỷ won dành cho các chương trình đạo đức và giáo dục AI.
Bộ cho biết các dự án bao gồm phát triển phần mềm hỗ trợ AI trong chẩn đoán và quản lý 9 bệnh hiếm gặp ở trẻ em, cũng như hỗ trợ chẩn đoán 12 tình trạng y tế nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ việc tạo ra các thiết bị y tế kỹ thuật số dựa trên AI để dự đoán sớm và quản lý những người mắc chứng tự kỷ.
Bộ còn có kế hoạch tận dụng AI trong các dịch vụ công, bao gồm tuyên truyền thông tin cho người khuyết tật, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các nhóm dân số yếu thế như người già neo đơn và hỗ trợ cho các hộ gia đình ở các điểm mù phúc lợi.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu triển khai AI trong các ngành công nghiệp khác nhau thông qua phát triển các dịch vụ AI chuyên biệt phù hợp với các lĩnh vực như luật, y học và tư vấn tâm lý. Trong khu vực công, AI sẽ tăng cường khả năng ứng phó thảm họa cho các tình huống như hỏa hoạn, lũ lụt và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
(Theo Yonhap)
">Hàn Quốc rót hơn nửa tỷ đô đưa AI vào cuộc sống
Trao đổi với VietNamNet sáng nay 11/3, ông Trần Minh Khôi – Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) cho biết, đơn vị vừa ra công văn yêu cầu các trường học trực thuộc trên địa bàn tiến hành tăng cường công tác kiểm soát, chấn chỉnh người lạ vào trường.
Trường Tiểu học Lăng Cô “Sau khi có sự việc người lạ vào trường, tiếp xúc và giật dây chuyền của của một số em học sinh tại Trường Tiểu học Lăng Cô, Phòng GD-ĐT huyện đã gửi công văn yêu cầu lãnh đạo các trường tăng cường công tác quản lí, ổn định tâm lí cho học sinh, phụ huynh; đồng thời, kiến nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ”, ông Khôi cho biết.
Trước đó, thầy Hoàng Ngọc Hiếu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lăng Cô cho biết, một số học sinh của nhà trường vừa bị một người phụ nữ giả phụ huynh đến trường cướp dây chuyền vàng của các học sinh tại đây.
Sau sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh và các em học sinh tỏ ra hoang mang, lo lắng.
Thầy Hiếu cho biết, vào khoảng 13h chiều thứ 5 (7/3), có một đối tượng là nữ giới, trạc tuổi trung niên mang áo khoác màu xanh, giả dạng phụ huynh học sinh vào khuôn viên trường.
“Tại đây, đối tượng lạ mặt tiếp xúc với các em học sinh, ân cần hỏi thăm, sờ vào cổ chỉnh sửa khăn quàng và cúc áo luôn tiện ra tay bấm các dây chuyền vàng và bạc của các em học sinh tiểu học”, thầy Hiếu thông tin.
Bằng thủ đoạn trên, chỉ chưa đầy 30 phút, đối tượng đã thực hiện cướp đi 6 dây chuyền, trong đó có 2 dây chuyền vàng, 4 dây chuyền bạc có tổng trị giá gần 5 triệu đồng của 2 em học sinh lớp 5; 1 em lớp 3 và 3 em học sinh lớp 2.
Cũng theo hiệu trưởng Trường Tiểu học Lăng Cô, biểu hiện ban đầu của 6 em học sinh bị mất các dây chuyền là bị mất nhận thức tạm thời và không hay biết mình bị cướp mất tài sản. Phải đến nhiều giờ sau đó, các em mới nhận thức được trở lại và phát hiện sự việc.
Hiện, vụ việc đã được nhà trường báo cáo đến chính quyền và công an địa phương thị trấn Lăng Cô cũng như ngành giáo dục huyện Phú Lộc. Đồng thời, mời phụ huynh cùng 6 em bị hại nói trên đến trấn an tinh thần và đi học lại bình thường.
Quang Thành
Hai nữ sinh “tung cước” đạp ngã tên cướp trên đường
Đang đi trên đường, 2 nữ sinh bị cướp giật chiếc ví trong đó có 7 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ quan trọng.
">Học sinh bị cướp dây chuyền ngay trong trường
Atsuo Shimizu, một giám đốc của Rapidus phụ trách việc ra mắt xưởng đúc mới cho biết. "Để tồn tại như một quốc gia, Nhật Bản cần phải là một người chơi toàn cầu với công nghệ. Và chúng tôi có thể chứng minh điều đó với chất bán dẫn".
Atsuo Shimizu, người phụ trách dự án nhà máy Rapidus (Ảnh: Bloomberg) Trong vòng chưa đầy ba năm, Nhật Bản đã dành khoảng 4.000 tỷ yên (26,7 tỷ USD) để hồi sinh sức mạnh bán dẫn của mình. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính 10.000 tỷ yên cho ngành công nghiệp với sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Một trong số các mục tiêu là tăng gấp ba lần doanh số bán chip sản xuất trong nước lên hơn 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
Hai nội dung chính trong chiến lược bán dẫn mới của Nhật Bản là lập lại tư cách vị trí đắc địa để sản xuất chip công nghệ cũ thông qua thu hút những tên tuổi lớn nhất trong ngành với các khoản trợ cấp hào phóng lên tới một nửa chi phí thiết lập; khôi phục vị trí đất nước như người đi đầu trong ngành bán dẫn nhờ dự án Rapidus tại Hokkaido.
Kazumi Nishikawa, Giám đốc chính sách an ninh kinh tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và là một trong những kiến trúc sư của chiến lược, giải thích lý do Nhật Bản đầu tư nhiều cho chip là vì viễn cảnh nếu nguồn cung từ Đài Loan dừng lại, hàng nghìn tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng và nhiều nền kinh tế sẽ sụp đổ.
Tokyo đã gặt hái một số thành công. Chẳng hạn, nhà máy 7 tỷ USD tại Kumamoto của xưởng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC sắp đi vào hoạt động, chưa kể một nhà máy khác đang xây dựng và nhà máy thứ ba đang trong quá trình thương thảo. TSMC nhanh chóng nhận ra các dự án chip do Tokyo tài trợ một phần có thể khởi động nhanh hơn rất nhiều so với ở Mỹ hoặc các quốc gia khác.
Bằng cách dựa trên chuyên môn của các nhà sản xuất hàng đầu, Nhật Bản hy vọng sẽ tái tạo các hệ sinh thái liên quan đến chip, cung cấp việc làm và tăng trưởng mới trong các nền kinh tế khu vực. Đồng thời, nó giúp củng cố uy tín của Nhật Bản với tư cách là đồng minh quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu.
Công trường xây dựng nhà máy Rapidus tại Chitose, Hokkaido tháng 12/2023 (Ảnh: Bloomberg) Tuy nhiên, theo Bloomberg, phần thứ hai trong chiến lược của Tokyo có vẻ ít chắc chắn hơn. Dự án Rapidus đã tạo ra cả sự phấn khích và nghi ngờ. Thành công của nó phụ thuộc vào việc đạt được một bước nhảy vọt công nghệ khổng lồ mà không rõ chi phí ra sao hay có người mua hay không. Đó là một mục tiêu mà ngay cả các nhà lãnh đạo ngành cũng đang phải vật lộn để đạt được.
Về mặt tích cực, Nhật Bản có thể dựa vào Mỹ như đồng minh của mình trong khoảng thời gian này. Như một phần của dự án Rapidus, IBM sẽ đào tạo khoảng 100 kỹ sư kỳ cựu của Nhật Bản tại Albany, New York, để giúp họ nâng cấp chuyên môn bán dẫn.
"Chúng tôi là đối tác, đồng minh, cộng sự trong việc đảm bảo rằng an ninh quốc gia, an ninh kinh tế của chúng tôi được liên kết", Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết.
Trước đây, Nhật Bản cho rằng ngành công nghiệp chip nội không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài và kết thúc trong thất bại.
Cùng với TSMC, Micron Technology, ASML Holding, Samsung Electronics cũng đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu tại Nhật Bản khi các doanh nghiệp đang tìm kiếm các thỏa thuận tốt nhất để bảo vệ sản lượng trong tương lai của họ trong một thế giới không chắc chắn.
Tốc độ hỗ trợ của Nhật Bản trái ngược với sự bế tắc chính sách của Mỹ. Đạo luật Khoa học và Chip năm 2022 đã dành 39 tỷ USD trợ cấp trực tiếp để tăng cường sản xuất trong nước, nhưng danh mục đầu tiên trị giá 1,5 tỷ USD chỉ mới được công bố trong tuần này. Những thách thức về lao động và chi phí cũng đã trì hoãn việc bắt đầu sản xuất tại cơ sở mới của TSMC ở Arizona. Tại Đức, bất ổn ngân sách đã làm dấy lên lo ngại về trợ cấp cho TSMC và Intel.
Luc Van den Hove, CEO trung tâm nghiên cứu vi điện tử Imec (Bỉ), nhận xét lần này Nhật Bản đã thực hiện cách tiếp cận táo bạo, ra quyết định nhanh chóng so với 15-20 năm trước.
Nhà máy TSMC tại Kumamoto tháng 5/2023 (Ảnh: Bloomberg) Các nhà máy TSMC có nhiều lý do để thành công. Công nghệ cho các sản phẩm của nhà máy đầu tiên, chip logic 12nm đến 28nm, đã ổn định. Kumamoto nằm trên đảo Kyushu phía nam Nhật Bản, nơi có hệ sinh thái khoảng 1.000 công ty công nghệ liên quan. Họ cũng có khách hàng, bao gồm cả những hãng xe Nhật.
Xưởng đúc thứ hai của TSMC, được công bố chính thức vào đầu tháng 2, sẽ sản xuất chip 6nm đến 7nm gần đó. Đến năm 2037, doanh thu thuế từ các xưởng đúc có thể bù đắp các khoản chi ban đầu của chính phủ, theo nhà lập pháp Yoshihiro Seki, Tổng thư ký liên minh trong đảng cầm quyền dành riêng cho chip.
Nhật Bản cũng là một địa điểm hấp dẫn vì những lý do khác. Lực lượng lao động nổi tiếng kỷ luật cao, dịch vụ đáng tin cậy, đồng yên Nhật sụt giảm nên giá cả phải chăng hơn. Đây còn là nhà cung cấp toàn cầu quan trọng của một số hóa chất và thiết bị được sử dụng trong sản xuất chip.
Dù vậy, thực tế là chuyên môn bán dẫn tại viện công nghiệp quốc gia Nhật Bản đã bị đình trệ ở quy trình 45nm, dẫn đến việc Rapidus sản xuất hàng loạt chip 2nm sử dụng công nghệ IBM có vẻ là mục tiêu xa vời. Ngay cả khi họ làm được vào năm 2027, TSMC và Samsung có thể đã nhảy vào thị trường trước rất lâu, cho họ lợi thế về chi phí.
Shigeru Fujii, người đứng đầu bộ phận sản xuất chip tại Fujitsu, vẫn chưa thấy bằng chứng cho thấy Rapidus có thể xâm nhập vào thị trường toàn cầu."Vấn đề là: Liệu có khách hàng nào không”,Fujii đặt câu hỏi.
Song, lần này sẽ khác, Shimizu - người từng làm việc dưới quyền Fujii tại Fujitsu khẳng định. Rapidus sẽ tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách rút ngắn thời gian giao hàng cho các con chip không chỉ thông qua quá trình sản xuất, mà còn bằng cách giúp khách hàng rút ngắn quá trình thiết kế tốn thời gian.
Công ty sẽ không thể cạnh tranh với TSMC và Samsung về các mặt hàng phổ biến, vì vậy sẽ nhắm đến một thị trường ngách cao cấp hơn, Shimizu chỉ ra. Ngoài ra, một sự thay đổi trong công nghệ cũng có thể giúp Rapidus. Các chip 2nm sẽ sử dụng cấu trúc bóng bán dẫn Gate-All-Around thay vì cấu trúc FinFET hiện tại.
"Chúng tôi có thể làm được",Shimizu nói. "Tôi không thấy bất kỳ lý do nào khiến chúng tôi không thể".
Cho đến nay, chính phủ đã hứa hẹn 330 tỷ yên và dành thêm 646 tỷ yên trong quỹ để hỗ trợ dự án Rapidus. Nó đủ trang trải một nửa khoản đầu tư 2 nghìn tỷ yên ban đầu, nhưng Rapidus vẫn chưa cho biết làm thế nào để huy động số tiền mặt còn lại hoặc thêm 3 nghìn tỷ yên để mở rộng hoạt động sau khi xưởng đúc ra mắt.
Trái ngược với sự hỗ trợ của chính phủ mà Rapidus được hưởng, phản ứng từ các công ty Nhật Bản rất thờ ơ. Các công ty lớn như Toyota Motor chỉ cam kết 7,3 tỷ yên cho liên doanh.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi IBM đào tạo kỹ sư cho công ty, Rapidus sẽ phải vất vả để tuyển khoảng 1.000 kỹ sư và công nhân cần thiết để khởi động xưởng đúc. Ngành chip của Nhật Bản đã mất khoảng 30% việc làm trong hai thập kỷ tính đến năm 2019 khi thị phần của nước này trên thị trường sản xuất chip toàn cầu giảm từ hơn 50% xuống dưới 10%. Điều đó dẫn đến sự thiếu hụt ít nhất 40.000 công nhân trong thập kỷ tới khi dân số giảm, theo METI.
"Có rất nhiều rủi ro và thách thức đối với Rapidus. Họ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển trước khi trở thành một doanh nghiệp",Nishikawa của METI cho biết.
Tuy nhiên, các khoản trợ cấp khổng lồ của Nhật Bản cho thấy một quyết tâm mới tại METI để tận dụng cơ hội giành lại sức mạnh chip của quốc gia. Họ cũng phản ánh quan điểm rằng trong một thế giới ngày càng thù địch, tốt hơn là ném tiền vào công nghệ chip hơn là không có kế hoạch dự phòng nào cả, Bloomberg nhận định.
(Theo Bloomberg)
">Ván cược 67 tỷ USD hồi sinh ngành bán dẫn của Nhật Bản